Rủi ro mua trái phiếu Con Cưng?
Phương án huy động vốn của Con Cưng làm nhà đầu tư nghi ngại bởi doanh nghiệp này cũng không có tài sản bảo đảm trong khi thông tin rất tù mù.
Nhiều nhà đầu tư e dè với phương án phát hành cả trăm tỷ trái phiếu của Con Cưng do thông tin còn tù mù, doanh nghiệp lại không có tài sản bảo đảm
Con Cưng – doanh nghiệp từng xuất hiện ầm ĩ trên truyền thông hồi tháng 7- 8/2018 vừa chào bán cả trăm tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp.
Thông tin tù mù, không tài sản đảm bảo
Trung tuần tháng 6, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) – đơn vị đã đầu tư vào Công ty CP Đầu tư Con Cưng – gửi thư chào bán trái phiếu của doanh nghiệp này tới một số nhà đầu tư.
Theo đó, Con Cưng chào bán trái phiếu riêng lẻ kỳ hạn 12 tháng, tổng giá trị phát hành 100 tỷ đồng, lãi suất cố định 11%/năm, kỳ trả lãi 6 tháng 1 lần. Sau đó ít ngày, một số thông tin lại cho biết tổng lượng phát giảm xuống chỉ còn 50 tỷ đồng.
Trong bản giới thiệu dài 16 trang của Con Cưng chủ yếu tập trung các thông tin vĩ mô, triển vọng ngành. Thông tin liên quan tới doanh nghiệp rất ít ỏi, chỉ gồm kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời, hệ số nợ. Theo đó, giai đoạn 2016-2018 doanh thu thuần của Con Cưng tăng trưởng bình quân 72%/ năm: Năm 2016 hơn 500 tỷ đồng, 2017 hơn 800 tỷ đồng và 2018 hơn 1.500 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu (58%) là hàng tiêu dùng nhanh (tã, sữa, sản phẩm chăm sóc cá nhân). Phần còn lại đến từ ngành hàng thời trang, đồ chơi, dụng cụ trẻ em. Bên cạnh đó là thông tin ngắn gọn về tài sản, vốn chủ sở hữu và thu nhập (trước lãi, trước thuế và trước khấu hao).
Một môi giới chào mời, khuyên nhà đầu tư nên đăng ký mua sớm kẻo… hết hàng. Tuy nhiên, các chỉ tiêu tài chính quan trọng của Con Cưng như vốn điều lệ, tỷ lệ vốn vay, chi phí kinh doanh, lợi nhuận trước thuế… khi nhà đầu tư muốn tìm hiểu đều không có. Quan trọng hơn, những thông tin trên đều được cung cấp từ một phía khiến nhà đầu tư không có cơ sở tin tưởng, bởi Con Cưng chưa phải doanh nghiệp đại chúng, chưa niêm yết, không công khai báo cáo tài chính (được báo cáo kiểm toán)… Trên website của công ty, nhà đầu tư chỉ tìm thấy vài dòng giới thiệu sơ sài như đến hết 2018 có 400 siêu thị và mục tiêu tới cuối 2012 nâng lên 1.000 siêu thị. Cũng vì mục tiêu này mà hiện Con Cưng đang rất cần tiền để bổ sung vốn lưu động.
Một điểm đáng lưu ý khác, ngoài không có ngân hàng bảo lãnh, trái phiếu của Con Cưng cũng không có tài sản đảm bảo. Nếu mua trái phiếu của Con Cưng, ngoài lãi suất 11% nhà đầu tư sẽ được gì? Trong trường hợp nhà đầu tư cần tiền gấp có thể bán lại trái phiếu này cho ai hay phải đợi tới kỳ đáo hạn mới rút được vốn? Nếu doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, tình hình tài chính đi xuống, nhà đầu tư có nhận đủ tiền lãi hay không? Giả sử nếu doanh nghiệp phá sản, nhà đầu tư có đòi được tiền?
Rất nhiều băn khoăn như trên của nhà đầu tư chưa được làm rõ. Nhà đầu tư bỏ tiền mua trái phiếu của doanh nghiệp tức là cho doanh nghiệp vay vốn có cam kết trong một khoảng thời gian. Và khi đã cho vay vốn, bên cho vay (dù không xét duyệt chặt chẽ như ngân hàng) cũng phải có đủ thông tin để thẩm định dự án, kiểm tra năng lực tài chính doanh nghiệp. Nếu không, ai dám bỏ tiền mua trái phiếu? Thậm chí có ý kiến cho rằng, với một khoản vốn huy động không quá nhiều, vậy tại sao cổ đông lớn như Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam Daiwa – SSIAM II (do SSIAM đồng quản lý với Daiwa Corporate Investment đầu tư vào hệ thống của Con Cưng) không rót thêm vốn?
Video đang HOT
Trái phiếu doanh nghiệp: nở rộ nhưng ít kết trái
“
Không minh bạch, khó phát hành thành công
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), một trong những nguyên nhân doanh nghiệp phát hành trái phiếu không thành công là không minh bạch thông tin. Do đó, cần tăng cường bắt buộc doanh nghiệp phải áp dụng các chuẩn mực tài chính quốc tế để nhà đầu tư có cơ sở tin cậy. Nên thúc đẩy hoạt động xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và ngân hàng để nhà đầu tư trái phiếu định mức được rủi ro. Tuy nhiên, hiện nay thị trường công ty định mức tín nhiệm của Việt Nam gần như chưa có dấu hiệu hoạt động.
“
Anh Nguyễn Huy T. (trú tại Hà Nội) – một nhà đầu tư lâu năm vừa rút 2/3 số tiền đổ vào chứng khoán do thị trường vẫn trồi sụt. Khi đề cập tới việc rót vốn vào doanh nghiệp đang chào bán trái phiếu như Con Cưng, anh T từ chối với lý do rủi ro quá lớn.
“Nhà đầu tư cá nhân có vốn nhỏ như tôi không đủ tiền mua trái phiếu của những đơn vị phát hành lô lớn như ngân hàng hay các tập đoàn có tên tuổi. Còn những doanh nghiệp nhỏ thì không có uy tín, tài sản đảm bảo không chắc chắn. Đặc biệt là những doanh nghiệp chưa niêm yết, không công khai thông tin, không kiểm toán tình hình tài chính thế nào? Ham chút lãi suất mà bỏ tiền vào đó, đến lúc rút không được mất cả chì lẫn chài”, anh T. nói.
Lo ngại của anh T. cũng là lo ngại của nhiều nhà đầu tư về thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Cách đây chục năm, chỉ lác đác một số ngân hàng hay các tập đoàn lớn có uy tín phát hành trái phiếu thành công. Mấy năm gần đây, thị trường này đã sôi động. Một số doanh nghiệp niêm yết uy tín, tài chính lành mạnh, lợi nhuận tăng trưởng tốt đã đi đầu trong xu hướng chuyển vốn vay từ ngân hàng hay phát hành cổ phiếu sang kênh trái phiếu với chi phí đi vay thấp hơn.
Song ở một nhóm khác, nhiều doanh nghiệp, kể cả niêm yết và chưa niêm yết, khi phát hành trái phiếu thường rơi vào tình huống không còn hạn mức vay vốn ngân hàng; hoặc lãi suất ngân hàng vượt quá khả năng chịu đựng do bị đánh giá rủi ro; hoặc không có tài sản đảm bảo để đủ điều kiện được vay vốn ngân hàng… Những trường hợp này mang trái phiếu đi bán lại thông tin không đầy đủ như Con Cưng, nhà đầu tư như anh T. e dè là điều dễ hiểu.
Trước đây, không chỉ các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) mà rất nhiều đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp cũng được ngân hàng bảo lãnh (bao tiêu nếu cổ phiếu, trái phiếu phát hành bị ế, hay mua lại trái phiếu khi nhà đầu tư bán ra trước hạn). Nhưng điều này ảnh hưởng tới kế hoạch của ngân hàng bởi theo TS. Cấn Văn Lực, khi trái phiếu ế, ngân hàng bảo lãnh sẽ trở thành bên cho vay hoặc nhà đầu tư. Khi đó, mục tiêu tư vấn không còn đúng bản chất. Ngân hàng phải rót vốn vào khiến kế hoạch tín dụng bị xáo trộn, còn cơ quan quản lý cũng khó theo dõi, đánh giá hoạt động của ngân hàng.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, việc đầu tư của các ngân hàng phải xin phép Ngân hàng Nhà nước (liên quan tới đầu tư ngoài ngành), mỗi danh mục đầu tư không vượt quá 11% vốn tự có, tổng vốn đầu tư phải dưới 30% vốn tự có…
Thậm chí, gần đây Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng khi mua trái phiếu doanh nghiệp phải giải trình. Do đó, ngân hàng thường chỉ đóng vai trò tư vấn. Thế nên, theo ông Lực, doanh nghiệp muốn phát hành thành công trái phiếu, nếu không phải ông lớn như Vietcombank hay Vinhomes… thì hãy minh bạch thông tin như Đất Xanh và nhiều doanh nghiệp đang niêm yết khác.
Cao Sơn
Theo baogiaothong.vn
Lợi nhuận bốc hơi, đại gia Lê Phước Vũ gây bất ngờ với thương vụ 5 tỷ
Trong khi lợi nhuận sụt giảm tới 70%, Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ liên tiếp giải thể chi nhánh và công ty con thì mới đây vị đại gia này gây bất ngờ khi bỏ ra gần 5 tỷ đồng góp vốn để thành lập công ty CP Cảng quốc tế Hoa Sen.
Tập đoàn Hoa Sen (Mã CK: HSG) của đại gia Lê Phước Vũ vừa công bố thông tin về việc HĐQT ban hành nghị quyết số 35 thông qua chủ trương góp vốn thành lập công ty CP Cảng quốc tế Hoa Sen.
Theo đó, Tập đoàn Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ sẽ chi 4,9 tỷ đồng góp vốn theo hình thức mua cổ phần để thành lập công ty CP Cảng quốc tế Hoa Sen.
Công ty CP Cảng quốc tế Hoa Sen có quy mô vốn điều lệ khá khiêm tốn, chỉ 10 tỷ đồng, có trụ sở tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ông Trần Ngọc Chu được chỉ định là người đại diện toàn bộ phần vốn góp của Tập đoàn Hoa Sen tại Cảng quốc tế Hoa Sen. Ông Chu sinh năm 1962, hiện đang là Phó Chủ tịch thường trực của Tập đoàn Hoa Sen.
Theo thông tin mà tập đoàn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ công bố, công ty CP Cảng quốc tế Hoa Sen có ngành nghề kinh doanh chính là "hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải," các hoạt động kinh doanh được mô tả chi tiết là dịch vụ đại lý tàu biển, vận tải đường biển, cung ứng tàu biển, lai dắt tàu, kiểm đếm hàng hoá, logistics, khai thuế hải quan...
Ngoài ra, công ty CP Cảng quốc tế Hoa Sen còn kinh doanh thêm khoảng 30 ngành nghề khác bao gồm bán lẻ ô tô con, buôn bán nhiên liệu, vận tải hành khách (taxi, ven biển, thủy nội địa, viễn dương), du lịch, vận tải hàng hoá,...
Đây là thương vụ ngoài ngành đầu tiên kể từ đầu năm 2019 đến nay của Tập đoàn Hoa Sen. Tuy nhiên, điều đáng nói là lĩnh vực Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ "nhảy vào" cũng là lĩnh vực mà vị đại gia này đã từng "từ bỏ" cách đây không lâu. Điều này là một bất ngờ đối với nhà đầu tư trên thị trường?
Cụ thể, hồi giữa năm 2018, Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ đã thoái vốn thành công tại dự án Cảng quốc tế Gemadept Hoa Sen. Đây là cảng có tổng diện tích 55 ha, với chiều dài bến là 300m, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 70.000 DWT. Tập đoàn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ đã ghi nhận được hơn 100 tỷ đồng thu nhập từ đầu tư tài chính nhờ khoản thoái vốn này.
Trước đó, vào ngày 17/6, thông tin chính thức về việc Tập đoàn Hoa Sen giải thể một công ty con trực thuộc là công ty TNHH MTV Vận tải và Cơ khí Hoa Sen cũng được HoSE công bố chính thức với lý do tối ưu hóa và điều chuyển các phương tiện vận tải từ công ty này sang các nhà máy để tăng tính chủ động trong việc điều phối vận tải, chuyên chở hàng hóa, vật liệu
Cũng phải nói thêm rằng, việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp này chứng kiến kết quả kinh doanh giảm sút và giải thể được gần 400 chi nhánh trong lộ trình tái cấu trúc. "Việc tái cấu trúc theo mô hình trên là nhằm tăng cường hiệu quả quản trị đối với hệ thống phân phối, góp phần tiết giảm chi phí, nguồn lực trong công tác điều hành hệ thống phân phối, củng cố năng lực cạnh tranh tại thị trường nội địa và không làm giảm số lượng đơn vị phân phối thuộc Tập đoàn Hoa Sen trên thị trường", lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen khẳng định.
Việc giải thể ồ ạt các chi nhánh diễn ra trong bối cảnh kết quả hoạt động kinh doanh Tập đoàn Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ được ghi nhận trong báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018 sụt giảm đáng kể so với năm 2017.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2018 của Hoa Sen chỉ còn hơn 409 tỷ đồng, giảm đến 70%. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Đáng nói là lợi nhuận sau thuế quý IV/2018 ghi nhận lỗ trên 100 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu HSG cũng giảm ba lần, còn 1.090 đồng/cổ phiếu.
Lợi nhuận kinh doanh "bết bát" của Hoa Sen có một phần nguyên nhân đến từ con số nợ vay "khổng lồ" của tập đoàn này. Tại thời điểm 30/9/2018, tổng vay nợ của Hoa Sen là hơn 14.300 tỷ đồng, tăng gần 2.500 tỷ đồng (21%) so với niên độ tài chính trước và chiếm gần 70% vốn.
Trong 6 tháng đầu năm niên độ tài chính 2018 - 2019, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 116 tỷ đồng, giảm tới 313 tỷ so với cùng kỳ, tương ứng với mức giảm 73% so với cùng kỳ.
Đáng lưu ý, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong 6 tháng vừa báo cáo ghi nhận lỗ hơn 79 tỷ đồng. Nếu so với lợi nhuận 519 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước thì khoản sụt giảm này tới 115%.
Trong tháng 5 vừa qua, Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ đã tăng vốn điều lệ từ 3.849 tỷ lên 4.234 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu trả cổ tức của NĐTC 2017 - 2018.
Theo danviet.vn
Kiên Hùng (KHS) phát hành thêm gần 1,4 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 13% Công ty cổ phần Kiên Hùng (KHS - sàn HNX) vừa thông qua phương án phát hành cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ. Theo đó, Kiên Hùng dự kiến phát hành gần 1,4 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ phát hành 13%, tương ứng cổ đông sở hữu 1...