Rùng mình với “núi” rác thải trôi vào bờ biển
Mùa mưa bão, rác thải theo các dòng sông trôi về biển. Sóng biển lại đưa rác thải tập kết vào bờ tạo nên những bãi rác lộ thiên hôi thối.
Vào mùa mưa bão, người dân ven biển Quảng Ngãi phải đối mặt với cảnh sống chung với rác thải. Rác sinh hoạt từ khắp nơi trôi về biển rồi tấp vào bờ gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ghi nhận tại bờ biển xã Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi), rác thải xuất hiện khắp nơi. Lượng rác tập trung nhiều nhất tại đoạn bờ biển dài khoảng 300 m thuộc thôn An Vĩnh. Hàng tấn rác thải, chủ yếu là rác thải nhựa đã biến bờ biển thành bãi chứa rác.
Rác thải tấp vào bờ biển, bốc mùi hôi thối. Cứ đến mùa mưa lũ, hàng trăm hộ dân sống cạnh bờ biển phải chịu cảnh sống chung với rác thải. Bà Nguyễn Thị Thảo cho biết, những hôm biển động, sóng lớn đưa rác thải vào sát nhà dân. Ngoài rác thải nhựa, xác súc vật chết cũng trôi dạt vào bờ rất nhiều gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Hàng ngày, người dân xã Tịnh Kỳ phải sinh sống, làm việc ngay trên bãi rác lộ thiên. Mưa bão đi qua, tiết trời nắng gắt khiến rác bốc mùi hôi thối nồng nặc. “Nhà chúng tôi nằm sát bờ biển nên năm nào cũng phải chịu cảnh này. Gió từ biển khiến mùi hôi xộc thẳng vào khu dân cư. Nhiều nhà phải đóng cửa cả ngày để tránh ô nhiễm”, bà Thảo nói.
Video đang HOT
Theo ông Đoàn Văn Hoạt, mùa mưa lũ, rác thải sinh hoạt theo các con sông trôi về biển rồi lại bị tấp vào bờ. Lượng rác thải quá lớn nên người dân địa phương không đủ sức xử lý. “Mỗi năm chính quyền địa phương, người dân đều tổ chức dọn rác vài lần nhưng đâu lại vào đấy. Lượng rác quá nhiều nên chúng tôi chỉ dọn dẹp, xử lý xác súc vật để bớt ô nhiễm, còn rác thải nhựa thì đành chịu”, ông Hoạt chia sẻ.
Hàng tấn rác thải phủ kín bờ biển xã Tịnh Kỳ, phần lớn trong số đó là rác thải nhựa khó phân hủy.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Hoài Thanh – Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ cho biết, tình trạng rác thải tấp vào bờ biển gây ô nhiễm đã kéo dài nhiều năm qua. Việc này rất khó khắc phục, bởi lượng rác này trôi từ nơi khác đến. “Hàng năm đều tổ chức xử lý nhưng rác thải từ nơi khác vẫn trôi theo các con sông rồi tấp vào bờ biển gây ô nhiễm. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân địa phương”, ông Thanh nói.
Cầu Vĩnh Tuy 2 ở Hà Nội dần hình thành sau một năm thi công
Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 sau gần một năm khởi công đã hoàn thành hơn 80% trụ cầu, đường dẫn vượt bãi sông đã được gác dầm.
Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2 được UBND TP Hà Nội khởi công từ tháng 1/2021 và dự kiến hoàn thành vào quý III/2023 với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội làm chủ đầu tư.
Trong những ngày cuối cùng của năm 2021, cầu Vĩnh Tuy 2 đã dần thành hình khi 82% số cột trụ đã hoàn thành và đường dẫn vượt bãi sông đã được gác dầm.
Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 có tổng chiều dài và đường dẫn hơn 3,4 km, mặt cắt ngang 19,25 m (4 làn xe), chiều cao tĩnh không 11 m.
Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy sẽ là cầu có chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất Hà Nội với 8 làn xe ô tô (40 m), đảm bảo năng lực thông hành cho đường Vành đai 2 hoàn thiện cả đường dưới thấp và đường trên cao.
Ông Phạm Văn Tân, Tư vấn giám sát của dự án cầu Vĩnh Tuy 2 cho biết, dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2 có 5 gói thầu xây lắp chính, hiện tại tất cả các gói thầu đã thi công xong hạng mục cọc khoan nhồi. Từ gói thầu số 2 đến số 5 thì đã cơ bản thi công xong hạng mục bệ thân trụ và đang tiến hành thi công kết cấu phần trên.
Riêng gói thầu số 1 là gói đường găng của dự án (kết nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên) đã thi công xong hạng mục cọc khoan nhồi và đang tiến hành thi công hố móng bệ thân trụ, cố gắng hoàn thành bệ trụ và thân trụ nổi lên mặt nước trước mùa mưa lũ năm 2022.
"Hiện dự án đã hoàn thành khoảng 35% khối lượng công việc. Riêng phần việc đúc các trụ cầu đã hoàn thành 50/61 trụ, tương đương 82%", ông Phạm Văn Tân chia sẻ thêm.
Dự án có 4 trụ cầu vượt sông Hồng đang phải thi công trong điều kiện khó khăn dưới lòng sông sâu 12 m, nước chảy xiết. Các đơn vị nhà thầu đã phải dùng các ống vách lớn đóng xuống lòng sông, sau đó phun bê tông vào trong để đổ cọc khoan nhồi.
Ông Nguyễn Quốc Chương, chỉ huy trưởng gói thầu số 1 cho biết, mỗi trụ cầu ở lòng sông Hồng nhà thầu phải huy động tới 24 ống vách thép có đường kính D1.200, sau đó dùng xà lan vận chuyển ra giữa sông để đổ cọc khoan nhồi.
Để đạt đáp ứng tiến độ và đạt được khối lượng công việc trên, hiện công trường cầu Vĩnh Tuy 2 đang có hơn 500 cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công dự án 24/24h.
Là một trong những công trình giao thông trọng điểm của TP Hà Nội, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ tăng cường khả năng lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng cao giữa trung tâm thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố.
Hà Nội bàn giao quyền quản lý chất thải rắn về Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chuyển chức năng quản lý chất thải rắn thông thường từ Sở Xây dựng sang Sở Tài nguyên và Môi trường để thống nhất lĩnh vực quản lý rác thải trên cả nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định số 27/2021/QĐ-UBND của TP Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định...