Rùng mình với cách virus âm thầm tàn phá lá gan
Người mắc viêm gan C có tới 20% sẽ tiến triển thành xơ gan. Vì thế, việc xác định được các giai đoạn phát triển của bệnh là điều rất quan trọng giúp kiểm soát căn bệnh này.
Viêm gan C là một bệnh lý gan mật khá phổ biến tại nước ta do virus viêm gan C (HCV) gây ra. Dựa vào sự tiến triển của loại virus này mà các nhà khoa học đã chia diễn tiến của bệnh viêm gan C ra thành 4 giai đoạn khác nhau. Cụ thể:
Giai đoạn 1: Giai đoạn viêm gan C cấp tính
Đây là giai đoạn đầu tiên mà cơ thể bắt đầu có sự xâm nhập của virus HCV. Giai đoạn này thường kéo dài 6 tháng. Trong 6 tháng này, sẽ có khoảng 20% người nhiễm virus viêm gan C có khả năng tự đào thải virus ra khỏi cơ thể và khỏi bệnh, còn lại sẽ tiếp tục tiến triển sang giai đoạn 2 của bệnh.
Ở giai đoạn này, thông thường sau từ 7 đến 8 tuần nhiễm virus HCV, sẽ có khoảng 30% bệnh nhân có triệu chứng khó chịu giống như bị cảm cúm nhẹ. Ngoài ra, một số trường hợp có thể gặp triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau nhức xương khớp.
Một số khác gặp triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, ăn uống kém, bị sốt hoặc nổi mẩn ngứa. Khoảng 30% bệnh nhân có hiện tượng vàng da, vàng mắt. Các triệu chứng này sẽ kéo dài từ 6 đến 8 tuần và sẽ từ từ thuyên giảm rồi hết.
Giai đoạn 2: Giai đoạn mạn tính
Đây là một trong các giai đoạn phát triển của bệnh viêm gan C mà người bệnh phải đặc biệt quan tâm. Khi bước sang giai đoạn này, người bệnh sẽ không thể khỏi bệnh nếu không điều trị, nếu để lâu ngày, virus sẽ phá hủy lá gan và gây ra nhiều bệnh lý gan mật nguy hiểm hơn.
Video đang HOT
Ở giai đoạn này, virus sinh sôi trong tế bào gan, làm cho tế bào gan bị tổn thương, gây viêm gan, suy giảm chức năng gan. Tế bào gan bị viêm lâu ngày sẽ bị hoại tử, gây tăng men gan (AST/ALT) trong máu. Sau đó nếu không được điều trị tích cực , bệnh có thể sẽ tiến sang giai đoạn 3.
Về triệu chứng, mặc dù gan bị tổn thương nhưng do có khả năng tự phục hồi nên đa số người bệnh ở giai đoạn này không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ khoảng 6% người viêm gan C mạn tính mới có vài triệu chứng tiêu biểu nhưng cũng rất nhẹ, nên thường không được để tâm đến. Triệu chứng thường xuyên nhất là cơ thể mệt mỏi, hay sốt nhẹ vào xế chiều, bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng, sụt cân, khả năng tập trung kém đi…
Giai đoạn 3: Giai đoạn viêm và bắt đầu hình thành các sẹo gan (xơ gan)
Trong các giai đoạn phát triển của bệnh viêm gan C thì đây được xem là giai đoạn đánh dấu bệnh đã chuyển biến nặng hơn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Ở giai đoạn này, lượng virus HCV trong máu ở mức cao và chúng vẫn tiếp tục sao chép. Tế bào gan bị viêm nặng và nếu như không kiểm soát nồng độ virus, tăng cường chức năng gan, phục hồi tế bào gan thì chúng sẽ bị thoái hóa cấu trúc. Khả năng tái sinh của tế bào gan bị chậm lại, hình thành nên các tế bào gan dạng nốt. Đây chính là yếu tố khiến cho xơ gan hình thành và phát triển.
Các triệu chứng ở giai đoạn này cũng giống như ở giai đoạn 2. Một ít người có thêm triệu chứng đau tức phần dưới hạ sườn phải, bụng hay đau lâm râm hoặc cảm thấy khó chịu, buồn nôn, da và mắt vàng, nổi ngứa, đau cơ hoặc đau nhức xương khớp.
Giai đoạn 4: Xơ gan
Theo các chuyên gia gan mật, có khoảng 20% người bị viêm gan C mạn tính sẽ biến chứng sang giai đoạn xơ gan và một nửa trong số đó có thể tiến triển đến xơ gan giai đoạn cuối hoặc ung thư gan nguy hiểm. Bệnh nhân viêm gan C khi đang sang giai đoạn này thì cấu trúc tế bào gan đã thay đổi, bề mặt gan trở nên cứng hơn, xuất hiện nhiều sẹo, hình thành các mô xơ, chức năng của gan đã bị suy giảm nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như: xơ gan cổ trướng, hôn mê gan, giãn tĩnh mạch thực quản, ung thư gan… nếu không điều trị kịp thời.
Lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc trị viêm gan C
Viêm gan C là một bệnh gan do virus viêm gan C gây ra (Hepatitis virus C - HCV). Việc tuân thủ các nguyên tắc dùng thuốc trong điều trị viêm gan C là hết sức quan trọng nhằm đạt được hiệu quả điều trị.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm gan C có thể giao động từ cấp tính, mạn tính (từ bệnh nhẹ kéo dài một vài tuần hoặc lâu hơn) và có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Đặc điểm của bệnh viêm gan C
Viêm gan C là một bệnh do virus lan truyền rộng rãi và Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có hàng triệu người trên thế giới đang mắc phải căn bệnh này. Bệnh có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục, mẹ truyền cho con khi sinh.
Bệnh viêm gan C thường chia thành hai loại, đó là viêm gan cấp hiếm khi có biểu hiện triệu chứng điển hình mặc dầu gan bị tổn thương rất nặng. Vì vậy, khi nghi ngờ bị nhiễm HCV cần làm xét nghiệm PCR (kỹ thuật sinh học phân tử), nếu dương tính, có nghĩa là trong máu người đó đang mang virus viêm gan C.
Đối với viêm gan C mạn tính, HCV vẫn tồn tại trong máu và gan trên 6 tháng sau khi nhiễm bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh thấy mệt mỏi, khó tập trung, đau cơ hay đau khớp, chán ăn, không có triệu chứng điển hình rõ rệt và bệnh có thể kéo dài vài tháng, thậm chí nhiều năm và virus vẫn tiếp tục sinh sôi phát triển trong gan.
Hậu quả là tổn thương gan lan rộng và dẫn đến xơ gan (khoảng 20% bệnh nhân viêm gan C bị xơ gan). Nếu không điều trị, xơ gan sẽ tiến triển ngày càng nặng và có thể bị ung thư gan. Bệnh nhân bị viêm gan C có thời gian tiến triển bệnh khác nhau và không thể dự đoán được chính xác. Nhiều bệnh nhân chỉ bị tổn thương gan sau 20-30 năm, trong khi nhiều người bị xơ gan sau 10 năm hay ngắn hơn.
Hình ảnh mô phỏng virus gây bệnh viêm gan C.
Và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc
Ở giai đoạn cấp tính, bệnh có thể tự khỏi, nếu không tự khỏi cần hỗ trợ điều trị sau tuân 12. Khi HCV RNA dương tinh thì co chi đinh điều trị đặc hiệu bằng intereferon (IFN) hoặc PegINF (Polyethelene glycol Interrferon) có thể kết hợp với ribavirin hoặc không. Thời gian điều trị ít nhất 12 tuần, có thể kéo dài đến 24 tuần tùy đáp ứng của virus.
Ở giai đoạn mạn tính, các bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định điều trị bằng thuốc kháng virus đơn lẻ hoặc kết hợp tùy theo tình trạng bệnh như thuốc tiêm interferon alpha, thuốc uống có nhiều loại như ribavirin, boceprevir, simeprevir, sofosbuvir, daclatasvir. Hai thuốc thường được phối hợp là ledipasvir và sufosbuvir đạt hiệu quả điều trị khỏi viêm gan C type 1 cao (tỷ lệ điều trị khỏi viêm gan type 1 từ 94 - 99%), ngoài ra còn có tác dụng điều trị viêm gan C type khác.
Hầu hết các loại thuốc điều trị viêm gan do HCV đều gây ra các phản ứng phụ xảy ra sau vài tuần, nhưng không nguy hiểm. Các triệu chứng này thường xuất hiện vài giờ sau khi tiêm thuốc peg-interferon (hoặc interferon) và có thể kéo dài đến 3 ngày. Bệnh nhân thường có cảm giác ớn lạnh hoặc rét run, kèm sốt, nhức mỏi khắp người, đau cơ và khớp giống như bị cảm cúm.
Ngoài ra, có thể mệt mỏi, hay cáu gắt, rối loạn giấc ngủ... Khi gặp các triệu chứng này, người bệnh cần trao đổi với thầy thuốc điều trị. Người bệnh không được tự ý thay đổi liều lượng, không được thay đổi thuốc, không tự động mua thuốc để tự điều trị cho mình hoặc người nhà.
Ngoài ra, với thuốc tiêm, người bệnh nên tiêm thuốc vào lúc chiều tối và ngày cuối tuần để khi xuất hiện tác dụng phụ thường vào lúc bệnh nhân đã nằm ngủ (sẽ giảm bớt cảm giác khó chịu hơn) và tiêm vào ngày cuối tuần để sau đó có thể nghỉ ngơi thư giãn ở nhà (với người đang công tác).
Một vấn đề rất quan trọng là nên uống nhiều nước mỗi ngày (khoảng 1,5 - 2 lít) để không bị cảm giác khô miệng và mất nước. Trong thời gian điều trị nên uống thêm nước trái cây (cam, chanh, xoài, dưa hấu...). Tuyệt đối không uống rượu, bia ngay cả khi đã hết liều thuốc điều trị. Cần thư giãn cơ thể bằng cách vận động nhẹ nhàng, dinh dưỡng hợp lý (kiêng mỡ động vật) và cần được thư giãn, ngủ nhiều hơn lúc chưa dùng thuốc điều trị viêm gan C.
Những thói quen xấu khiến viêm gan nhanh chóng tiến triển thành xơ gan Tổn thương gan do virus viêm gan C có thể tiến triển chậm trong nhiều năm, nên việc phát hiện và điều trị rất quan trọng. Viêm gan C là bệnh do virus HCV (Hepatitis C virus) - một loại virus phá hủy tế bào gan gây nên. Virus viêm gan C gây nên tình trạng viêm tế bào. Những tổn thương ở...