Rủi ro từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump với đồng minh và nền kinh tế Mỹ
Ngay khi trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã buộc các nước như Mexico, Canada, Colombia và Panama phải nhượng bộ trước chính sách thuế quan cứng rắn.
Nhưng liệu chiến lược này có thực sự mang lại lợi ích lâu dài cho Mỹ, hay sẽ đẩy nền kinh tế vào thế bất ổn và làm xói mòn uy tín toàn cầu của Washington?
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu họp báo tại Nhà Trắng ngày 30/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Đài phát thanh Quốc tế Deutsche Welle (Đức) ngày 10/2, chỉ trong vòng hai tuần sau khi trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã khiến bốn đồng minh của Mỹ phải nhượng bộ trước đ.e dọ.a áp thuế quan và các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng chiến lược này có thể mang lại thành công ngắn hạn nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro về lâu dài.
Mexico và Canada là hai quốc gia đầu tiên đã nhượng bộ khi cam kết tăng cường an ninh tại biên giới Mỹ để giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp và buôn bán m.a tú.y. Đổi lại, họ được chính quyền Trump hoãn áp thuế 25% trong 30 ngày. Tiếp theo, Colombia cũng nhanh chóng thay đổi quyết định và đồng ý tiếp nhận người di cư bị trục xuất từ Mỹ sau khi bị đ.e dọ.a tương tự. Panama cũng có vẻ đã nhượng bộ về vấn đề Kênh đào Panama – tuyến đường thủy quan trọng nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.
Tuần này, Tổng thống Trump còn tiến thêm một bước khi tuyên bố áp mức thuế 25% đối với nhôm và thép nhập khẩu ngoài mức thuế hiện hành, khiến các đồng minh khác của Mỹ lo ngại. Tuy nhiên, Marco Buti, cựu Tổng Giám đốc phụ trách các vấn đề kinh tế và tài chính tại Ủy ban châu Âu, nhận định chiến lược thuế quan của ông Trump đang được triển khai “một cách thất thường”.
Ông Buti cho rằng những nhượng bộ từ Canada và Mexico chủ yếu mang tính biểu tượng và các biện pháp biên giới mới họ cam kết sẽ không đủ để ngăn chặn dòng chảy của m.a tú.y fentanyl hoặc người di cư không giấy tờ vào Mỹ.
Video đang HOT
Về tác động kinh tế, các chuyên gia cảnh báo thuế quan mới sẽ đẩy giá cả hàng hóa tăng cao tại Mỹ. Chuyên gia Buti nhấn mạnh điều này sẽ “tạo ra sự bất ổn kinh tế toàn cầu và gây tổn hại lớn đến tăng trưởng và thịnh vượng”. Dự báo cho thấy lạm phát ở Mỹ có thể tăng hơn 1%, buộc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phải cân nhắc việc điều chỉnh lãi suất.
Đặc biệt trong ngành ô tô, việc áp thuế có thể gây gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng sản xuất giữa ba nước Bắc Mỹ, vì các bộ phận xe thường phải qua lại biên giới nhiều lần trong quá trình sản xuất. Thuế quan ở mỗi giai đoạn có thể làm tăng đáng kể giá xe và nếu điều đó làm tổn hại đến nhu cầu, một số nhà kinh tế cho rằng mất việc làm là điều không thể tránh khỏi.
Rolf Langhammer từ Viện Kinh tế Thế giới Kiel chỉ ra rằng Tổng thống Trump đang theo đuổi tư duy cũ khi cho rằng thuế quan sẽ bảo vệ được các ngành công nghiệp trong nước. Thực tế, thuế quan hiện chỉ đóng góp 2% doanh thu chính phủ liên bang Mỹ, so với gần 60% đến từ thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp.
Trước áp lực từ Mỹ, nhiều quốc gia đã có động thái phòng ngừa. Ấn Độ đã giảm thuế quan với nhiều mặt hàng từ 13% xuống 11% và công bố kế hoạch giảm thuế đối với hơn 30 sản phẩm khác. Hàn Quốc và Nhật Bản cam kết mua thêm năng lượng từ Mỹ, trong khi Thái Lan sẽ tăng nhập khẩu nông sản Mỹ.
Về phần mình, Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc sử dụng Công cụ chống cưỡng chế (ACI) mới thành lập để đối phó, đặc biệt nhắm vào các công ty công nghệ Mỹ. ACI được đưa ra vào tháng 12 năm ngoái để ngăn chặn các cuộc tấ.n côn.g vào lợi ích kinh tế của khối và cho phép Brussels chặn đầu tư trực tiếp hoặc hạn chế tiếp cận thị trường.
Trước đó, EU đã tránh được thuế quan đối với ô tô châu Âu trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump sau khi đạt được thỏa thuận mua thêm khí đốt tự nhiên hóa lỏng và đậu nành của Mỹ. Tuy nhiên, chuyên gia Buti cho rằng lần này việc đạt được thỏa thuận tương tự sẽ khó khăn hơn.
Philip Luck từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế so sánh việc Tổng thống Trump sử dụng biện pháp cưỡng chế “như sử dung thuố.c kháng sinh” – hiệu quả khi nhắm vào các mối đ.e dọ.a cụ thể nhưng nếu lạm dụng sẽ dẫn đến hiệu quả giảm dần. Ông cảnh báo các nước có thể phát triển “khả năng miễn dịch” bằng cách giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
Thực tế này đã thúc đẩy nhiều đối tác thương mại của Mỹ tìm kiếm thị trường thay thế. Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để thảo luận về đa dạng hóa thương mại. Tương tự, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum, cũng đã khởi động Kế hoạch Mexico nhằm giảm sự phụ thuộc vào các đối tác thương mại lớn.
Niclas Poitiers, chuyên gia từ viện nghiên cứu Bruegel, nhận định thiệt hại về uy tín quốc tế của Washington từ các chính sách thuế quan này là rất lớn, khiến nhiều nước đặt câu hỏi về độ tin cậy của Mỹ với tư cách đối tác thương mại.
Hàn Quốc họp khẩn về phát biểu tăng thuế quan của Tổng thống Trump
Ngày 10/2, Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để đán.h giá những tác động có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp trong nước trước kế hoạch áp thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm từ Chính quyền Tổng thống Trump.
Ông Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử ở Grand Rapids, bang Michigan ngày 20/7/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo đó, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã tổ chức cuộc họp với đại diện từ các công ty thép lớn trong nước, bao gồm POSCO Holdings và Hyundai Steel, để thảo luận về phản ứng đối với mức thuế mà chính quyền Mỹ đề xuất.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết vào ngày 10/2 (theo giờ địa phương) ông sẽ công bố việc áp dụng mức thuế mới 25% đối với tất cả sản phẩm thép và nhôm được nhập khẩu vào Mỹ.
Thông báo này làm dấy lên lo ngại rằng các công ty Hàn Quốc có thể bị ảnh hưởng trực tiếp từ mức thuế quan dự kiến của phía Mỹ.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA), Hàn Quốc chiếm khoảng 13% lượng thép được Mỹ nhập khẩu. Trong khi đó Hiệp hội Sắt thép Hàn Quốc cho biết rằng trong năm ngoái, Hàn Quốc đã xuất khẩu 28,35 triệu tấn sản phẩm thép, trong đó có 2,77 triệu tấn được xuất khẩu sang Mỹ.
Trước đây vào năm 2018 với lý do lo ngại về an ninh quốc gia, Tổng thống Trump cũng đã áp dụng mức thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng thép được nước Mỹ nhập khẩu. Vào thời điểm đó, chính quyền Mỹ đã miễn thuế đối với các sản phẩm thép của Hàn Quốc để đổi lại việc Hàn Quốc chấp nhận hạn ngạch xuất khẩu hàng năm vào Mỹ là 2,63 triệu tấn - chiếm khoảng 70% khối lượng xuất khẩu trung bình của Seoul trong giai đoạn 2015-2017.
Trong cuộc họp khẩn cấp ngày 10/2, Thứ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Park Jong Won cho biết chính phủ Hàn Quốc sẽ chủ động ứng phó với sự thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ bằng cách sử dụng mọi mạng lưới có sẵn và hợp tác chặt chẽ với các ngành liên quan.
Đại diện của các nhà sản xuất thép trong nước như Hyundai Steel và POSCO Holdings cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ tình hình vì hiện tại có nhiều vấn đề phức tạp, bất ổn xung quanh chính sách thương mại của chính quyền mới ở Mỹ. Bên cạnh đó, Hyundai Steel cho biết đã cân nhắc việc xây dựng một nhà máy thép tại Mỹ trước thông báo gần đây của ông Trump.
Các ngành công nghiệp ô tô và đồ gia dụng trong nước của Hàn Quốc cũng như đang thể hiện sự quan tâm sát sao đến tuyên bố vừa qua của Tổng thống Trump vì những doanh nghiệp trong ngành này nhiều khả năng có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhiều người đán.h giá rằng việc tăng thuế đối với thép và nhôm của Hàn Quốc có thể dẫn đến việc tăng giá chi phí sản xuất xe ô tô và các sản phẩm gia dụng. Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc có trụ sở tại Mỹ đang sử dụng nguồn thép và nhôm từ trong nước. Hyundai Steel đã cung cấp các sản phẩm thép từ nhà máy của mình ở trong nước cho các cơ sở sản xuất ô tô của Tập đoàn Hyundai Motor tại Mỹ.
Trong một động thái liên quan, cổ phiếu của các doanh nghiệp thép của Hàn Quốc đã giảm trong ngày 10/2 trước sự lo ngại về kế hoạch áp dụng mức thuế bổ sung 25% của Mỹ. Theo đó, cổ phiếu nhà sản xuất thép hàng đầu POSCO Holdings giảm 0,84% xuống mức 237.000 won, trong khi các đối thủ khác là Hyundai Steel và Dongkuk Steel Mill đã lần lượt giảm 2,03% và 3,77%.
"Ông Trump vẫn chưa ban hành sắc lệnh hành pháp (liên quan đến mức thuế mới). Chúng tôi sẽ có thể đưa ra các biện pháp đối phó tùy thuộc vào chi tiết của mức thuế", một đại diện của POSCO Holdings đã trao đổi hãng tin Yonhap.
Thuế bổ sung của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ có hiệu lực Hãng Kyodo dẫn truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin Trung Quốc ngày 10/2 đã chính thức áp thuế bổ sung lên tới 15% đối với một số hàng hóa nhập khẩu của Mỹ. Quang cảnh cảng hàng hóa ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN Động thái này là một phần của các biện pháp nhằm đáp trả việc Chính...