Rủi ro vây bủa nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp
Trong khi chứng khoán lao dốc, vàng biến động mạnh nhưng đầy rủi ro, còn lãi suất tiết kiệm càng ngày càng giảm, nhu cầu đầu tư tài chính tăng cao đã khiến cho kênh huy động trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ngày càng “ nóng”.
Theo dữ liệu công bố của các doanh nghiệp (DN) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 7-2020, hàng loạt DN tiếp tục công bố kết quả phát hành TPDN riêng lẻ để huy động vốn tương đương hàng ngàn tỉ đồng, với mức lãi suất phổ biến từ 10%-11,5%/năm. Trước đó, số liệu báo cáo 6 tháng cho thấy tổng lượng TPDN phát hành trong sáu tháng đầu năm ước tính ở mức 159 nghìn tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kì năm trước.
Trong sáu tháng đầu năm, các ngân hàng thương mại phát hành 42,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu với lãi suất bình quân 6,72%/năm và kỳ hạn bình quân 4,7 năm. So với lãi suất tiền gửi thì đây là một mức lãi suất cao và hấp dẫn mạnh đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Tại Báo cáo tháng 7-2020, cập nhật nhanh về tác động của kênh TPDN đến lãi suất tiền gửi của Công ty Chứng khoán SSI cho thấy nhà đầu tư cá nhân đã mua trực tiếp gần 22.700 tỉ đồng TPDN trên sơ cấp, tương đương 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình gần 10% của năm ngoái. Đáng chú ý, các DN bất động sản tăng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, nhà đầu tư cá nhân tiếp tục xu hướng tăng mua.
Trong khi đó, các công ty chứng khoán, NH thương mại cũng đẩy mạnh việc phân phối TPDN cho nhà đầu tư cá nhân. Theo SSI, hiện chưa có đơn vị trung gian độc lập định hạng các TPDN, việc tự đánh giá các trái phiếu vượt quá khả năng của nhà đầu tư cá nhân.
Các DN bất động sản gia tăng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu gây nhiều rủi ro. Ảnh: minh họa
Cùng quan điểm, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cảnh báo tại Việt Nam chưa tồn tại một tổ chức độc lập và uy tín để xếp hạng tín nhiệm các DN, sự nóng lên của thị trường trái phiếu có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh lãi suất, chất lượng TPDN không đồng đều, đẩy rủi ro về phía người mua phải tự thẩm định, đánh giá. “Trước mắt do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, áp lực đối với việc trả nợ của các DN phát hành trái phiếu cũng sẽ bị đẩy lên cao hơn, làm tăng rủi ro vỡ nợ”, các chuyên gia đến từ VEPR cảnh báo.
Video đang HOT
Trước sự tăng nóng của thị trường TPDN, Bộ Tài chính đã 2 lần đưa ra cảnh báo đối với những nhà đầu tư và cả chính DN phát hành trái phiếu. Theo đó, Bộ Tài chính khuyến nghị DN phát hành trái phiếu phải tính toán cụ thể dòng tiền để xây dựng phương án phát hành trái phiếu khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ; tuân thủ quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu; sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu gắn với mục đích phát hành; không vì mục tiêu bán cho nhà đầu tư cá nhân mà chia nhỏ thành nhiều đợt phát hành với nhiều mã trái phiếu; có biện pháp để thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết với nhà đầu tư, bao gồm cam kết về mua lại trái phiếu trước hạn.
Đối với nhà đầu tư TPDN, cần tiếp cận đầy đủ thông tin, phân tích và đánh giá kỹ các rủi ro có thể gặp phải đối với trái phiếu. Trước khi quyết định đầu tư, cần yêu cầu DN phát hành, tổ chức phân phối cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính của DN phát hành bao gồm cả tình hình huy động vốn trái phiếu (số lượng đợt phát hành, khối lượng đã phát hành, dư nợ tại thời điểm dự kiến phát hành, việc thanh toán lãi, gốc trái phiếu đã phát hành); mục đích phát hành trái phiếu, tài sản đảm bảo của trái phiếu, đặc điểm của trái phiếu, quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu trái phiếu, các cam kết đối với trái phiếu, nghĩa vụ của DN phát hành, nghĩa vụ của tổ chức phân phối đối với trái phiếu.
Chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu và cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể gặp phải, nhà đầu tư nhất là nhà đầu tư cá nhân mới nên mua trái phiếu, không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao, vì có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư trái phiếu (bao gồm cả gốc và lãi) nếu DN phát hành gặp khó khăn.
Về phía tổ chức phân phối trái phiếu, Bộ Tài chính khuyến nghị không chào mời phân phối trái phiếu bằng mọi giá cho nhà đầu tư, có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho nhà đầu tư về tình hình tài chính của DN phát hành, mục đích phát hành trái phiếu, tài sản đảm bảo của trái phiếu, đặc điểm của trái phiếu, quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu trái phiếu, các cam kết đối với trái phiếu; nghĩa vụ của DN phát hành, nghĩa vụ của tổ chức phân phối đối với trái phiếu.
Đồng thời, có biện pháp quản lý để tuân thủ đầy đủ, đúng hạn cam kết về mua lại trái phiếu với nhà đầu tư khi phân phối trái phiếu. Bộ Tài chính cho biết sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát trên cơ sở đó xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về TPDN.
Trái phiếu doanh nghiệp: Xu hướng 'hút' nhà đầu tư
Hơn hẳn kênh gửi tiết kiệm về khả năng sinh lời, tính thanh khoản và an toàn cao, trái phiếu đang là xu hướng đầu tư nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây.
Trái phiếu: Kênh đầu tư sinh lời hiệu quả
Từng dành một thời gian dài tập trung đầu tư vào hình thức cổ phiếu, anh Đinh Hạnh (48 tuổi, đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội) chia sẻ, sau nhiều biến động mạnh về thị trường, cuối năm 2018 anh chính thức chuyển hướng sang đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Khi được hỏi lý do vì sao lại chuyển sang hình thức đầu tư này, anh Hạnh cho biết "Đầu tư cổ phiếu thì phải nhạy bén và sát sao với từng biến động của thị trường. Đó là chưa kể đến việc khi mã cổ phiếu giao dịch kém thì tính thanh khoản gần như không có. Do đó, so với một số hình thức đầu tư khác như mua vàng hay gửi tiết kiệm thì đầu tư trái phiếu cho khả năng sinh lời cao hơn, đồng thời mang lại cảm giác an toàn hơn vì là kênh đầu tư phù hợp với những người không muốn mạo hiểm với dòng tiền và không còn nhạy bén với thị trường đầu tư như tôi".
Theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Bùi Quang Tín (Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh), đối với người có nguồn tiền nhàn rỗi, lãi suất là ưu tiên hàng đầu. Do đó, trái phiếu doanh nghiệp đang là kênh đầu tư hấp dẫn vì lãi suất cao hơn hẳn lãi suất gửi tiết kiệm.
Hiện nay, mức lãi suất của ngân hàng đang ở mức 4-8%/năm tùy vào kỳ hạn gửi, thì lãi suất đối với trái phiếu thường xuyên ở mức 8-10%/năm, thậm chí cao hơn nếu trái phiếu có kỳ hạn dài, lên tới 13%/năm. Loại hình trái phiếu cũng đa dạng, từ trái phiếu kỳ hạn ngắn đến những trái phiếu có kỳ hạn dài hơn, khoảng 5-10 năm.
Trái phiếu doanh nghiệp đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội.
Đó cũng là lý do vì sao trong vòng một năm trở lại đây, sức cầu của nhà đầu tư cá nhân đối với sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp có sự tăng trưởng tích cực.
Lý giải nguyên nhân ngày càng nhiều nhà đầu tư cá nhân rót tiền mạnh hơn vào trái phiếu doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Quân - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam cho rằng, đó là bởi trái phiếu doanh nghiệp hầu như không bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường giống như đầu tư cổ phiếu, nhờ đó mà tính bảo toàn vốn cao. "Các nhà đầu tư hiện nay rất thông minh khi biết cách đa dạng hóa nguồn tiền của mình, tức là áp dụng nguyên tắc cơ bản "chia trứng vào nhiều giỏ", ví dụ như trước đây có cổ phiếu, gửi tiết kiệm hay bất động sản thì bây giờ họ có thêm lựa chọn để đầu tư chính là trái phiếu doanh nghiệp".
Triển vọng tạo nên xu hướng đầu tư
Theo thống kê công bố từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và từ các doanh nghiệp, năm 2019, có 211 doanh nghiệp thực hiện chào bán tổng cộng 300,588 tỷ đồng trái phiếu, chia làm 807 đợt phát hành trong đó có 12 đợt phát hành không thành công. Tổng số trái phiếu phát hành cả năm là 280,141 tỷ đồng, tương đương 93.2% giá trị chào bán và tăng 25% so với năm 2018. Lượng phát hành lớn trong năm đã khiến quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh từ 9.01% GDP (2018) lên khoảng 11.3% GDP (2019).
Các đợt phát hành trái phiếu ra công chúng không khác gì phát hành cổ phiếu sẽ tạo thuận lợi cho nhà đầu tư cá nhân dễ dàng tiếp cận sản phẩm trái phiếu. Điều này sẽ giúp bên mua và bên bán dễ gặp nhau hơn, qua đó kỳ vọng trong tương lai gần, thị trường trái phiếu sẽ trở nên sôi động và chuyên nghiệp hơn.
Đầu tư trái phiếu giúp nhà đầu tư cá nhân có thêm lựa chọn để đa dạng hóa nguồn tiền của mình.
Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp bất động sản đã tham gia vào cuộc đua phát hành trái phiếu và gây chú ý với mặt bằng lãi suất ở mức rất cao. Đơn cử như lãi suất trái phiếu Ibond dao động đến 13%/năm cho gói 36 tháng của Công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam.
Gói trái phiếu Ibond của đơn vị này được chia nhiều kỳ hạn để khách hàng có nhu cầu đáo hạn trước vẫn nhận được lãi suất cao, ví dụ: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng,...khách hàng cần bán tại thời điểm nào sẽ nhận lãi suất tại thời điểm đó.
Nói cách khác, với trái phiếu Ibond, nhà đầu tư được bán trái phiếu trước kỳ hạn, bất kể thời điểm nào nhà đầu tư thấy có điều gì bất thường hoặc không yên tâm thì nhà đầu tư có thể chủ động bán lại trái phiếu, đáo hạn trước kỳ hạn. Vì vậy, với trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể vừa kiểm soát, vừa hạn chế được các rủi ro gặp phải khi đầu tư.
Theo Phapluatnet.vn
Xây hệ thống tạo lập thị trường cho trái phiếu Huy động trái phiếu doanh nghiệp được đẩy mạnh trong quý II/2020, nhưng để tiền ở lại với kênh trái phiếu, Mirae Asset, Shinhan, MBS, VND, SSI... đang và sẽ phải tính đến việc xây hệ thống tạo lập thị trường. Hút dòng tiền tiết kiệm cá nhân Theo số liệu tổng hợp từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tổng...