Rủi ro từ đòn bẩy tài chính khi lướt sóng BĐS hậu dịch COVID-19
Cả khách hàng và chủ đầu tư các dự án bất động sản (BĐS) đang sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao, bị áp lực phải thu hồi vốn để trả nợ. Vào thời điểm khó khăn do áp lực tài chính, có thể buộc họ phải bán bớt các khoản đầu tư của mình.
Giá nhà đất tăng 20%
Theo báo cáo thị trường quý 3 của Jones Lang LaSalle (JLL), so với mức giá chào bán sơ cấp của cùng kỳ năm trước, giá căn hộ tại Sài Gòn vẫn trong xu hướng đi lên mạnh mẽ. Trong 3 tháng qua, các dự án nhà chung cư chào bán ra thị trường sơ cấp ghi nhận mức giá trung bình 2.423 USD/m2, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng cao hơn biên độ trung bình của thị trường căn hộ phía Nam 5 năm qua.
Bất chấp dịch COVID-19, giá nhà đất vẫn tăng mạnh mẽ.
Trong vòng 3 tháng qua, 4.968 căn được chào bán tại TPHCM, tương ứng với mức tăng 30% theo quí và hơn một nửa nguồn cung này đến từ dự án ở quận 9. Tuy nhiên chỉ có 4 dự án có thể ký hợp đồng mua bán trong quý 3, đây là một trong những mức thấp nhất trong lịch sử. Điều này cho thấy tình trạng khan hiếm nguồn cung gây ra bởi những vướng mắc pháp lý còn tồn đọng.
Tương tự, báo cáo thị trường bất động sản TPHCM quý 3 của CBRE Việt Nam thị trường căn hộ trong 3 tháng gần đây không có nguồn cung mới ở phân khúc trung cấp giá dưới 46 triệu đồng/m2, khiến thị trường nhà thứ cấp trở nên sôi động hơn.
Video đang HOT
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận tiếp thị dự án nhà ở của CBRE Việt Nam cho biết, trong khi thị trường căn hộ sơ cấp có tình trạng sụt giảm nguồn cung và giá mở bán vẫn tăng 6% theo năm. Hiện nay hầu hết khách hàng bị ảnh hưởng khá lớn do dịch COVID-19 nên họ quan tâm hơn về giá, phương thức thanh toán cũng như sự hỗ trợ của ngân hàng.
Còn báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam chỉ ra, mức tăng giá bất động sản trong quý 3/2020 tại TPHCM từ 15-20% so với quý trước, Hà Nội cũng tăng 3-5%. Nguy cơ bong bóng bất động sản đang được đặt ra không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới.
Cụ thể, theo báo cáo của VARS, tại Hà Nội giá căn hộ phân khúc trung, cao cấp tiếp tục gần như đi ngang, phân khúc bình dân tăng nhẹ khoảng 3-5%, so với quý trước vì mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng chưa có doanh nghiệp nào giảm giá bán. Có một số dự án thuộc phân khúc bình dân hiện tại giá đã được đẩy lên chạm ngưỡng phân khúc trung cấp. Giá đất nền ở Hà Nội do khan hiếm hàng và thuộc dòng sản phẩm được ưa chuộng nên cũng tăng mạnh.
Tại TPHCM, giá bán căn hộ trong quý 3 còn tăng mạnh hơn, từ 15-20% so với quý 2 đã tạo nên cơn sốt nhỏ trên thị trường do khan hiếm nguồn hàng trong bối cảnh lượng cầu rất cao. Cũng do khan hiếm nguồn hàng, nhiều nhà đầu tư phải tìm đến đất nền nên tại các huyện ven đô có sự tăng giá mạnh như Bình Chánh, Gò Vấp, Củ Chi… với mức dao động từ 30-50 triệu đồng/m2, tăng từ 10-15% so với quý trước.
Rủi ro từ vay nợ
Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó giám đốc bộ phận Nghiên cứu và tư vấn của CBRE nhận định, do số lượng dự án bàn giao và hoàn thiện ngày càng tăng, cùng với dịch COVID-19 kéo dài có thể dẫn đến tình trạng bán lại các sản phẩm thứ cấp.
Giá bất động sản đang đối mặt với nhiều áp lực và khuyến cáo người mua phải xác định đầu tư dài hạn, không nên mua để tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn.
“Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại cho giới đầu tư đã mua sản phẩm của các dự án mới ở các khu vực “hot” của thị trường, đặc biệt là nhóm đầu cơ lướt sóng. Đây là nhóm sử dụng đòn bẩy ngân hàng lớn, vào thời điểm khó khăn áp lực tài chính cao có thể buộc họ phải bán bớt các khoản đầu tư của mình”, bà Thanh phân tích.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, giá bất động sản đang đối mặt với nhiều áp lực và khuyến cáo người mua phải xác định đầu tư dài hạn, không nên mua để tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn. Đặc biệt là những nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính có nguồn vốn tự có thấp, chỉ đáp ứng được khoảng 20% giá trị căn hộ. Mặc dù ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi nhưng phải tính đến khả năng trả nợ với tỷ lệ an toàn so với giá trị căn hộ.
Ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận xét, giá bất động sản hiện nay quá cao so với sức tiêu thụ của đại bộ phận người dân. Trong khi TPHCM gần như không có nhà dưới 30 triệu đồng/m2 thì các thành phố lớn khác, giá căn hộ khoảng 25 triệu đồng/m2 cũng khó kiếm. Người bình dân hiện nay mất cơ hội mua nhà khi các chủ đầu tư liên tục đẩy giá do nguồn cung khan hiếm.
“Giá chung cư ở các đô thị lớn bị đẩy lên ngưỡng trần, thậm chí có đôi chút bong bóng. Đặc biệt là phân khúc chung cư cao cấp dẫn đến tỷ lệ tiêu thụ chậm. Nhiều dự án có sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao, bị áp lực phải thu hồi vốn để trả nợ, phải áp dụng chính sách khuyến mại và tặng quà giá trị lớn. Giá đất đai ở những địa phương trước đây phát triển nóng, nhanh dẫn đến đẩy giá đất tăng mạnh, nhiều nơi vượt ngưỡng giá trị thật của thị trường. Trong giai đoạn vừa qua hầu hết phải điều chỉnh cho phù hợp, để lôi kéo lực cầu thị trường trở lại”, ông Đính nói.
HoREA đề xuất không siết trái phiếu doanh nghiệp
Trong bối cảnh khó khăn do Covid-19 hiện nay, HoREA đề nghị Chính phủ không siết trái phiếu doanh nghiệp nhằm tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư xã hội cho bất động sản.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) mới có văn bản gửi tới Thủ tướng đề nghị tháo gỡ ách tắc, vướng mắc về cơ chế chính sách, nhằm tạo điều kiện phục hồi và tăng trưởng trở lại sau đại dịch cho thị trường bất động sản.
Trong đó, HoREA đề nghị Chính phủ không siết hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp để tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư xã hội cho lĩnh vực bất động sản.
HoREA đề nghị không siết trái phiếu doanh nghiệp để tạo thêm kênh huy động vốn cho bất động sản. Ảnh: Quỳnh Danh.
Theo HoREA, trái phiếu doanh nghiệp đã thay thế một phần nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nhất là trong giai đoạn Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào thị trường bất động sản.
Do đó, đơn vị bày tỏ mong muốn sớm tạo hành lang pháp lý chặt chẽ để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp minh bạch, trở thành một trong những nguồn cung ứng vốn đầu tư trung và dài hạn cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, HoREA cũng đề nghị Chính phủ sớm ban hành cơ chế xử lý các thửa đất do Nhà nước quản lý nằm xen cài trong dự án nhà ở để tái khởi động lại hàng trăm dự án nhà ở đang bị ách tắc hiện nay. Các áp lực về tài chính, áp lực đối với doanh nghiệp hoạt động theo mô hình mẹ - con cũng cần sớm tháo gỡ.
Liên quan đến chính sách tín dụng, HoREA đề nghị các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản cơ cấu lại nợ đến hạn, xem xét cho doanh nghiệp và người vay mua nhà được giảm 30-50% lãi vay trong thời hạn 12 tháng và giãn tiến độ trả lãi vay, nợ gốc. Trong đó, Nhà nước có cơ chế tín dụng tạo lập căn nhà đầu tiên cho giới trẻ.
Đồng thời, việc phát triển nhà ở xã hội và ban hành quy trình chuẩn về thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp cũng cần được xúc tiến.
Ngoài ra, đơn vị kiến nghị cơ quan chức năng sớm có kết luận các dự án thuộc diện rà soát, thanh tra để các doanh nghiệp tái khởi động. Song song đó, doanh nghiệp được thanh toán quỹ đất hoàn vốn cho các dự án BT ký trước ngày 1/1/2018.
Trước đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nêu quan điểm cho rằng thị trường bất động sản như lò xo bị nén, chỉ cần Nhà nước có cơ chế hỗ trợ sẽ bùng lên mạnh mẽ. Do đó, doanh nghiệp bất động sản không xin Nhà nước hỗ trợ bằng tiền mà chỉ xin hỗ trợ về cơ chế chính sách.
Cho vay ngang hàng: Lãi suất 18%/năm có béo bở? Những năm gần đây, hình thức đầu tư cho vay ngang hàng (P2P Lending) phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam nhờ sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Bên cạnh nhóm khách hàng cá nhân với các khoản vay nhỏ nhằm mục đích tiêu dùng, các công ty cho vay ngang hàng còn hướng đến nhóm khách hàng doanh...