Rủi ro lớn nhất với ngành ngân hàng không phải dịch Covid-19
Trong báo cáo mới nhất về các ngân hàng Việt Nam, tập đoàn tư vấn EFG – Hermes nhận định thách thức lớn nhất với các nhà băng đối mặt không phải dịch Covid-19 mà là thiếu vốn. Chỉ một số ít ngân hàng được đánh giá có nền tảng vốn mạnh.
Theo đó, các chuyên gia của EFG Hermes cho rằng dịch Covid-19 sẽ chỉ làm sụt giảm phần nào tốc độ tăng trưởng tín dụng và gia tăng chi phí dự phòng rủi ro của các ngân hàng, nhưng không quá lớn.
Trong năm 2021, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo hồi phục mạnh. Dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, cầu tín dụng vẫn tăng bền bỉ từ đầu năm tới nay là những yếu tố sẽ hỗ trợ các ngân hàng sớm vượt qua khó khăn.
Trong khi đó nhu cầu tăng vốn vẫn là bài toán nan giải với nhiều nhà băng. Theo tính toán, 11 ngân hàng niêm yết thuộc phạm vi báo cáo phân tích ước tính cần bổ sung lượng vốn khoảng 216.454 tỷ đồng, tương đương 42% tổng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng này tại cuối Quý 2/2020.
Video đang HOT
Tính toán nhu cầu vốn được EFG Hermes đưa ra dựa trên 4 yếu tố: nhu cầu tăng trưởng, trích lập trái phiếu VAMC, rủi ro tiềm ẩn của các khoản mục ngoại bảng và cuối cùng là quy mô các khoản mục lãi dự thu, khoản phải thu.
Chỉ có 3 ngân hàng bao gồm HDBank, Techcombank và Eximbank được đánh giá có đủ lượng vốn cần thiết, thậm chí có phần dư thừa.
11 ngân hàng niêm yết thuộc phạm vi báo cáo phân tích ước tính cần bổ sung lượng vốn khoảng 216.454 tỷ đồng
Bên cạnh nền tảng vốn mạnh, HDBank cũng được đánh giá tích cực về hiệu quả hoạt động, chất lượng tài sản tốt và tiềm năng tăng trưởng cao đến từ hệ sinh thái hơn 40 triệu khách hàng. Ngoài ra, việc ngân hàng đã tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC và hệ số CAR theo Basel II đạt 11,2% tại cuối năm 2019, cao hơn mức tối thiếu 8% theo quy định của NHNN, được đánh giá là cơ sở đảm bảo cho nhà bămg này tăng trưởng cao, bền vững những năm tới.
Với mức lợi nhuận trước thuế ước tính đạt 5.680 tỷ trong năm 2020 và tăng lên 7.281 tỷ trong năm 2022, trong khi hệ số CAR duy trì trên 15% trong giai đoạn 2021-2022, chuyên gia phân tích của EFG Hermes nhận định cổ phiếu HDB xứng đáng với mức định giá 42.241 đồng/cổ phiếu, tương ứng P/B ở mức 1,93 lần giá trị sổ sách năm 2020 và PE 7,5 lần.
EFG Hermes áp dụng mô hình chiết khấu cổ tức (DDM) 5 năm với ROAE theo đánh giá thận trọng duy trì mức 16,8% và tốc độ tăng trưởng dài hạn là 4,0%.
HDBank mới đây công bố kết quả hoạt động 9 tháng đầu năm tăng trưởng cao, với lợi nhuận hợp nhất đạt 4.381 tỷ, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2019. Ngân hàng này cũng phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi cho đối tác chiến lược nước ngoài, giúp tích cực hơn nữa hệ số CAR (theo Basel II) mà hiện nay đã ở mức tốt 10,9%.
Trong bối cảnh ngành ngân hàng trên thế giới có những biến động, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, HDBank được Moody’s xếp hạng tín nhiệm B1, phản ánh năng lực tài chính tốt, ít rủi ro tài chính và cơ hội phát triển dài hạn của ngân hàng.
Nhà băng này cũng đang triển khai tăng vốn điều lệ đợt 2 năm 2020 thông qua việc chia cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu đợt 2 để tăng vốn lên hơn 16.088 tỷ đồng.
Thêm ngân hàng hoàn thành 3 trụ cột Basel II trước hạn
Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam chính thức công bố áp dụng Trụ cột 2 của Basel II về quy trình đánh giá mức đủ vốn, được quy định tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).
Như vậy, Ngân hàng Shinhan đã chính thức hoàn thành cả ba trụ cột của Basel II sớm trước thời hạn so với quy định của NHNN. Trụ cột 2 của Basel II là quy trình đánh giá mức đủ vốn (ICAAP), bao gồm đo lường các loại rủi ro trọng yếu.
Theo Shinhan, bên cạnh rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động theo quy định tại Trụ cột 1 của Basel II, Ngân hàng còn thực hiện đo lường và phân bổ vốn bổ sung cho rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, rủi ro tập trung, rủi ro thanh toán và các loại rủi ro trọng yếu khác. Song song đó, Ngân hàng Shinhan cũng thực hiện kiểm tra sức chịu đựng với những tình huống thử thách nhất, từ đó lập kế hoạch chiến lược phù hợp dựa trên vốn kinh tế, vốn tự có và danh mục rủi ro.
Trong quá trình triển khai ICAAP, dưới sự hỗ trợ của ngân hàng mẹ tại Hàn Quốc và sự tư vấn của các chuyên gia, Ngân hàng Shinhan đã tiến hành nâng cấp hệ thống nhằm tự động hóa quy trình, xử lý thông tin từ kho dữ liệu tập trung (Risk Data Mart) một cách nhanh chóng và chính xác. Không chỉ tuân thủ các tiêu chuẩn do NHNN quy định, Ngân hàng Shinhan còn chủ động triển khai các chuẩn mực tiên tiến của Ủy ban Basel như sử dụng Tiếp cận Xếp hạng nội bộ (IRB) để tính tổng tài sản theo rủi ro tín dụng.
Trước đó, vào tháng 10/2019, Ngân hàng Shinhan đã triển khai thành công trụ cột 1 và trụ cột 3 của Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, sớm hơn so với thời hạn NHNN yêu cầu tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN.
Trong tương lai, Ngân hàng Shinhan dự kiến tiếp tục triển khai áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao và hướng tới áp dụng các chuẩn mực của Basel III vào công tác quản trị rủi ro của ngân hàng.
Tái cơ cấu nợ do Covid-19 có làm giảm chất lượng tài sản VPBank? VPBank đang tiếp tục tái cấu trúc nợ theo Thông tư 01, kết hợp với thu hồi nợ và tăng trích lập dự phòng nhằm đảm bảo chất lượng tài sản trong tầm kiểm soát. 96% các khoản nợ được tái cơ cấu của VPBank luôn đảm bảo duy trì trạng thái trả nợ đúng hạn. Sau khi Covid-19 xuất hiện, Việt Nam...