Rùng mình cảnh cô gái bị kẻ cướp kéo lê trên đường ở TP.HCM
Công an quận Bình Tân (TP.HCM) đang truy tìm đối tượng cướp giật, keo le cô gái trên đường gây bức xúc dư luận.
Trưa 6/11, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một đoạn clip dài hơn 2 phut, ghi lai canh một co gai bi thanh nien đieu khien xe may BKS: 59D2-060.61 keo le hang tram met tren đuong ở TP.HCM.
Hình ảnh cô gái bị cướp kéo lê hàng trăm mét trên đường. (Ảnh: Cắt từ clip)
Chiều 6/11, Cong an quan Binh Tan (TP.HCM) xác nhận vu viec tren dien ra vao lúc11h28 ngay 6/11, o đuong so 8, (thuộc phuong Binh Hung Hoa, quan Binh Tan, TP.HCM). Cô gái trong đoạn clip bị cướp điện thoại di động.
Cong an quận Bình Tân đang điều tra, truy bat đối tượng cướp giật.
Quyết định bỏ phố về quê sống tối giản, cô gái Nam Định chỉ tiêu tới 1/5 lương nhưng sau 3 tháng phát hiện điều bất lợi này
Do ảnh hưởng của dịch bệnh tới công việc của mình mà chị Huyền Trang đã lựa chọn về quê sinh sống. Với các chi phí được cắt giảm triệt để xuống còn 1/5 lương khiến tài chính của chị dư dả hơn so với thời điểm ở thành phố.
Tuy nhiên, cũng có nhiều điều bất lợi phát sinh mà chị không thể lường trước.
Quyết định bỏ phố về quê và cuộc sống tối giản giúp giảm đáng kể chi phí
Video đang HOT
Chị Phạm Thị Huyền Trang hiện 26 tuổi. Trước khi chuyển về quê, chị Trang là người có bản tính hướng ngoại. Nhờ việc chuyển về Nam Định, thời gian gần đây chị đang cân bằng được cả sự hướng nội của mình nhờ vào quyết định thay đổi môi trường sống.
Công việc hiện tại của chị Trang là freelance. Khoảng thời gian được chị quyết định chuyển về quê sống là vào khoảng tháng 8 năm nay. Chị sống và làm việc ở quê đã được khoảng 3 tháng.
Chị Phạm Thị Huyền Trang.
" Do các dự án và công việc của mình bị gián đoạn do dịch. Bản thân công việc tự do cũng không phụ thuộc vào nơi sinh sống nên khi bị ảnh hưởng mình cũng không có lý do gì ở tại Hà Nội mãi. Chưa kể không khí bon chen tại Hà Nội, tình trạng ô nhiễm làm mình muốn thay đổi môi trường sống lành mạnh hơn. Ngoài ra, tâm lý muốn được nghỉ ngơi, về quê với gia đình cũng làm mình chắc chắn hơn với quyết định này", chị Huyền Trang chia sẻ.
Thu nhập của chị Trang vốn không cố định và ở mức khá cao so với nhiều người trẻ hiện nay. Khi sống tại Hà Nội, với mức lương này chị Trang có thể lo sung túc cho bản thân trong một căn hộ tuy đi thuê nhưng khá tiện nghi và sạch sẽ, tiền ăn, chi phí sinh hoạt và các mối quan hệ xã hội. Đó có thể là cafe, đi câu lạc bộ, đi dạo, đi xem film, thư giãn giải trí, du lịch gần, tụ tập bạn bè... Mức chi cho các khoản này sẽ rơi vào khoảng 1/2 thu nhập của chị hàng tháng.
Tuy nhiên khoản chi tiêu sau khi dời Hà Nội về quê sống đã khác. Dù mức lương không khác hoặc có giảm nhưng không quá nhiều, thì phần chi tiêu của chị lại có sự thay đổi lớn.
Về quê sống chị Huyền Trang không mất tiền nhà, tiền ăn uống giảm hẳn một nửa. Ngoài ra không phát sinh thêm bất cứ chi phí nào khác. Lúc này nhẩm tính, tiền chi tiêu của mình, chị Trang cho biết chỉ mất khoảng 1/5 tiền lương. Không những thế số tiền đáng nhẽ dùng trả thuê nhà hàng tháng ở Hà Nội chị còn dành để sử dụng cho mục đích ý nghĩa hơn là để biếu người thân trong gia đình.
Cuộc sống ở quê giúp chị Trang giảm hẳn chi phí sinh hoạt. Mỗi tháng chỉ tốn 1/5 thu nhập.
" Mình thường đi siêu thị mua thực phẩm để nấu ăn thay vì đi chợ vì muốn đảm bảo chất lượng. Không những thế, mình cũng thường lựa chọn mua các loại hoa quả nhập khẩu hay mua tại những địa chỉ hoa quả sạch. Giá thành của các thực phẩm trong siêu thị hay hoa quả nhập cũng sẽ đắt hơn. Chính vì thế, chi phí cho việc ăn uống này khi mình sống tại Hà Nội sẽ rơi vào khoảng 2 triệu/tháng.
Tuy nhiên khi chuyển về quê sống bữa cơm gia đình chủ yếu là các nguồn thực phẩm sạch tại nhà hoặc đi chợ quê và giá rẻ hơn rất nhiều. Tâm lý mình lúc này cũng không còn thích ăn nhiều đồ động vật mà chuyển qua các loại rau củ quả sạch, hoa quả gia đình tự trồng ở ngoài vườn. Nếu như ở Hà Nội mình sẽ thường bị hấp dẫn bởi các loại thức ăn nhanh, đóng gói, tiện lợi nhưng không hề tốt cho sức khỏe thì khi về quê mình ăn ít đi nhưng lại cảm thấy cơ thể khỏe khoắn hơn nhiều", chị Trang chia sẻ.
Cắt giảm "kha khá" chi phí nhưng phát sinh nỗi lo lắng bất ngờ
Góc làm việc của chị Trang ở quê.
Về quê sống giúp đã giúp chị Trang có thể tập trung toàn bộ thời gian vào công việc, điều mà khi ở Hà Nội chị có thể bị phân tâm và gián đoạn bởi những thứ khác. Do không bị quá tải thông tin nên tâm lý làm việc thoải mái, năng suất khi làm việc cũng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên sau 3 tháng, chị Trang phát hiện bản thân tiếp cận với các khóa học bị hạn chế. " Các khóa học ngắn ngày hay dài ngày khoảng 1 tuần để phục vụ cho việc nâng cao kỹ năng của bản thân khi ở Hà Nội mình sẽ tiếp cận được nhanh và dễ dàng hơn. Tuy nhiên khi chuyển về quê sống, mình sẽ mất thời gian để di chuyển, đội thêm chi phí di chuyển và phí sinh hoạt khi lên thành phố hay các địa điểm khác để tham gia khóa học. Chưa kể, các hội nhóm, giao lưu học hỏi chuyển qua hình thức trao đổi, tương tác kiểu online cũng sẽ có nhiều sự bất tiện nhất định".
Do không tiếp cận dễ dàng với các khoá học offline nên chị Trang đang tìm cách chuyển sang tiếp cận với các khoá học online trên các trang học trực tuyến, các trang web của các trường đại học trong nước, các khoá học online,... Hiện tại chị vẫn đang học như vậy và dần thích nghi hơn.
Ngoài ra, chị Trang còn nhận thấy một điều bất lợi hơn nữa, đó là những mối quan hệ xã hội. Đây cũng chính là điều chị Trang đang lo lắng trong thời điểm này. Hiện tại, đường dây kết nối xã hội của chị chủ yếu là qua online và mối quan hệ trong gia đình. Chị không kết nối nhiều bạn bè đồng nghiệp như trước kia. Điều này gây bất lợi vì với chị thì việc mở rộng và nuôi dưỡng mối quan hệ chất lượng rất quan trọng.
Các mối quan hệ hàng ngày của chị Trang đang bị bó gọn chỉ trong gia đình từ khi trở về quê.
Tuy nhiên, bản thân chị Trang cũng cho rằng: Về quê các mối quan hệ tuy ít, nhưng chất lượng và bền chặt hơn. Hiện tại chị cũng không có cảm giác cô độc, lẻ loi như hồi ở Hà Nội. Ở Hà Nội, mặc dù có rất nhiều mối quan hệ, hội nhóm nhưng chị hay có cảm giác cô độc mỗi khi trở về nhà 1 mình. Còn bây giờ thì không vì chị có gia đình bên cạnh.
Trong tương lai, chị Huyền Trang cũng mong muốn sẽ có hướng phát triển mới cho bản thân. Việc phát triển này đã được chị định hướng lâu dài, theo từng giai đoạn độ tuổi trong cuộc sống của chị để mang tới sự phù hợp và hiệu quả nhất. Lúc đó, có thể chị sẽ tiếp tục thay đổi môi trường sống của mình, đến những nơi không bị quá tải về thông tin để làm việc, có thể là Huế, Đà Lạt,...
" Mình nghĩ là thời gian sống ở quê hay xa thành phố 1 thời gian này sẽ giúp mình chuyển đổi dần từ lối sống nhanh sang lối sống chậm, sẽ chăm sóc cơ thể và tâm trí mình hơn, lối sống thân thiện với thiên nhiên, sống tối giản".
Với số chi phí được cắt giảm đáng kể khi dời thành phố, chị Trang đang có ý định sẽ dành khoảng thời gian 3-6 tháng để làm việc tập trung rồi dùng số tiền đó để cho các chuyến du lịch xa tận hưởng.
Cô dâu ngừng khóc khi bị bắt vào rửa bát Khóc khi bố về nhưng bị bắt vào rửa bát cô gái liền cười tươi.