‘Rừng ma’ lan rộng trên bờ biển North Carolina
Một nghiên cứu mới cho thấy sự mở rộng của những khu rừng chết ven biển North Carolina có thể góp phần vào biến đổi khí hậu.
Một khu rừng ma trên bờ biển North Carolina. Ảnh: Marcelo Ardon/Yale Environment.
Rừng ma là khu vực bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng, nơi cây cối sống phụ thuộc vào nước ngọt chết đứng hàng loạt, để lại những cọc gỗ trơ trọi trong đầm lầy. Sự chuyển đổi này làm thất thoát đáng kể lượng carbon lưu trữ trong cây cối và thực vật trên mặt đất. Khi được giải phóng dưới dạng khí, carbon có thể góp phần đẩy nhanh sự nóng lên toàn cầu.
Trong một nghiên cứu mới do nghiên cứu sinh tiến sĩ Lindsey Smart từ Trung tâm Phân tích Không gian Địa lý của Đại học North Carolina dẫn đầu, các nhà khoa học đã theo dõi sự mở rộng của rừng ma trong một khu vực rộng 6433 km2 trên bán đảo Albemarle-Pamlico. Họ phát hiện ra rằng tại những vùng đất không được quản lý, những cánh rừng chết này đã mở rộng hơn 15% từ năm 2001 đến năm 2014.
Sử dụng mô hình toán học dựa trên dữ liệu về chiều cao và các loại thực vật trong khu vực, nhóm nghiên cứu ước tính khoảng 130.000 tấn carbon dự trữ đã được giải phóng trong 13 năm qua tại Albemarle-Pamlico. Con số này tương đương với lượng phát thải của 102.900 phương tiện giao thông chở khách trong một năm.
Video đang HOT
“Rừng ven biển độc đáo ở chỗ chúng lưu trữ carbon cả trong tán lá và đất giàu chất hữu cơ. Khi sự xâm nhập của nước mặn tăng lên, sẽ tác động đến cả carbon trên mặt đất và dưới lòng đất”, Smart nhấn mạnh. “Nhiều người nghĩ nước biển dâng là mối đe dọa lâu dài, nhưng chúng tôi đã thấy những sự thay đổi đáng kể chỉ trong thời gian ngắn”.
Một cánh rừng ma khác trên đảo Capers ở Carolina. Ảnh: NOAA.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu rõ điều gì sẽ xảy ra với lượng carbon dự trữ bị mất khi những cánh rừng lụi tàn vì nước mặn. Chúng có thể đã bay vào khí quyển dưới dạng khí hoặc đi sâu vào trong lòng đất.
Trong quá trình nghiên cứu những khu rừng ma trải dọc theo đường bờ biển của bán đảo Albemarle-Pamlico, Smart cùng các cộng sự nhận thấy lượng carbon dự trữ bị thất thoát được bù đắp phần nào thông qua việc trồng cây trong những khu rừng khai thác gỗ.
Bên cạnh đó, họ cũng chỉ ra việc sử dụng kênh mương thoát nước cũng có tác động đến sự lan rộng của rừng ma. “Mạng lưới thoát nước, nếu không được duy trì, có thể tạo thành đường dẫn để nước mặn xâm nhập. Các kênh đào hỗ trợ hay ngăn chặn nước mặn tùy thuộc vào cách các chủ sở hữu đất sử dụng chúng”, Smart giải thích.
Một số điều kiện tự nhiên khác như hạn hán và cháy rừng cũng góp phần làm trầm trọng thêm sự lan rộng của rừng mà dọc theo bờ biển. Theo nhóm nghiên cứu, hạn hán và lửa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhiễm mặn hóa.
“Nghiên cứu của chúng tôi giúp lập bản đồ những khu vực dễ bị tổn thương do tác động của nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Điều này có thể hỗ trợ các nỗ lực quản lý đất đai để hạn chết mất rừng ven biển”, Smart nói về tầm quan trọng của nghiên cứu.
Kim cương rơi xuống Sahara sinh ra từ 2 hành tinh đâm sầm vào nhau
Các nhà khoa học Đức đã tìm thấy những viên kim cương ngoài hành tinh lớn nhất từ trước đến nay, nằm trong một thên thạch rơi xuống sa mạc Sahara.
Kích thước của nó chỉ vài phần mười milimet, nhưng đã là vượt trội hẳn so với các viên kim cương ngoài hành tinh khác - phần lớn có kích cỡ chỉ vài nanomet (1 nanomet bằng 1 phần triệu milimet).
Loại kim cương đặc biệt này không được hình thành từ lớp phủ sâu như kim cương ở Trái Đất mà ra đời trong một vụ "đối đầu" giữa 2 hành tinh, theo nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Geothe (Đức), có sự phối hợp của nhiều nhà khoa học từ Ý, Mỹ, Nga, Ả Rập Saudi, Thụy Sĩ, Sudan.
Bản đồ quang phổ của thiên thạch bí ẩn rơi xuống Sahara cho thấy màu đỏ của kim cương và màu xanh của than chì - Ảnh: CYRENA GOODRICH
Thiên thạch mang theo những viên kim cương này đã đáp xuống sa mạc Sahara, trên địa phận của Morocco và Sudan. Đó là loại thiên thạch hiếm được gọi là "ureilite". Nếu như đa phần thiên thạch là mảnh vỡ của các tiểu hành tinh, thì ureilite là mảnh vỡ của một hành tinh thực thụ.
Phân tích cho thấy kim cương đã hình thành dưới một áp suất xung kích cực lớn, khi một tiểu hành tinh khổng lồ, hoặc thậm chí là cả một hành tinh khác đâm sầm vào cơ thể "mẹ" của tảng ureilite. Tác động này thường gây ra sự hủy diệt hoàn toàn của hành tinh nhỏ hơn.
Các bằng chứng thể hiện trong lớp londsdalite, vốn đã được tìm thấy trong các viên kim cương nano ngoài hành tinh khác. Đó là một dạng thức biến đổi của kim cương chỉ xảy ra dưới áp suất rất cao và đột ngột. Các khoáng chất khác trong toàn bộ thiên thạch cũng đem đến nhiều dấu hiệu về áp suất sốc mà chúng từng chịu đựng.
Các nhà khoa học tin rằng các tảng ureilite phải có nguồn gốc từ chính Hệ Mặt Trời của chúng ta. Điều này có nghĩa vào buổi sơ khai, Hệ Mặt Trời là một thế giới nguy hiểm hơn tưởng tượng với nhiều vụ va chạm đáng sợ. Trước đó, có nhiều bằng chứng cho thấy Trái Đất sơ khai từng trải qua kiểu va chạm đó: hành tinh Theia cỡ Sao Hỏa đã đâm sầm vào, giải phóng một khối lượng mảnh vỡ khổng lồ vào quỹ đạo Trái Đất, tụ lại thành mặt trăng.
Tạo dáng chụp ảnh, người đàn ông Mỹ ngã xuống vách núi tử vong Một người đàn ông 43 tuổi đã trèo cây để chụp ảnh và ngã từ độ cao 30 m xuống biển khi cành cây bị gãy. Cảnh sát cho biết hôm 28/9 rằng một người đàn ông tại bang Oregon, Mỹ đã trèo cây ở rìa vách đá để chụp ảnh và ngã tử vong. Cành cây ông đang đứng bị gãy khiến...