Rừng thiêng ý cảnh
Trong nền văn học cổ điển thế giới luôn đề cập đến một thứ rất hay mà dường như ở thời điểm hiện tại đang bị mai một.
Đó là ý cảnh. Ý là “tứ” của tác giả mong muốn thể hiện trong từng lời và chữ. Cảnh là “ không gian – cảnh sắc” tồn tại hiện hữu xung quanh. Nó đến từ mọi thứ trong cuộc sống này, từng chiếc lá, đóa hoa, con nước hay bóng ai đó trên con đò ngược xuôi.
Du khách quốc tế hào hứng với sản vật Trà Sư
40 năm một cảnh rừng
Trà Sư – được nhiều người gọi là nàng thơ rừng thiêng của vùng đất Thất Sơn huyền bí.
Cư dân Trà Sư “hello” du khách
Lọt thỏm giữa biển lúa mênh mông, xa xa là những thế đứng của nhiều ngọn núi cao – thấp chập chùng. Trà Sư như một thế giới xanh ngút ngàn, độc lập rộng 845 ha, phủ kín bởi hàng triệu triệu thế dáng tràm xanh trĩu mình.
Nội khu là xứ sở của hàng trăm loài chim, cò và côn trùng tụ hội. Có những loài thuộc về bản địa, cũng có loài từ phương xa di cư đến như “đất lành chim đậu”. Chúng kết bè – làm bạn với nhau hình thành nên hệ sinh thái ồn ào và phồn thịnh. Sự náo nhiệt đông vui như minh chứng thuyết phục về sự đầu tư bài bản khoa học của ngành chủ quản, đặc biệt là doanh nghiệp – Cty Cổ phần Du lịch An Giang luôn nâng niu và chăm sóc hệ sinh thái Trà Sư. Chỉ vài năm, Trà Sư đã bừng dậy san bằng kỷ lục các nơi bảo tồn khác, nghiễm nhiên là điểm đến tất yếu của du khách khi về An Giang.
Sắc Trà Sư chào năm mới
Đơn giản là đỉnh cao
“Phản phác quy chân – tùy tâm sở dục”, để lục tìm trong những cái đời thực mà biến tấu thành một tác phẩm xuất chúng thì đó quả là rất khó. Phải trải qua năm tháng của sự miệt mài, tìm tòi, không ngừng khai phá, nhiều khi cũng chưa chắc đã hữu duyên cảm ngộ được. Vì thế, mới nói, không phải tự nhiên văn học Trung Hoa được đánh giá sâu sắc đến tận cùng, là nền tảng cho nghệ thuật câu từ của nhân loại. Mà muốn tìm được cảnh đẹp để ta dụng ý tứ thì phải đưa tâm trí ở nơi an nhiên, như cổ nhân thường tìm đến nơi thanh lặng vạn chất chân tình.
Trà Sư là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ thuật vị nhân sinh
Đối với những tay săn ảnh hay nhà nghiên cứu nghệ thuật, chí ít là tại khu vực miền Tây thì dường như có một nơi được coi là bất hủ cho nguồn cảm hứng. Nơi ấy mang vẻ đẹp của cô thiếu nữ đang độ tuổi trăng tròn, đơn sơ giản dị. Rất nhiều những bức ảnh đẹp xuất thần chẳng khác gì thiên cảnh. Không thiếu những tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh đạt giải cao trong các cuộc thi về cảnh đẹp quê hương mà Trà Sư luôn chiếm giữ TOP đầu khiến cho độc giả cứ ngỡ rằng một thiên đường kỳ lạ.
Cảm hứng vĩnh cửu
Đấy là phải vấn vương trong lòng của những vị khách nước ngoài hay những bạn trẻ, có bao giờ họ cảm thấy một nơi tuyệt vời hơn trước đây, cho họ một cảm giác đặc biệt như thế ? Ngồi trên chiếc xuồng xuôi theo dòng nước chill chill uốn lượn vòng quanh xuyên cánh rừng. Hay tương tự bước qua cầu Kiều dài quanh co, cả hai đều cho ta tất cả cảm xúc khó cưỡng. Chỉ có ánh sáng và sức sống ngập tràn. Là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất để ta thêm vào lòng những khái niệm tận hưởng.
Chỉ cần đi và bước đến Trà Sư một lần thôi cũng đủ cho bản thân được trải nghiệm đích thực, để nguồn năng lượng tích cực của thiên nhiên tẩy rửa, loại bỏ đi áp lực vô hình, sẵn sàng chinh phục những mục tiêu trước mắt.
Rosie mượn văn học đưa vào âm nhạc để tôn vinh phụ nữ Việt
Học trò ca sĩ Thanh Hà tại Giọng hát Việt 2019, Rosie lột xác ngày tái xuất, biến tác phẩm văn học thành âm nhạc.
Học trò ca sĩ Thanh Hà- Rosie trưởng thành hơn rất nhiều sau thời gian dài im ắng
Sau thời gian ấp ủ, Rosie- học trò của ca sĩ Thanh Hà tại "The voice - Giọng hát Việt 2019" - chính thức tái xuất với "Mời buồn sang chơi". Ca khúc thuộc thể loại Pop - R&B, pha trộn với chất liệu điện tử, của nhạc sĩ Châu Đăng Khoa, thu hút khán giả ngay từ những nốt nhạc đầu tiên.
Sự hài hòa giữa dòng nhạc hiện đại và chất giọng đặc trưng của Rosie đã mang đến cho người nghe một không gian âm nhạc đặc sắc, ấn tượng.
Hình ảnh trong "Mời buồn sang chơi" mang đậm dấu ấn dân gian. Câu chuyện đề cập đến thân phận của người phụ nữ Việt Nam thời xưa.
Xuyên suốt MV, màu sắc u tối trở thành tông màu chủ đạo, thể hiện sự buồn tủi mà những người phụ nữ Việt Nam thời xưa đã gặp phải. Một xã hội đặt lên vai người phụ nữ phải sống theo chuẩn mực "tam tòng tứ đức".
Để phác họa rõ nhất sự bất công, tủi hờn của phái đẹp lúc bấy giờ, Rosie đã khéo léo lồng ghép hai nhân vật văn học gồm: Thị (Vợ Nhặt) và Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương).
Âm nhạc hay lại sử dụng hình tượng văn học vào tác phẩm, Rosie lập tức thu hút người nghe
Trong đó, qua hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm "Vợ Nhặt", sản phẩm muốn khắc họa sự lệ thuộc của người phụ nữ trong xã hội cũ, được "nhặt" về chứ không hề có sự chủ động, nhưng trong mỗi hoàn cảnh cô đều luôn cố gắng vun đắp và làm thật tốt nghĩa vụ người vợ của mình từ công việc sắp xếp, dọn dẹp, nấu ăn đến giặt giũ...
Đặc biệt hơn ở hình ảnh bàn ăn có 14 người nhà chồng nhưng chỉ có một người phục vụ là người vợ của gia đình, gợi nhắc về những thực trạng đáng buồn vẫn còn tiếp diễn kể cả ở xã hội hiện đại. Hình ảnh bàn ăn không chỉ ám chỉ về gia đình của người chồng, mà còn có thể hiểu như 14 tính cách khác nhau.
Đồng thời, việc khai thác chi tiết cái bóng trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" cũng mang ý nghĩa sâu sắc. Trong tác phẩm gốc, chi tiết cái bóng thực ra chính là bản thân "Vũ Nương", thì trong "Mời buồn sang chơi" cũng tương tự. Qua các hình ảnh đút cho cái bóng ăn, tô son cho cái bóng, Rosie đã dần học cách chăm sóc và yêu thương bản thân nhiều hơn.
Cách xây dựng MV của Đinh Hà Uyên Thư và Dennis Đặng luôn "đắt giá"
Khi người chồng phát hiện và nghĩ cô đang "ngoại tình", nếu ở tác phẩm gốc, Vũ Nương phải tìm đến cái kết không hay để chứng minh cho sự trong sạch của mình, thì "Mời buồn sang chơi" gợi về một cái kết có hậu hơn: người chồng nhìn ra rằng, cuộc sống hôn nhân sẽ không thể nào trọn vẹn nếu chỉ có một bên cố gắng săn sóc những điểm khác biệt của đối phương.
Chính vì vậy sau khi chấp nhận, lại là hình ảnh bàn ăn, nhưng lần này không chỉ có 14 tính cách của người chồng, mà còn có Rosie và một nhân cách khác của mình, cái bóng.
Một câu chuyện MV hay thời điểm hiện nay
Bằng việc khai thác các hình tượng khác nhau của người phụ nữ qua các tác phẩm văn học, MV "Mời buồn sang chơi" muốn nhấn mạnh vào self-love (yêu bản thân) như một cách để nhắc nhở những người phụ nữ, muốn săn sóc thật tốt cho những người xung quanh, trước tiên, chúng ta phải hiểu và yêu thương chính mình.
Cái kết MV còn giúp người xem liên tưởng về một gợi ý trong hôn nhân: Nếu muốn hôn nhân hạnh phúc, một cặp đôi luôn phải có sự cân bằng và tôn trọng những phần tính cách khác nhau ở đối phương.
Nobel Hòa bình 2023 thuộc về nhà hoạt động người Iran Ủy ban Nobel Hòa bình trao giải thưởng năm 2023 cho nhà hoạt động Iran Narges Mohammadi vì "thúc đẩy quyền của phụ nữ tại Iran cũng như nhân quyền và tự do cho mọi người". Ủy ban Nobel Hòa bình hôm nay (6/10) công bố người chiến thắng giải Nobel Hòa bình 2023 là nhà hoạt động 51 tuổi người Iran Narges...