Rủi ro pháp lý trong ngân hàng số
Phần lớn các ngân hàng trong nước đã bước đầu triển khai hoặc nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi sang ngân hàng số. Song, rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng “nhận dạng” chính là các vấn đề về mặt pháp lý.
Rủi ro pháp lý khi chuyển đổi sang ngân hàng số. Ảnh minh họa: TL
Ong Pham Tiên Dung, Vu truơng vu Thanh toan, Ngan hang Nha nuơc, tại Hội thảo “Số hóa ngân hàng – Cơ hội đột phá” diễn ra ngày 1-11 cho hay, điều tra của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, 94% ngân hàng trong nước đã bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó 35% ngân hàng đã và đang triển khai xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Chỉ có 6% ngân hàng hiện chưa tính đến việc xây dựng một chiến lược chuyển đổi số tổng thể.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh, với chi phí thấp hơn và phạm vi bao phủ rộng hơn, công nghệ số đang dần khiến các ngân hàng thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống trên toàn cầu.
Sự phát triển của internet banking, mobile banking, các giải pháp thanh toán sử dụng QR code, hay các tiến bộ trong công nghệ sinh trắc học sử dụng vân tay và mống mắt… đều có khả năng mang lại những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới, tiện lợi và hiệu quả. Trên cơ sở đó, các ngân hàng có thể gia tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận, giảm dần sự tập trung vào nguồn thu nhập truyền thống từ hoạt động tín dụng.
Hiện nay, nhiều ngân hàng bước đầu đã chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa như Ngân hàng Tiên Phong với ngân hàng tự động LiveBank, Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng với ứng dụng ngân hàng số Timo, Ngân hàng Phương Đông với chiến lược chuyển đổi ngân hàng số, Ngân hàng Ngoại thương với không gian ngân hàng số Digital Lab, Ngân hàng Công thương với corebank thế hệ mới và kho dữ liệu Doanh nghiệp hiện đại, Ngân hàng Quân đội với ứng dụng trợ lý ảo ChatBot phục vụ 24×7 trên mạng xã hội, Napas với dịch vụ số hóa thẻ nội địa…
Ong Pham Tiên Dung cho hay, theo nghiên cứu của BIDV, nếu chuyển đổi sang ngân hàng số thì chi phí có thể giảm 60-70%. Ngoài ra, việc áp dụng ngân hàng số còn giúp khách hàng tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ khác trong ngân hàng.
Video đang HOT
Ví dụ như nếu khách hàng bình thường, tiếp cận dịch vụ ngân truyền thống thì chỉ dùng 3,2 các dịch vụ tiếp theo của ngân hàng. Còn nếu tiếp cận ngân hàng số thì sẽ sử dụng thêm 4,4 sản phẩm, dịch vụ tiếp theo.
Số liệu nghiên cứu của Ngân hàng Nhà nước cũng thấy rằng, các hệ thống thanh toán khác ở Việt Nam tăng trưởng khoảng 30%, nhưng riêng mobile banking tăng trưởng tới 144% và đều đặn trong 2 năm qua.
“Câu chuyện về xu hướng của người dùng, xu hướng của Việt Nam là rất rõ. Nếu ngân hàng nào không bắt kịp sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi”, ông Dũng nói.
Song, việc chuyển đổi sang ngân hàng số cũng không hề dễ dàng, khi bị vướng mắc bởi nhiều rào cản như rủi ro an ninh mạng phát sinh từ các hành vi gian lận, lừa đảo khách hàng, tấn công mạng; tốn nhiều chi phí đầu tư và thời gian chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình số.
Nhưng rủi ro liên quan tới tính pháp lý là yếu tố được các ngân hàng đặc biệt nhấn mạnh. Ví dụ, hiện nay, nhiều ngân hàng đã áp dụng ứng dụng chatbox để trả lời khách hàng. Giả sử chatbox này tư vấn sai để xảy ra hậu quả nghiêm trọng đối với khách hàng. Khi đó thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm, xử máy hay người lập trình?
Hay hiện nay nhiều ngân hàng sử dụng dữ liệu lớn để phân tích hành vi của khách hàng để ra quyết định cho các khoản vay dưới 50 triệu đồng mà không cần có sự tham gia của con người. Nếu có rủi ro xảy ra thì câu chuyện pháp lý liên quan là rất lớn.
Theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh, Ngân hàng Nhà nước đặc biệt chú trọng việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm, định hướng chính sách nhằm tăng cường phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn, an ninh bảo mật cho ngành ngân hàng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng hỗ trợ thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển các công ty công nghệ tài chính.
Theo thesaigontimes.vn
Lãi suất tiền gửi đồng loạt tăng những tháng cuối năm
Từ đầu tháng 10, nhiều ngân hàng đã bắt đầu cuộc đua tăng lãi suất vào những tháng cuối năm. Theo ý kiến của một số chuyên gia ngân hàng, lãi suất tiền gửi tăng sẽ tác động đến lãi suất cho vay, gây rủi ro cho sản xuất kinh doanh.
Các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi những tháng cuối năm. Ảnh minh hoạ.
Mới đây, các ông lớn ngân hàng đều đang trong cuộc đua tăng lãi suất ở một số kỳ ngắn hạn.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tăng lãi suất một số kỳ hạn ngắn, từ 1-2 tháng lên 4,4%/năm (tăng 0,1 điểm % so với trước); các kỳ hạn 3 tháng lên 4,8%/năm, 6 tháng lên 5,5%/năm (tăng 0,2 điểm % so với trước). Tính từ đầu tháng 10 đến nay, Vietcombank đã có 2 lần tăng nhẹ lãi suất ở một số kỳ hạn ngắn.
Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam Agribank cũng tăng từ 0,2 - 0,3% lãi suất huy động ở các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất mới được ngân hàng này áp dụng kỳ hạn 1-2 tháng là 4,5%/năm; kỳ hạn 3 tháng là 4,8%/năm và kỳ hạn 5 tháng là 5,5%/năm.
Vietinbank điều chỉnh tiền gửi kỳ hạn 1 đến 2 tháng lên 4,5%/năm; khách hàng gửi kỳ hạn 3 đến 4 tháng lãi suất 4,8%/năm và kỳ hạn từ 5 đến 6 tháng lãi suất lên 5%/năm; kỳ hạn từ 6 đến 9 tháng lên 5,5%/năm.
Lãi suất huy động của 4 ngân hàng thương mại lớn ở kỳ hạn 12-18 tháng đang ngang bằng với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần như: Sacombank, ACB, Eximbank, Techcombank, LienVietPostbank,... Với các khoản tiền dưới 1 tỷ đồng, gửi vào Vietcombank, Agribank, Vietinbank và BIDV, hiện được hưởng lãi cao hơn.
Trước đó, VietinBank và BIDV đã sớm tăng lãi suất tiết kiệm tại nhiều kỳ hạn. Ở kỳ hạn 1 đến 6 tháng, lãi suất của Vietcombank, Agribank, BIDV và VietinBank ở mức từ 4,5%-5,5%/năm, cao hơn đáng kể so với LienVietPostBank khi chỉ ở mức 4,1%-5,1%/năm.
Với những kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, lãi suất của những những ngân hàng này (trừ Vietcombank) cũng đều tiệm cận hoặc thậm chí là nhỉnh hơn của một số ngân hàng TMCP tư nhân như Eximbank, LienVietPostBank, MBBank, Techcombank, và TPBank.
Lãi suất tiết kiệm tăng khiến giới chuyên môn nhận định lãi suất cho vay cũng sẽ tăng. Bất kỳ khi nào lãi suất huy động tăng cũng tạo áp lực lên lãi suất cho vay.
Hơn nữa, nợ xấu tại nhiều ngân hàng vẫn cao, nên vẫn đang phải bù lỗ cho quá khứ, cùng chi phí hoạt động cao là lý do để tăng lãi suất cho vay.
Còn chuyên gia tài chính TS. Bùi Quang Tín, cho hay việc lãi suất huy động được nhiều ngân hàng thương mại điều chỉnh gần đây có thể xuất phát từ áp lực lạm phát. Thị trường vốn rất nhạy cảm với lạm phát, nên khi lạm phát có xu hướng tăng các ngân hàng sẽ "nhúc nhích" tăng lãi suất trước để thu hút nguồn vốn huy động.
M.H
Theo laodong.vn
Hội nghị thường niên IMF-WB kêu gọi các nước sẵn sàng đương đầu với rủi ro Ngày 13/10, Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) diễn ra tại Nusa Dua, Bali, Indonesia, đã bế mạc với lời kêu gọi các nước chuẩn bị đương đầu với những rủi ro tiềm tàng do bất đồng thương mại và những căng thẳng khác gây ra. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và...