Rùng mình với thứ nguyên vẹn 2.000 năm trong ngôi mộ cổ
Trong một hầm mộ cổ ở Tây Ban Nha là thứ giống như bình rượu vang đỏ kỳ quái, 2.000 năm không bị bốc hơi. Sự thật đằng sau còn đáng sợ hơn.
Tờ Science Alert mô tả phát hiện trong hầm mộ cổ thời La Mã ở nghĩa trang Carmo (Tây Ban Nha) là ứng cử viên mới cho “món quà” tồi tệ nhất mà lịch sử trao lại cho chúng ta.
Đó là một chiếc bình đựng chất lỏng giống rượu vang đỏ, vẫn còn lỏng một cách ma quái sau 2.000 năm bị chôn vùi.
Các phân tích cho thấy chất lỏng đó đúng là rượu vang, nhưng không chỉ có vậy.
Bình rượu vang “tử thần” trong hầm mộ cổ ở Tây Ban Nha – Ảnh: Journal of Archaeological Science: Reports
Nhà khảo cổ học Juan Manuel Román của Bảo tàng Thành phố Carmona, thành viên nhóm khảo cổ, cho biết họ đã sử dụng nhiều phương pháp để xác định thành phần hóa học của chất lỏng.
Về cơ bản, đó là rượu vang, thông qua các polyphenol, nhóm hợp chất chống oxy hóa dồi dào trong vỏ nho, vẫn còn rất rõ ràng.
Tuy nhiên nó thiếu đi một polyphenol đặc biệt được mong đợi có trong rượu vang đỏ là axit syringic thì không được tìm thấy. Như vậy, đây là một bình đựng rượu vang trắng chứ không phải màu đỏ.
Video đang HOT
Màu đỏ do những gì tạo ra vẫn chưa rõ ràng, nhưng một trong những thứ đó có thể là… tro cốt của con người, thông qua lượng chất hữu cơ được xác định trong bình rượu.
Bình rượu vang và thùng chì bao bọc bên ngoài – Ảnh: Journal of Archaeological Science: Reports.
Nói cách khác, bình đựng rượu vang mà các nhà khảo cổ tìm thấy thực ra là bình đựng tro cốt. Rượu vang trắng chỉ là một trong những món đồ lễ khi an táng người đã khuất, được rót đầy vào bình đựng tro.
Không rõ tro cốt này có liên quan đến màu đỏ của rượu hay không. Nhưng cũng có khả năng nhiều chất khác đã xâm nhập vào ngôi mộ cổ sau hàng thiên niên kỷ, khiến màu rượu bị thay đổi.
Bất chấp điều đó, bình rượu này hiện đã trở thành loại rượu cổ lâu đời nhất được tìm thấy ở trạng thái lỏng trên thế giới, đánh bại một chai rượu khác từ thế kỷ thứ IV.
Rượu bên trong có thể được nhập khẩu từ một nơi khá xa, bởi không tương đồng với các loại rượu vang truyền thống ở địa phương.
Bình rượu vang được niêm phong cẩn thận trong một thùng chì và đặt cạnh một số bình tro cốt khác trong hầm mộ, cho thấy đó có thể là nơi chôn cất của một gia đình.
Trong bình còn chứa một chiếc nhẫn vàng, trên đó có khắc hình tượng trưng của Janus – vị thần thời gian, sự khởi đầu và chuyển đổi trong thần thoại người La Mã.
Hầm mộ này đã tồn tại nguyên vẹn một cách may mắn, thoát khỏi bàn tay những kẻ trộm mộ đã tàn phá nhiều di tích khác quanh đó. Địa điểm được các nhà khảo cổ tìm thấy vào năm 2019.
Một chiếc bình thủy tinh khác ở địa điểm này chứa tro cốt của một người phụ nữ tên là Hispana. Tro của bà không bị ngâm trong rượu, thay vào đó là trang sức bằng hổ phách, một lọ pha lê bằng đá chứa hoắc hương và một vật bằng vải lụa được đặt vào trong bình tro cốt.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Archaeological Science: Reports.
Phát hiện mộ cổ 200.000 năm không phải loài chúng ta tạo ra
Cụm mộ cổ có niên đại xa hơn tới 100.000 năm so với thời điểm mà loài người Homo sapiens chúng ta được cho là biết chôn người chết.
Theo Science Alert, một cuộc khai quật ở Nam Phi đã tiết lộ một cụm mộ cổ gây sốc. Các hài cốt bên trong là một loài có hình dáng tương đối giống loài người Homo sapiens chúng ta, nhưng sống trên cây và có bộ não nhỏ hơn nhiều.
Tất nhiên, những người đắp mộ cũng không phải Homo sapiens, loài được cho là người tinh khôn hay người hiện đại, tức chúng ta.
Hang động Cradle of Humankind ở Nam Phi, nơi ngôi mộ cổ do một loài khác tạo ra được tìm thấy - Ảnh: Maropeng
Họ - những người nằm trong mộ cổ lẫn đắp mộ - được xác định là Homo naledi, một loài cùng chi Homo (chi Người) với chúng ta, nhưng vẫn còn mang dáng dấp vượn nhân hình.
Các hài cốt hiện nay nằm sâu khoảng 30 m dưới lòng đất trong hệ thống hang động Cradle of Humankind (Cái nôi của loài người) gần Johannesburg, một địa điểm được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Vào 200.000 năm trước, thời điểm ngôi mộ cổ này được tạo ra, có thể các hài cốt được chôn nông hơn nhiều, trước khi bị các lớp trầm tích liên tiếp phủ lên trên.
Các phần hài cốt được tìm thấy sâu bên dưới lòng đất ở hang động Cradle of Humankind - Ảnh: Lee Berger và cộng sự
"Đây là hành vi chôn cất cổ xưa nhất được ghi lại trong hồ sơ nhân loại, sớm hơn bằng chứng về hành vi chôn cất của Homo sapiens ít nhất 100.000 năm" - nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Lee Berger từ Đại học Witwatersrand (Nam Phi) và Hiệp hội Địa lý quốc gia Mỹ cho biết.
Những ngôi mộ cổ xưa nhất mà loài Homo sapiens chúng ta tạo ra trước đây được tìm thấy ở Trung Đông và châu Phi, có niên đại khoảng 100.000 năm.
Bản thân loài tạo nên mộ phần này cũng là một chi tiết gây sốc.
Homo naledi được coi là một loài nằm ở giao lộ giữa loài vượn và người hiện đại. Họ có bộ não to bằng quả cam và cao khoảng 1,5 m, có tay và chân chưa thực sự phù hợp với các công cụ hay các hành vi phức tạp như đào một ngôi mộ.
Trong khi đó, hành vi an táng người chết được cho là hành vi "cao cấp", chỉ có thể xuất hiện khi con người tiến hóa lên một tầm cao nhất định.
Theo các tác giả, phát hiện mới cho thấy sự tiến hóa của nhân loại có lẽ không hề đi theo một đường thẳng.
Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục những cuộc khám phá trong hang động nơi ngôi mộ cổ tọa lạc, vốn thuộc một hệ thống hang động rộng lớn mang tên Rising Star (Ngôi sao đang lên) ở Nam Phi, nơi nổi tiếng với di chỉ những loài người khác.
Mê cung bí ẩn 4.000 năm tuổi ở Hy Lạp Một mê cung khác thường có niên đại lên tới 4.000 năm tuổi, diện tích 1.800 m2, tọa lạc trên một ngọn đồi ở đảo Crete của Hy Lạp đã được phát hiện một cách vô tình khi nhà chức trách địa phương khởi động một dự án xây dựng sân bay quốc tế tại đây, theo Science Alert. Ngay khi tiếp cận...