Rừng biên giới bị “bức tử”, chặt phá ngổn ngang
Cánh rừng xã biên giới Ia Mơ ( huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) có hiện tượng bị xâm nhập, khai thác gỗ trái phép.
Nhiều cây rừng bị đẽo vỏ quanh thân để “bức tử”, nhằm lấy đất sản xuất.
Rừng biên giới “kêu cứu”
Ia Mơ là xã biên giới thuộc huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, giáp với Campuchia. Nhiều năm nay, Ia Mơ là “điểm nóng” về tình trạng khai thác trái phép và lấn chiếm rừng làm nương rẫy.
Từ nguồn tin phản ánh thời gian gần đây, tại xã Ia Mơ có tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép, phóng viên Dân trí đã “đột nhập” cánh rừng dọc nhánh kênh thủy lợi Ia Mơr thuộc xã Ia Mơ.
Những cánh rừng khộp ở xã Ia Mơ bị cưa hạ, gỗ nằm ngổn ngang (Ảnh: Phạm Hoàng).
Ngay từ bìa rừng, phóng viên đã chứng kiến những khoảnh bị chặt phá, cây gỗ dầu nằm ngổn ngang; xen kẽ là những khoảnh bị “cạo trọc”, cây rừng chết đứng từng đám.
Video đang HOT
Theo dấu máy cày, phóng viên tiến sâu vào vùng lõi của cánh rừng này. Tại đây, hàng chục cây gỗ dầu mới bị cưa hạ, nhựa còn chảy, đường kính cây 20-40cm; phần thân cây đã bị vận chuyển ra ngoài, hiện trường chỉ còn lại gốc, cành, lá nằm ngổn ngang.
Cách hiện trường khoảng 100m là khoảnh rừng rộng gần 1ha bị lấn chiếm; nhiều cây lớn đường kính khoảng 40cm bị cưa hạ; xung quanh, những cây đường kính 10-20cm bị đẽo phần vỏ quanh gốc khiến cây chết dần.
Trong quá trình phóng viên ghi nhận, trong rừng vang vọng tiếng động cơ phát ra từ máy cưa xăng.
Đẽo vỏ cây, đổ thuốc độc để lấn chiếm rừng
Xã Ia Mơ là địa phương ở tỉnh Gia Lai còn nhiều rừng khộp, với tổng diện tích khoảng 24.000ha. Trong đó, UBND xã Ia Mơ quản lý, bảo vệ khoảng 14.000ha và Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Meur quản lý hơn 10.000ha.
Trước tình hình “nóng” về khai thác lâm sản, hủy hoại rừng, nhiều lực lượng, như: công an xã, kiểm lâm và đoàn liên ngành đã phối hợp lập chốt, truy quét để bảo vệ diện tích rừng hiện có.
Những cây rừng mới bị cưa hạ, nằm rải rác khắp cánh rừng (Ảnh: Chí Anh).
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Trung Văn, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Meur, nói: “Địa hình rừng ở xã Ia Mơ bằng, xen lẫn nương rẫy của dân. Lợi dụng việc này, người dân thường dùng máy cày vào rừng để khai thác, vận chuyển gỗ trái phép. Đêm khuya, nhiều người còn vào đẽo gốc, đổ thuốc độc để cây chết nhằm lấn chiếm rừng. Lực lượng chủ rừng mỏng nên việc bao quát, tuần tra gặp vô vàn khó khăn”.
Theo ông Văn, vị trí phóng viên ghi nhận cây gỗ dầu bị cưa hạ thuộc tiểu khu 997, lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Meur, địa giới hành chính xã Ia Mơ.
Ở khu vực này luôn ghi nhận tình trạng khai thác gỗ để bán củi. Người dân dùng nhiều cách lấn rừng để lấy đất sản xuất. Diện tích rừng bị phá thường manh mún, nhỏ lẻ, trải dài trên diện tích rộng nên việc xử lý, xác định hành vi gặp nhiều khó khăn.
Cây rừng bị đẽo quanh thân, đổ thuốc độc tại rừng thuộc xã Ia Mơ (Ảnh: Phạm Hoàng).
“Từ đầu năm 2024 đến nay, lực lượng chức năng tuần tra, phát hiện 11 vụ vi phạm về khai thác, lấn chiếm rừng. Ngoài ra, nhiều vụ việc cơ quan chức năng đang phối hợp để mật phục, truy bắt đối tượng. Sau phản ánh của cơ quan báo chí, Ban sẽ phối hợp để kiểm tra, rà soát, truy bắt đối tượng phá rừng”, ông Văn cho biết.
Theo ông Trần Anh Tài, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Prông, trước đó, lực lượng chức năng đã bắt giữ một xe tải đang vận chuyển gỗ từ hướng Ia Mơ đi tiêu thụ. Đơn vị này đã chỉ đạo lực lượng khẩn trương truy vết vị trí gỗ bị cưa hạ và điều tra các đối tượng xâm hại rừng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai yêu cầu Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo xử lý nghiêm vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật xảy ra tại huyện Chư Prông.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Chư Prông, đoàn liên ngành huyện, UBND xã Ia Mơ khẩn trương điều tra, xác minh lời khai của các đối tượng có liên quan, truy xuất nguồn gốc gỗ từ khâu khai thác đến khâu vận chuyển, chế biến, tiêu thụ.
“Sau khi báo chí phản ánh vụ phá rừng, Hạt sẽ chỉ đạo các lực lượng kiểm đếm hiện trường và làm rõ trách nhiệm của cán bộ địa bàn có liên quan. Nếu có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho các đối tượng phá rừng, cơ quan chức năng sẽ xử lý theo quy định. Đồng thời, hạt sẽ phối hợp với chính quyền tăng cường tuyên truyền người dân, ngăn chặn phá rừng”, ông Tài nói.
Vườn chanh dây đang thu hoạch bị kẻ gian chặt phá
Ra vườn kiểm tra, một hộ nông dân ở Lâm Đồng tá hỏa khi phát hiện hàng trăm gốc chanh dây đang cho kinh doanh của gia đình bị kẻ gian chặt phá.
Ngày 22/9, Công an xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng phối hợp cùng các cơ quan chức năng tổ chức điều tra làm rõ vụ vườn chanh dây của một hộ dân bị kẻ gian chặt phá.
Theo thông tin, sáng 20/9, khi ra thăm vườn, vợ chồng ông Vũ Đình Dũng (42 tuổi, trú thôn Tân Hợp, xã Tân Thanh) hoảng hốt khi thấy nhiều gốc chanh dây bị chặt ngang thân. Ông Dũng cũng phát hiện 3 đoạn hàng rào bằng lưới thép B40 bị cắt đứt.
Chanh dây của gia đình ông Vũ Đình Dũng bị kẻ gian chặt phá (Ảnh: Tú Linh).
Qua kiểm tra, ông Dũng phát hiện 325 gốc chanh dây bị chặt phá, không thể phục hồi. Toàn bộ cây trồng bị thiệt hại đang ở giai đoạn cho thu hoạch.
Theo ông Dũng, gia đình trồng tổng cộng 450 cây chanh dây trên diện tích 0,5ha vườn, trong đó có đến 325 gốc bị chặt hạ. Trước khi bị phá, mỗi ngày gia đình ông Dũng thu hoạch trên 1 tấn quả, bán cho cơ sở thu mua với giá 20.000 đồng/kg.
Tuyên án 18 tháng tù với cựu CSGT vi phạm nồng độ cồn gây tai nạn chết người Sau khi sử dụng rượu bia, cựu CSGT Nguyễn Hồng Phong (Gia Lai) đã điều khiển ô tô gây tai nạn chết người. Hành vi này vừa bị TAND tỉnh Gia Lai tuyên phạt 18 tháng tù. Chiều 9/9, TAND tỉnh Gia Lai đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Hồng Phong (41 tuổi, trú tại phường...