Ruồi cuống mắt: Loài vật sở hữu đôi mắt lồi bất thường nhất trong tự nhiên
Ruồi cuống mắt (Stalk-eyed flies) thuộc họ côn trùng thuộc họ Diopsidae, chúng khác với những loài côn trùng biết bay khác ở đặc điểm mắt có cuống dài. Chiếc cuống này nhô ra từ hai bên cạnh đầu còn mắt lại nằm ở đỉnh mút cuối của cuống.
Nếu bạn nhìn thấy một con côn trùng sở hữu đôi mắt có khoảng cách lớn giống như những sinh vật ngoài hành tinh trong các bộ phim viễn tưởng thì cũng đừng lo lắng, chúng là một “tác phẩm” kỳ lạ của tự nhiên.
Vẻ ngoài kỳ lạ và thói quen sinh tồn độc đáo của nó khiến cho sinh vật này đủ sự “mặm mòi” để được liệt kê vào danh sách những loài động vật kỳ lạ nhất trên thế giới.
Loài sinh vật nhỏ bé nhưng kỳ lạ này chủ yếu được tìm thấy trong các cánh rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á, châu Phi và một số ít ở châu Âu và Bắc Mỹ. Tên của chúng được đặt dựa vào việc có các phần dài nhô ra từ hai bên đầu với mắt và râu ở phía cuối. Các con ruồi đực thường có cuống mắt dài hơn nhiều so với ruồi cái và các nhà sinh vật học cũng đã xác định được rằng, ruồi cái thích các “chàng” có cuống mắt dài.
Ruồi cuống mắt (Stalk-eyed flies) thuộc họ côn trùng thuộc họ Diopsidae, chúng khác với những loài côn trùng biết bay khác ở đặc điểm mắt có cuống dài. Chiếc cuống này nhô ra từ hai bên cạnh đầu còn mắt lại nằm ở đỉnh mút cuối của cuống.
Điều đặc biệt là khoảng cách cuống mắt của những con cái thường có xu hướng dài hơn ở những con đực khi trưởng thành và vòng đời của chúng rất ngắn, tính thời gian từ khi chúng là những quả trứng rồi ấu trùng và trưởng thành chỉ gói gọn trong vòng tám tuần.
Trong mùa giao phối, các con đực thường đứng mặt đối mặt và đọ chiều dài cuống mắt của chúng. Con nào có “sải mắt” xa nhất sẽ được công nhận là kẻ thắng cuộc. Các con ruồi đực cũng có khả năng phi thường về phóng to cuống mắt của chúng bằng cách nuốt không khí qua miệng và thổi nó qua ống dẫn vào đầu các cuống mắt. Chúng chủ yếu làm điều này trong mùa giao phối.
Mặc dù một số loại côn trùng cũng sở hữu một cái đầu có hình dạng tương tự, nhưng râu ăng-ten phát sóng của chúng mọc ở trung tâm của đầu, nhưng ruồi cuống mắt lại hoàn toàn khác, bộ phận đó của chúng nằm ở cuống và đó cũng là một đặc điểm quan trọng để phân biệt loài này với các loài côn trùng khác.
Video đang HOT
Cho tới nay, các nhà khoa học đã phát hiện và biết tới hơn 100 loài ruồi thuộc họ Diopsidae – hầu hết trong số chúng đều sở hữu những đôi mắt hết sức độc đáo và khác hoàn toàn so với phần con lại của thế giới côn trùng.
Chúng thường phân bố ở các vùng nhiệt đới tại Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và một số ít ở Bắc Mỹ, trong đó các loài nổi tiếng nhất của họ Diopsidae sống ở Đông Nam Á và Nam Phi.
Ngoài ra, sự xuất hiện kỳ lạ của sinh vật này cũng giúp các nhà khoa học dễ dàng phân biệt hóa thạch một số loài côn trùng cổ đại, điển hình là Prosphyracephala – một chi ruồi thuộc họ Diopsidae. Chi này được cho là đã tuyệt chủng và được biết đến từ các mẫu vật ở hổ phách Baltic.
Những con ruồi cuống mắt trưởng thành thường được tìm thấy trong môi trường ẩm thấp gần những con lạch hoặc sông bởi đây là môi trường lý tưởng để những loài nấm và vi khuẩn từ thảm thực vật “hôi thối” phát triển – nguồn thức ăn chính của chúng, ngoài ra chúng cũng ăn một số loài thực vật khác ở môi trường bên ngoài.
Ở Châu Phi cũng tìm thấy một loài ruồi cuống mắt vào năm 1817, chúng có tên Diopsis macrophthalma, chúng là một loài gây hại tàn phá mùa màng, chuyên ăn cây lúa nước cũng như cao lương.
Việc sở hữu một đôi mắt kỳ lạ với phần cuống được kéo dài cũng là một lợi thế giúp cho loài ruồi kỳ lạ này có một tầm nhìn cực rộng, ngoài ra chúng cũng sở hữu mắt kép được tạo nên từ 2.500 đôi mắt nhỏ (cảm ứng thị giác) điều này rất có lợi cho việc tìm kiếm thức ăn cũng như phát hiện ra kẻ thù ở môi trường xung quanh.
Hơn nữa đôi mắt kỳ lạ của loài ruồi này còn có thêm một chức năng đặc biệt trong mùa giao phối, các con đực thường đứng mặt đối mặt và đọ chiều dài cuống mắt của chúng. Con nào có “sải mắt” xa nhất sẽ được công nhận là kẻ thắng cuộc.
Các con ruồi đực cũng có khả năng phi thường về phóng to cuống mắt của chúng bằng cách nuốt không khí qua miệng và thổi nó qua ống dẫn vào đầu các cuống mắt. Chúng chủ yếu làm điều này trong mùa giao phối.
Trên thực tế, hành vi đạt được quyền giao phối bằng cách so sánh chiều dài và kích thước của một bộ phận nhất định của cơ thể không chỉ xảy ra đối với mỗi loài ruồi cuống mắt. Nhiều loài động vật khác trong tự nhiên cũng sử dụng phương pháp này như một tiêu chí để lựa chọn bạn đời.
Hiện tượng này được gọi là lựa chọn giới tính trong quá trình tiến hóa và đề cập đến sự cạnh tranh giữa các cá nhân cùng giới (thường là con đực) để có cơ hội giao phối sẽ thúc đẩy sự tiến hóa của các đặc điểm của cá nhân.
Loài ruồi cuống mắt được coi là một ví dụ điển hình của động vật thể hiện các đặc điểm lựa chọn giới tính. Hành vi chọn lọc của con đực có cuống mắt dài hơn sẽ mang lại những thay đổi về gen, do đó các gen ảnh hưởng đến đặc điểm của cuống mắt và các gen mà con cái thích đặc điểm này sẽ được truyền sang thế hệ con cái của chúng.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập một số cá thể ruồi cuống mắt, đo khoảng cách mắt, chiều dài cơ thể, tuổi tác và khả năng sinh sản của tất cả các cá thể đó và quan sát các đặc điểm hành vi của chúng trong môi trường thí nghiệm.
Sau 13 thế hệ chọn lọc nhân tạo, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng con cái có bố mẹ có cuống mắt dài sẽ có xu hướng giao phối với con đực có thân dài, trong khi con cái có bố là mắt ngắn sẽ bị thu hút bởi con đực có thân ngắn và con đực có khoảng cách mắt rộng hơn sẽ không được chọn.
Điều này cũng xác nhận rằng việc lựa chọn đối tác giao phôi của những con ruồi cuống mắt cái đều bị ảnh hưởng bởi di truyền.
Theo trí thức trẻ
Giải mã bí ẩn tiếng hú của "sát thủ rừng xanh" giữa đêm khuya có thực sự đáng sợ?
Tiếng hú của chó sói giữa đêm khuya có thể là lời cảnh báo nguy hiểm, hoặc để ra hiệu nơi có thức ăn, tìm kiếm bạn tình hay ra dấu nơi một cá thể nào đó bị lạc đàn.
Sói là một loài động vật đi ăn đêm.
Tiếng hú của chó sói giữa đêm khuya có thể là lời cảnh báo nguy hiểm, để ra hiệu nơi có thức ăn, tìm kiếm bạn tình hay ra dấu nơi một cá thể nào đó bị lạc đàn.
Sói là loài hoạt động theo bầy đàn, chúng có khứu giác rất nhạy và khả năng tổ chức săn mồi rất linh hoạt, cộng thêm bản tính hung ác và gian xảo, nên con mồi khi phải đối diện với chúng sẽ có cơ hội sống sót cực kỳ thấp.
Điều đặc biệt hơn cả là chúng tồn tại ở phạm vi rộng hơn và đông hơn những loài ăn thịt khác như hổ, báo, sư tử ... rất nhiều, do vậy khả năng chúng ta gặp phải chúng cũng cao hơn.
Chính vì những lý do vậy, nên mặc dù không có được sức mạnh vô song, nhưng loài sói chính là những sát thủ thực sự của rừng xanh, những kẻ ăn thịt tồn tại suốt hàng ngàn năm và chẳng bao giờ lo lắng về vấn đề tuyệt chủng.
Các loài động vật trên thế giới đều có thói quen sinh sống của mình. Chó sói là loài mãnh thú tương đối lớn, thức ăn chính là thịt, chúng chuyên săn bắt thỏ, gà rừng, các loài hươu nai, chuột, gia cầm, gia súc..., đôi khi cũng ăn một số thức ăn có tính thực vật, thậm chí còn tàn sát cả đồng loại. Sói đi thành bầy đôi khi còn có thể gây tổn thương cho người.
Trong thần thoại Hy Lạp, Roman và Nauy, giữa sói và Mặt trăng luôn có một sự liên quan mật thiết. Thổ dân châu Mỹ thì coi sói là kẻ canh gác Mặt trăng, còn tiếng hú là phương thức để gọi trăng lên vào ban đêm. Những điều đó dần dà đã trở thành một trong những nét đặc trưng của nhiều nền văn hóa, thậm chí còn là một kiến thức phổ thông mà ai cũng biết mặc dù không có bất kỳ chứng minh khoa học nào cả.
Tuy nhiên, đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sói vẫn hú như thường dù đó là đêm trăng non hay trăng tròn, thậm chí là không có trăng cũng hú.
Thời kỳ sinh sản, sói thường phát ra tiếng hú để tìm đôi.
Sói là một loài động vật đi ăn đêm. Khi trời vừa sẩm tối, bầy sói đói thường đi thành đàn để kiếm mồi, vừa đi vừa phát ra tiếng hú với âm thanh trầm thấp. Tiếng sói hú trong đêm làm người ta cảm thấy sởn tóc gáy, thực ra điều đó không phải là để dọa con người, mà là có hàm ý khác
Tiếng kêu của động vật là tín hiệu thông tin để liên hệ giữa bầy đàn động vật. Trong các tình huống khác nhau, động vật thường sẽ phát ra tiếng kêu khác nhau. Tiếng kêu đôi khi có quan hệ rất lớn tới thói quen sinh sản. Ví dụ như loài hươu trong thời kỳ sinh sản, hươu đực thường phát ra tiếng kêu đặc biệt để tìm đôi.
Một điều thú vị hơn nữa là do mọi tiếng kêu của động vật luôn có nhiều sắc thái, nên tiếng hú thường được mô tả bằng các thước đo như âm lượng, tần suất, cường độ và thời gian. Những tiếng hú cường độ thấp nhưng thường xuyên thường là của con đực đầu đàn, trong khi đó tiếng hú có cường độ cao mà nghe như tiếng rên rỉ thì đó hẳn là thể hiện sự khuất phục.
Tiếng hú loại này cũng được dùng để thiết lập tôn ti trật tự trong việc giao phối, đối với những con sói đứng trong vị thế nhóm đầu đàn (được gọi là alpha male) thì việc hú lên một cách dữ dội có thể nghĩa là nó đang ra hiệu điều gì đó hoặc đang tìm kiếm bạn đời tiềm năng.
Là một công cụ giao tiếp hữu ích như thế tuy nhiên đôi khi tiếng hú lại gây ra những "tác dụng ngược" cho loài sói. Ví dụ như đối với một con sói bị lạc đàn chẳng hạn, chúng hú lên để ra dấu cho đàn nơi chúng bị lạc nhưng cũng vô tình thông báo cho các động vật khác luôn.
Và giả dụ như một con sư tử nào đó mà nghe được trong khi không có bầy đàn trợ giúp, thì đó có lẽ là một ngày buồn cho chú sói đơn độc ấy .
Và dám chắc rằng rất nhiều loài chó hay nhiều cá thể vẫn giữ tập tính này của tổ tiên, dù là đã được thuần hóa, được huấn luyện hay thậm chí được đặt cho một cái tên cực kỳ đáng yêu thì chúng vẫn có thể tạo ra tiếng kêu ghê rợn như thế.
Bên cạnh đó, vào thời kỳ sinh sản, sói cũng thường phát ra tiếng hú để tìm đôi. Vào thời kỳ nuôi con, ngoài sói mẹ cất tiếng hú ra, sói con khi đói cũng sẽ cất tiếng hú the thé đòi ăn.
Theo Người đưa tin
'Kinh hãi' trước loài chim sát thủ, có thể moi bụng giết người Đó chính là chim đà điểu đầu mèo Australia, được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới năm 2007. Chim đà điểu đầu mèo Australia nặng gần 130kg và cao hơn 2m. Bàn chân của nó có 3 ngón với móng vuốt cực nhọn. Móng của ngón chân giữa có thể dài tới 12,5cm. Những móng...