Rủi ro nhận thế chấp khi khoản vay quá hạn
Quyết định tuyên một hợp đồng thế chấp vô hiệu của tòa án mới đây cho thấy rủi ro khi ngân hàng chấp nhận bổ sung thêm tài sản đảm bảo, cho dù khoản vay đã trở thành nợ xấu.
Gần đây, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội có quyết định không chấp nhận cho Ngân hàng V. phát mại một bất động sản do được thế chấp khi khoản vay đã quá hạn.
Cụ thể, vào năm 2010, Ngân hàng V. ký hợp đồng tín dụng cho Công ty TNHH Q. (huyện an Phượng, Hà Nội) vay số tiền 8 tỷ đồng nhằm bổ sung vốn lưu động, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu sản xuất, kinh doanh…
Ngân hàng đã giải ngân đủ số tiền trên theo 3 khế ước nhận nợ. Mỗi khế ước không quá 6 tháng.
Doanh nghiệp thế chấp tài sản là 3 bất động sản của bên thứ ba để đảm bảo cho khoản vay, bao gồm quyền sử dụng khu đất diện tích 1.009 m2 tại xã Liên Trung, huyện an Phượng, Hà Nội; khu đất 57,8 m2 ở huyện Từ Liêm (nay là quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) và khu đất 48.000 m2 ở huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
Tính đến ngày 25/1/2012, doanh nghiệp chỉ thanh toán được 521 triệu đồng, từ đó đến nay không trả được gốc và lãi. Kể từ ngày 26/3/2012, Ngân hàng V. đã chuyển khoản vay trên sang nợ quá hạn.
Năm 2019, ngân hàng khởi kiện yêu cầu doanh nghiệp phải thanh toán nợ gốc và lãi là 24,9 tỷ đồng.
Trong trường hợp không thanh toán được, ngân hàng có quyền phát mại 3 khối nhà đất trên. Tòa sơ thẩm đã chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của ngân hàng.
Video đang HOT
Vụ việc kéo dài đến nay vì doanh nghiệp và chủ tài sản không đồng ý phát mại khu đất 48.000 m2 ở huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
Chủ tài sản cho biết, ngày 24/7/2012 – thời điểm thế chấp tài sản, cũng là ngày ngân hàng hứa sẽ giải ngân cho doanh nghiệp vay tiền để đầu tư phát triển trang trại, song lại bội tín.
Hợp đồng thế chấp tài sản này thể hiện 2 nội dung là tài sản đảm bảo cho khoản vay của hợp đồng tín dụng (bảo lãnh) và ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay thêm 960 triệu đồng.
Tòa án phúc thẩm cho rằng, trên thực tế, ngân hàng không thực hiện cam kết là cho doanh nghiệp vay thêm 960 triệu đồng.
Mặt khác, khoản nợ của doanh nghiệp đã quá hạn từ ngày 26/3/2012 – thuộc nợ xấu nhóm 3, nên theo quy định, ngân hàng không được cho vay tiếp.
Theo tòa án, khi khách hàng mất thanh khoản, mất khả năng trả nợ, ngân hàng tiếp tục ký hợp đồng thế chấp để mang tài sản của bên thứ ba vào xử lý là vi phạm iều 132, Bộ luật Dân sự năm 2005.
Hơn nữa, bên nhận tài sản là bên soạn thảo hợp đồng, tức là bên có thế mạnh, nên tòa giải quyết theo iều 404 – Bộ luật Dân sự 2015 (tương ứng với iều 409 – Bộ luật Dân sự 2005) có lợi cho bên yếu thế. Trong khi đó, ngân hàng cho rằng, chủ tài sản đồng ý, tự nguyện ký hợp đồng thế chấp, nên vẫn có quyền xử lý tài sản.
Do hợp đồng thế chấp vi phạm các iều 124, 132 và 361 của Bộ luật Dân sự 2015 nên không phát sinh hiệu lực.
Tòa án tuyên ngân hàng phải trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải chấp cho chủ tài sản, đồng nghĩa với việc ngân hàng không được phát mại tài sản trên.
Tuy nhiên, tòa phúc thẩm cũng xác định lại lãi suất quá hạn và tuyên buộc doanh nghiệp phải thanh toán cho ngân hàng tổng số tiền là 15,4 tỷ đồng.
Theo chuyên gia xử lý nợ xấu của một ngân hàng thương mại, với một khoản vay quá hạn, về lý thuyết thì ngân hàng nhận lại tài sản với điều kiện bên vay đồng ý và chủ động tự nguyện bàn giao tài sản. Ngân hàng sẽ làm theo quy trình để bán đấu giá, thu hồi nợ.
Tuy nhiên, trên thực tế, chủ tài sản vẫn có thể gây khó dễ, không bàn giao tài sản, hoặc ngân hàng không bán được tài sản vì nhà đất ở vị trí xấu, lúc cho vay giá cao, đến khi xử lý thì giá giảm… dẫn đến có nhiều khoản vay kéo dài nhiều năm mà không thể giải quyết dứt điểm.
“Trong quá trình vay vốn, việc bổ sung tài sản đảm bảo là bình thường. Tuy nhiên, nếu khoản vay thuộc nợ xấu từ nhóm 3 thì theo quy định, nhà băng sẽ không được cho vay thêm. Giả sử, cán bộ tín dụng có hứa hẹn sẽ cho vay tiếp thì nên hiểu rằng, đó chỉ là một “thủ thuật” để thu hồi nợ”, vị chuyên gia này chia sẻ thêm.
Hà Linh
Kế hoạch mở cửa lại kinh tế của ông Trump: Liệu có quá rủi ro?
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định là đã qua đỉnh dịch và đang lên kế hoạch cho việc mở lại nền kinh tế.
Mỹ là tâm dịch Covid-19 của cả thế giới khi đứng đầu bảng thống kê về cả số ca nhiễm và tử vong.Mặc dù Tổng thống Donald Trump tuyên bố dịch bệnh đã chạm đỉnh tuy nhiên số ca nhiễm và tử vong ở Mỹ vẫn tăng mạnh. Tới nay, thiệt hại về mặt kinh tế ở Mỹ đã rất lớn khi hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều phải đóng cửa, các hoạt động sản xuất đều tạm dừng do các biện pháp giãn cách xã hội nhằm hạn chế sự lây lan của virus.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang lên kế hoạch cho việc mở lại nền kinh tế. Ảnh: CNBC.
Quốc hội và chính phủ Mỹ đã phải liên tiếp đưa ra các gói hỗ trợ tài chính lên tới hàng nghìn tỷ USD để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ để vượt qua những ảnh hưởng của dịch bệnh. Các gói hỗ trợ của chính phủ cùng với các biện pháp trợ giúp của Cục dự trữ liên bang Mỹ đã lên tới 6.000 tỷ USD, hơn 1/4 GDP của Mỹ, nhằm cứu vãn các doanh nghiệp và nền kinh tế Mỹ nhưng con số này được dự báo vẫn chưa đủ so với nhu cầu thực tế. Riêng khoản tiền 350 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhỏ vay để đối phó với Covid-19 đã không còn và hiện đảng Cộng hòa đang yêu cầu dảng Dân chủ phối hợp để bổ sung khoản ngân sách này.
Nền kinh tế đình trệ và một loạt các doanh nghiệp phải đóng cửa đã dẫn tới gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tính từ 14/3, đã có 22 triệu người ở Mỹ đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp, tương đương 13,5% lực lượng lao động của nước này. Đây là tỷ lệ mất việc cao nhất và tăng nhanh nhất ở Mỹ kể từ khi bộ Lao động nước này bắt đầu công tác lưu trữ số liệu từ năm 1967.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 2 từng ở mức 3,5%, thấp nhất trong vòng 50 năm nhưng tỷ lệ này trong tháng 4 được dự báo ở mức hai con số. Chỉ trong vòng 3 tuần sau khi dịch bệnh bùng phát thì mọi thành quả về việc làm của Tổng thống Donald Trump kể từ đầu nhiệm kỳ đã bị xóa bỏ.
Việc làm và phát triển kinh tế là hai trọng tâm của chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump và đây cũng là những yếu tố thu hút sự ủng hộ của cử tri đối với đương kim Tổng thống. Chính vì vậy, ông Trump luôn nôn nóng muốn mở cửa lại nền kinh tế và đã đặt ra mốc 1/5 cho mục tiêu này.
Nôn nóng là vậy nhưng mục tiêu này chưa có gì là chắc chắn sẽ khả thi khi trên thực tế, mặc dù ông Trump tuyên bố dịch đã chạm đỉnh nhưng chưa thực sự xuống dốc một cách ổn định. Đây là một bước đi khá rủi ro khi dịch bệnh hoàn toàn có thể quay trở lại và thậm chí tồi tệ hơn nếu các biện pháp phòng tránh bị lơi lỏng.
Các cố vấn bao gồm nhiều chuyên gia y tế trong nhóm đặc trách chống Covid-19 của Nhà Trắng đều cho rằng sự an toàn của người dân là quan trọng nhất và hiện tại cần gia tăng xét nghiệm diện rộng để xác định tình trạng dịch bệnh, tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trong khi khá thận trọng khi đề cập tới vấn đề mở cửa lại nền kinh tế.
Ông Trump cho rằng đã tới lúc mở cửa lại nền kinh tế khi đã có một số tiến triển tích cực về dịch bệnh ở một số bang. Tuy nhiên, điều này không diễn ra trên phần lớn nước Mỹ. Thống đốc một số bang ngày 15/4 đã tuyên bố dịch bệnh chưa chạm đỉnh và một số bang bao gồm New York và thủ đô Washington đã tiếp tục kéo dài các biện pháp giãn cách xã hội tới ngày 15/5.
Quyết định mở cửa lại nền kinh tế của ông Trump dường như không nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các bang khi chính thống đốc các bang mới là những người quyết định có mở cửa hay không và việc nối lại các hoạt động kinh tế phải tùy thuộc diễn biến dịch bệnh. Chính vì vậy, Tổng thống Donald Trump đang phải đau đầu cân nhắc giữa nỗ lực chống dịch và giảm thiểu thiệt hại kinh tế và đây thực sự là một bài toán khó đối với chính quyền của ông./.
PV
Các ngân hàng rầm rộ rao bán bất động sản để thu hồi nợ Các tài sản rao bán có giá đa dạng, từ một vài tỷ đồng đến hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng nghìn tỷ đồng. BIDV đang rao bán hàng trăm lô đất thuộc dự án Khu đô thị mới Thành phố Lễ hội ở Châu Đốc (Nguồn Viettimes) Giai đoạn cuối tháng 3 - đầu tháng 4/2020, BIDV liên tục thông báo...