Rùng mình trước sinh vật hiến tế vẫn như còn sống sau 500 năm
Một nghĩa trang hiến tế của người Inca vừa được khai quật tại Peru, nơi những sinh vật tội nghiệp này được thiên nhiên biến thành xác ướp hoàn hảo.
Theo nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Lidio M. Valdez từ Đại học Calgary (Canada), lạc đà không bướu là sinh vật bị hiến tế phổ biến của người Inca, chỉ sau con người. Nghĩa trang hiến tế kỳ lạ này tọa lạc tại Tambo Viejo trên bờ biển phía nam Peru, là một phần của nghi lễ mang tên “Ilama”. Hầu hết chúng đều bị chặ t đầu, chôn riêng đầu và thân.
Chiếc đầu lạc đà được thiên nhiên ướp hoàn hảo, nguyên vẹn sau 500 năm với những dải màu còn tươi rói – Ảnh: Lidio M. Valdez
Ngoài lạc đà không bướu, người ta cũng tìm thấy một vài con chuột lang được hóa trang cho giống lạc đà, có lẽ để phục vụ những khi không có đủ lạc đà. Những lễ vật rùng rợn này nhằm cầu nguyện mùa màng bội thu. Trước đó tại Peru, các nhà khảo cổ đã khai quật nhiều nghĩa trang hiến tế khác, đa phần chứa hài cốt trẻ em và lạc đà, đặc biệt nhiều trong những năm khí hậu kém thuận lợi.
Cận cảnh khu mộ hiến tế lạc đà – Ảnh: Lidio M. Valdez
Điều đặc biệt ở nghĩa trang mới khai quật này là những sinh vật bị hiến tế 500 năm trước vẫn còn nguyên vẹn đến đáng sợ, với bộ lông trắng muốt, trông như chỉ vừa mới chết hôm qua. Trong khi đó, người Inca không hề ướp xác vật hiến tế. Những con vật cũng được trang trí nhiều màu sắc, khác hẳn các ngôi mộ hiến tế được tìm thấy trước đó.
Cùng với một số nhà khoa học từ Đại học Huamanga ở Peru, tiến sĩ Valdez đã tìm thấy câu trả lời ở ngay vùng bờ biển này.
Một trong những dụng cụ phục vụ nghi lễ với lông vũ cũng như mới được ngắt từ một chú chim nào đó mới hôm qua – Ảnh: Lidio M. Valdez
Dải đất ven biển phía Nam Peru là môi trường sa mạc với những thành phần hóa học đặc biệt, có thể giúp bảo tồn bất kỳ vật liệu hữu cơ nào trong trạng thái tốt nhất. Do vậy, những con vật đã vô tình được ướp xác một cách tự nhiên.
Phân tích cũng cho thấy nghi lễ hiến tế Inca rất phức tạp và cầu kỳ. Những con lạc đà được tuyển trọn đều còn ít tuổi, phải sinh ra giữa tháng giêng và tháng 3, được phân loại theo màu. Lạc đà không bướu trắng là lễ vật cho thần mặt trời Inti, những con màu nâu dành cho thần tạo hóa Viracocha, trong khi những con nhiều màu là để dâng thần sấm sét.
Xác ướp lạc đà lộ bí mật về lễ hiến tế của người Inca
Các nhà khảo cổ tìm thấy 5 xác ướp lạc đà không bướu đeo chuỗi sợi nhiều màu sắc ở di chỉ khảo cổ Tambo Viejo của Peru. Những xác ướp tự nhiên hiếm gặp này hé lộ bí mật về lễ hiến tế động vật của đế chế Inca.
Trong cuộc khai quật tại di chỉ khảo cổ Tambo Viejo của Peru năm 2018, các nhà khảo cổ phát hiện 5 xác ướp lạc đà không bướu. Những con vật này được hiến tế nhằm tôn vinh các vị thần của người Inca khoảng 500 năm trước.
Theo các chuyên gia, những con lạc đà trên đeo chuỗi sợi nhiều màu sắc, sơn đỏ và cắm chiếc lông người Inca dùng để trang trí trước khi chôn.
Việc tìm thấy xác ướp tự nhiên của 5 con lạc đà trên được các chuyên gia đánh giá là vô cùng hiếm gặp. Trong hơn 1 thế kỷ qua, các chuyên gia tiến hành cuộc khai quật dọc vùng ven biển Thái Bình Dương của Nam Mỹ và phát hiện nhiều di tích của đế chế Inca. Tuy nhiên, họ chưa bao giờ tìm thấy xác ướp lạc đà như phát hiện mới đây.
Ông Lidio Valdez, phó giáo sư liên kết ở Khoa Nhân chủng và Khảo cổ học thuộc Đại học Calgary, Canada, cho hay, những xác ướp lạc đà không bướu (Lama glama) nằm dưới sàn đất sét ở hai trong số vài tòa nhà bao quanh quảng trường tại ở di chỉ khảo cổ Tambo Viejo.
Bốn con lạc đà gồm 1 con màu nâu và 3 con màu trắng chôn chung trong một tòa nhà. Con lạc đà còn lại có màu nâu được chôn trong tòa nhà khác.
Những con lạc đà này được chôn quay mặt về hướng Đông. Từ đây, các chuyên gia đưa ra suy đoán nhiều khả năng do Mặt Trời mọc ở hướng đông nên người Inca chôn cất những con vật trên có thể để tôn vinh vị thần Mặt trời.
Năm con lạc đà được trang trí công phu với chuỗi sợi dài nhuộm đỏ, vàng, xanh và tím gắn vào tai. Chúng cũng đeo cả vòng cổ. Những thứ đồ trang trí này cho thấy những con vật hiến tế đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Inca.
Trên thực tế, các nhà khảo cổ tìm được những tài liệu ghi chép về việc lạc đà nâu được người Inca hiến tế dâng lên thần sáng tạo Viracocha trong khi lạc đà trắng dùng để hiến tế thần Mặt Trời.
Đặc biệt, các chuyên gia không tìm thấy bất kỳ vết cắt nào ở cổ họng hoặc cơ hoành của 5 con lạc đà. Từ đây, giới chuyên gia đi đến kết luận chúng bị chôn sống.
Mời độc giả xem video: Peru: Phát hiện 11 ngôi mộ cổ. Nguồn: THĐT1.
Cảnh tượng lạc đà nhai xương rồng đầy gai khiến người xem rùng mình Cấu trúc miệng đặc biệt giúp lạc đà có thể sống sót với thức ăn là xương rồng đầy gai nhọn trên sa mạc bao la. Cảnh tượng lạc đà nhai xương rồng đầy gai Lạc đà vốn được mệnh danh là 'con tàu trên sa mạc', được thuần hóa khoảng 3.000 năm trước, có thể mang vác khoảng 90 kg di chuyển...