Ruộng bậc thang 2.000 năm và điệu hát ru Hudhud
Trên những núi cao khoảng 1.000m, những khu ruộng bậc thang ở Banaue xanh rì màu mạ non mới cấy. Từ điểm cho phép ngắm nhìn, hình ảnh những người cấy lúa chỉ còn là những chú kiến nhỏ màu đen. Nếu làm một phép so sánh, ruộng bậc thang Banaue hơn hẳn ruộng bậc thang Bắc Hà bởi sự đồ sộ và hoành tráng.
Tôi bắt chuyến xe chất lượng cao cạnh trường đại học Santo Tomas khởi hành lúc 22 giờ để đi thành phố Ifugao, nơi có ruộng bậc thang Banaue được công nhận là di sản văn hoá thế giới. Nhìn các bạn Tây trên xe trang bị chuyến đi mà tôi phải chạnh lòng: đèn soi để đọc sách ban đêm, dạng mền ngủ che luôn cả phần chân để không bị lạnh, nước uống hoặc bánh kẹo để ăn giặm…
Ruộng bậc thang Banaue: kỳ quan thứ 8
Đến thị trấn Ifugao thuộc đảo Luzon lúc 6 giờ sáng. Tôi và các bạn Tây thuê chung xe Jeepny đi vào trung tâm thị trấn nằm cách bến xe khoảng 4km và mỗi người mất 1 USD.
Ruộng bậc thang Banaue xuất hiện tại Philippines cách đây 2.000 năm. Nằm trên địa hình đồi núi nên người Batad cần phải cải tạo mặt bằng để trồng lúa sinh sống. Họ đục đẽo và cải tạo sườn núi bằng các công cụ thô sơ hoặc bằng tay để tạo ruộng bậc thang Banaue như ngày nay. Ruộng bậc thang Banaue được xẻ từ những quả núi và rộng khoảng 10,360km2.
Ruộng bậc thang ở Banaue, Philippines vừa mới cấy
Nguồn nước len lỏi từ ruộng trên cao xuống ruộng thấp hơn được dẫn từ một con suối trong rừng nằm ở phía trên các ruộng cao. Tôi đến đây khi người ta mới cấy lúa xong nên phủ trên các ruộng bậc thang chỉ là một màu xanh bất tận. Tôi thầm nghĩ không biết Banaue đẹp như thế nào đây khi những cây lúa trên ruộng kia chuyển sang một màu vàng ươm vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch. Đối với người Philippines, Banaue được xem như là kỳ quan thứ 8 của thế giới.
Ruộng bậc thang Banaue được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1995. Nếu làm phép so sánh, ruộng bậc thang ở Bắc Hà đẹp hơn ở độ trải dài đồng đều trên một vùng diện tích lớn, nhưng thua xa Banaue ở độ hoành tráng.
Xuống ruộng bậc thang Batad bằng gậy
Ruộng bậc thang Batad cũng nằm trong cụm Banaue do UNESCO công nhận di sản thế giới và cách Banaue chỉ khoảng 15km. Đường đi vào thật khó với nhiều ổ gà xuất hiện, đường lại dốc và bụi mù trời. Cảm giác rất vui khi chủ nhân trên các xe chiếc Jeepny nhường đường cho nhau ở các khúc quanh, họ hồ hởi chào nhau và cùng nhau động viên vượt khó. Ngồi trên đoạn đường này tôi đang thả hồn mình vào cảm giác ngày xưa: chuyến công tác của tôi đi từ Điện Biên Phủ qua Sa Pa bằng những cung đường rừng giống thế này. Mất 1 giờ 15 phút tôi mới đến được lối đi vào ruộng bậc thang Batad.
Chủ chiếc “honda ôm” trao cho tôi một chiếc gậy. Thì ra ruộng bậc thang Batad nằm trong một thung lũng, muốn đi đến đó phải xuống dốc ven theo một quả núi và gậy giúp tôi đi dễ hơn. Trên đường đi, tôi lại có các em học sinh đang trên đường quay về nhà làm bạn đồng hành. Trong thời gian nghỉ ven đường, tôi hỏi các em có thích tổng thống Arroyo không. Các em trả lời “không” với một ngữ điệu rất dứt khoát. Tôi hỏi tại sao, các em trả lời: “Vợ chồng bà ấy tham nhũng quá!”
Nằm giữa màu xanh bát ngát của ruộng bậc thang là những bản làng của người Batad. Một vài khói bếp nhà ai đã lên khiến cảnh vật nơi đây thêm tịch mịch u liêu. So với ruộng bậc thang Banaue thì Batad không thể so sánh được về độ hoành tráng và đẹp ngang ngửa với các ruộng bậc thang Bắc Hà.
Video đang HOT
Điệu ru Hudhud bây giờ cũng được trình diễn bởi các cụ ông
Điệu hát ru Hudhud
Ở Ifugao, điệu hát ru Hudhud là di sản phi vật thể đầu tiên của Đông Nam Á được UNESCO công nhận vào năm 1995. Điệu hát có từ thế kỷ 17 và chỉ xuất hiện ở các tỉnh miền bắc Philippines. Hàng năm, vào ngày 1.5 tại Kiangan, chính quyền tổ chức thi hát để chọn ra người hát hay nhất năm đó. Điệu hát Hudhud này được nhà nhân loại học Francis Lambrecht mang đi trình diễn quốc tế sau khi nghiên cứu về nó. Hudhud như là một bản hợp ca được trình diễn bởi những phụ nữ trẻ Batad trong các dịp: mùa thu hoạch, đám ma hay đám cưới. Điệu Hudhud có thể được trình bày kéo dài hai đến ba ngày trong các lễ đặc biệt nói trên.
Tôi đến Ifugao không đúng mùa lễ hội Hudhud và cứ nghĩ mình chẳng bao giờ có thể nghe được điệu hát này. Trên đường quay lại thị trấn, tôi thấy đôi vợ chồng Tây đang lắng nghe những người lớn tuổi ngồi ở đầu lối vào thực hiện một bài đồng ca với những tiếng kêu Hudhud phát ra từ miệng họ và tôi biết đây chính là điệu Hudhud. Tôi thật sự không hiểu họ muốn nói về điều gì trong điệu hát đó, nhưng tôi cảm nhận được bài đồng ca đó rất đồng đều, lúc trầm lúc bổng.
Hỏi ra mới biết, thời xưa các cụ là một trong những người hát Hudhud nổi tiếng. Tuổi tác đã cao, nên các cụ quyết định ra đây mỗi ngày để được hát cho du khách nghe và dường như đi tìm lại mình trong quá khứ. Hiện nay ở Ifugao có nhiều bản sao của điệu Hudhud nên ít nhiều làm mất đi giá trị vốn có của điệu hát này.
Theo 24h
Rong chơi miền Tây Bắc những ngày mùa
Chuyến đi của tôi bắt đầu từ Sài Gòn - Hà Nội - Hà Giang - Quản Bạ - Đồng Văn - Mèo Vạc - Hà Giang - Hoàng Su Phì - Cốc Pài - Simacai - Lào Cai - Y Tý - Sapa - Mù Cang Chải - Tú Lệ - Hà Nội - Sài Gòn.
Vé máy bay đặt từ tháng 5, lúc đó cũng nhắm nhắm khoảng giữa tháng 9 tới mùa lúa chín. Tây Bắc tôi đã đi vài lần và cũng có lần độc hành một mình một ngựa.
Xe máy tôi chuyển từ Sài Gòn ra Hà Nội theo đường xe lửa, sau đó bay ra sau. Vì là xe của mình thì quen xe hơn và trước khi đi đã kiểm tra bảo dưỡng nên an tâm hơn xe thuê khi quãng đường đi khá dài. Có lần tôi thuê xe ở HN ở 1 dịch vụ khá tốt nhưng vẫn bị trục trặc xe 2 lần trong hành trình.
Một vài hình ảnh trong chuyến đi:
Tấm đầu tiên ở Quản Bạ với Núi Đôi
Cận cảnh 1 chút
Tôi có đọc bài "Thương nhớ Đồng Văn" của 1 bạn TÍM, con đường từ Yên Minh đến Đồng Văn qua những núi đá thật đẹp nhưng để chụp ảnh thì thật khó, mùa này chưa có hoa tam giác mạch nên cảnh vật không đẹp như mình nghĩ.
Một cô bé đang leo lên con dốc để về nh
Ghé chợ Đồng Văn cũ xem những vết tích một thời của chợ rất nổi tiếng này, giờ chợ đã dời qua chỗ mới, không còn như xưa
Ăn trưa ở 1 quán trong hẻm khá ngon, hình như là Lương Can, ở đầu đường có quán Tiến Nhị chạy thẳng vào trong rồi rẽ trái là tới quán.
Tiếp tục đi chứ không lưu lại Đồng Văn, một quãng ngắn là tới con đường đèo Mã Pì Lèng, đèo cuối cùng trong Tứ Đại đèo tôi đi. Theo tôi đây là con đèo tuyệt vời nhất, đã hơn nhiều so với Ô Quy Hồ, Khau Phạ, Pha Đin.
Những người Phụ nữ vác gạch đá lên núi để xây dựng nh
Người phụ nữ này vác 2 cục gạch, cô bé nhỏ hơn mỗi lần vác có 1 cục
Bảng công trình đường đèo Mã Pì Lèng, nơi có dòng sông Nho Quế màu xanh ngọc phân chia giữa nước ta và láng giềng
Dòng sông Nho Quế
Một đoạn đường đèo
Trên đường vào bản Phùng
Đường lên bản Phùng đoạn đường đất hơi xấu nhưng cũng ráng leo lên, view đẹp tuyệt, nhưng mà lúa hơi xanh và chiều đã hết nắng.
Bản Phùng - Hoàng Su Phì
Một cô gái đang sàng lúa
Từ bản Phùng ra đường lộ khoảng hơn chục cây, tuột xuống tới đường cái trời đã tối mịt, Cốc Pài còn phòng nghỉ. Sáng sớm hôm sau lội ngược vào lại bản Phùng định chụp ruộng trong sương sớm nhưng đến nơi thì trời mưa, đường trơn trượt và trời thì mù mịt.
Tấm ảnh được chụp trước khi về lại Cốc Pài
Theo 24h
Mù Cang Chải: Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Tuần lễ văn hóa du lịch diễn ra từ ngày 27/9 đến 29/9 nhằm tôn vinh Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang và các giá trị văn hóa dân tộc H'Mông; nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với du lịch. Trên tầng ruộng bậc thang, lúa reo vui trong ánh nắng vàng óng...