Rủi ro khôn lường khi Tổng thống Philippines đổi giọng trước phán quyết
Trước giờ Tòa Trọng tài ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông, nhiều ý kiến lo ngại Philippines có thể xuống giọng đối với Bắc Kinh dưới thời Tổng thống mới Rodrigo Duterte.
Ngày mai, Tòa Trọng tài sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngày 5.7, tân Tổng thống Philippines tuyên bố: “Nếu phán quyết đó có lợi cho Manila, chúng ta nên thương lượng với Trung Quốc… Chúng ta không sẵn sàng cho chiến tranh”.
Có ý kiến cho rằng nhiều khả năng tân Tổng thống Phillippines lo ngại rằng một phán quyết chống lại Trung Quốc có thể khiến người khổng lồ châu Á càng trở nên cứng rắn hơn.
Theo Nikkei Asian Review, ông Rodrigo Duterte xem trọng quan hệ liên minh truyền thống của Philippines với Mỹ và Nhật Bản, song ông đã tỏ ra dịu giọng hơn với Trung Quốc so với người tiền nhiệm của mình.
Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Và theo Nikkei Asian Review, rất có thể các hành xử mềm mỏng này xuất phát từ hy vọng có thể thu hút đầu tư của Trung Quốc vào hệ thống đường sắt kém phát triển của Philippines và các cơ sở hạ tầng khác.
Bắc Kinh hiện đã bắt đầu có những động thái mới nhằm “ve vãn” tân lãnh đạo Philippines. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi cho ông Duterte điện mừng nhậm chức và kêu gọi cải thiện quan hệ song phương. Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Tiền Hoa đã đích thân đến chúc mừng ông Duterte ngày 7.7.
Video đang HOT
Trước khi ông Duterte nhậm chức, Trung Quốc cũng đã nhắc tới khả năng xây dựng tuyến đường sắt mới và nhiều triển vọng hợp tác kinh tế, với mục tiêu được cho là làm dịu bớt phản ứng của nhà lãnh đạo này trước thềm phán quyết của Tòa Trọng tài.
Trong nhiều năm qua, Manila đã đi đầu trong việc lên án sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh. Ngay cả các nước trung lập như Singapore và Indonesia hiện nay cũng chỉ trích Trung Quốc vì các hành động quân sự hóa liên tục trên vùng Biển Đông.
Phán quyết vào ngày mai sẽ là phán quyết quốc tế đầu tiên liên quan đến hành động bành trướng trên biển của Trung Quốc. Một vấn đề quan trọng nổi lên là tòa án sẽ ra phán quyết về tính hợp pháp của yêu sách “Đường chín đoạn” mà Trung Quốc vạch ra, với phạm vi bao trùm phần lớn Biển Đông. Bắc Kinh khẳng định nước này sẽ không tôn trọng phán quyết của Tòa.
Tân Tổng thống Duterte khẳng định Philippines sẽ không “chế nhạo hoặc huênh hoang” khi nhận được một phán quyết có lợi, và giới quan sát cho rằng điều này thể hiện một sự dè chừng của Chính quyền Manila đối với Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông Duterte cũng nói rằng ông sẽ không bao giờ từ bỏ tuyên bố chủ quyền của nước này tại Biển Đông.
Tờ The Diplomat cũng bình luận, phải làm rõ các mối nguy hiểm thực sự không phải chỉ đối với Philippines mà còn với cả thế giới và khu vực. Tờ báo nhấn mạnh, điều quan trọng là phải xem cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Duterte đối với vấn đề Biển Đông và Trung Quốc sau khi có phán quyết.
Về quan hệ song phương, các rủi ro đó là ông Duterte sẽ tiếp cận Trung Quốc và Biển Đông trong một cách mà làm mất đi lợi ích của Philippines, kể cả thông qua chính sách giảm đòn bẩy của đất nước hay cách tiếp cận chính sách có lợi cho Trung Quốc hơn là Philippines.
Cách gửi ra tín hiệu quá tích cực về Trung Quốc trước khi Tòa ra phán quyết như sẵn sàng đám phán, chia sẻ lợi ích chung, cùng khai thác, tránh các hành động quân sự, và có thái độ thờ ơ hơn đối với Mỹ – ông Duterte đã làm suy yếu vị thế của Philippines bằng cách báo hiệu ông đang nghiêng theo hướng nhượng bộ và không quyết liệt với kết quả cuối cùng của vụ kiện.
Điều này có thể dẫn đến việc Trung Quốc đánh giá quá cao vị thế của mình và đánh giá thấp vị thế của Philippines, ảnh hưởng đến mức độ mà Bắc Kinh đang sẵn sàng thỏa hiệp trong bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai, The Diplomat nhận định.
Trên toàn cầu, nguy cơ là cách tiếp cận của ông Duterte sẽ làm suy yếu những nỗ lực quốc tế liên tục được thiết kế để chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh. Mặc dù Trung Quốc đã đạt được trong một số cách từ các hành động của họ trên Biển Đông, nhưng trong thực tế hành vi của Bắc Kinh cũng đã khiến cộng đồng quốc tế cảm thấy Trung Quốc đang bất chấp luật pháp và các quốc gia trong khu vực tăng cường quan hệ với các cường quốc để chống lại sự vi phạm của Trung Quốc.
Có một thực tế không thể phủ nhận, nếu không có vai trò của Manila trong những năm gần đây, có thể kể đến như việc nộp đơn kiện Trung Quốc, hoặc ký hiệp ước quốc phòng mới với Mỹ để cho Washington truy cập vào các cơ sở quân sự chiến lược ở Philippines – nỗ lực toàn cầu chống lại sự bành trướng của Trung Quốc sẽ không được mạnh mẽ như ngày nay.
Theo Danviet
Trung Quốc trốn chạy ánh sáng công lý
Việc Trung Quốc có thể rút khỏi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) trong trường hợp Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết bất lợi cho nước này trong vụ kiện của Philippines được xem là hành động trốn chạy khỏi ánh sáng công lý.
Các thẩm phán Tòa án PCA tại The Hague, Hà Lan sắp ra phán quyết đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông
Báo chí Nhật Bản ngày 21-6 dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết, Trung Quốc đã tuyên bố với một quốc gia châu Á rằng, nước này có thể sẽ rút khỏi Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 nhằm phản đối phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) về vụ kiện Biển Đông do Philippines khởi kiện nếu phán quyết này đi ngược lại lập trường của Bắc Kinh. Tuyên bố này được xem là nhằm dọn đường cho Trung Quốc trốn tránh một phán quyết của công lý ngăn cản Bắc Kinh hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Trung Quốc sau khi đơn phương công bố yêu sách "đường lưỡi bò", hay còn gọi là "đường 9 đoạn", nhằm đòi hỏi chủ quyền phi lý với 80% diện tích Biển Đông đã ngày càng tỏ ra ráo riết và hung hăng hơn trong việc biến vùng biển chiến lược trọng yếu này thành ao nhà của mình.
Sau khi Trung Quốc xua đuổi tàu và kiểm soát bãi cạn Scarborough năm 2012, Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên PCA vào ngày 22-1-2013, yêu cầu tòa ra phán quyết tuyên bố "đường lưỡi bò" của Trung Quốc không có giá trị pháp lý bởi đi ngược lại UNCLOS năm 1982.
Sau nhiều phiên tranh tụng, xem xét, PCA dự kiến sẽ công bố phán quyết đối với vụ kiện, theo truyền thông của Philippines là vào ngày 7-7 tới.
Hiện giới truyền thông và phân tích quốc tế đã đưa ra một số "kịch bản" phán quyết của PCA đối với vụ kiện của Philippines, song đa số đều cho rằng tòa sẽ ủng hộ quan điểm của Manila, ra phán quyết rằng đòi hỏi chủ quyền dựa trên yếu tố lịch sử mà Trung Quốc đưa ra là không có cơ sở luật pháp quốc tế, từ đó vô hiệu hóa yêu sách đòi chủ quyền trên Biển Đông theo "đường lưỡi bò".
Trong trường hợp Philippines "thắng kiện", đó sẽ là một đòn giáng chí tử vào tham vọng bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc. Bởi mọi yêu sách, đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển chiến lược này đều là không phù hợp với luật pháp quốc tế, phù hợp với bản "hiến pháp của thế giới về đại dương" UNCLOS hay nói cách khác là phi pháp.
Cho dù phán quyết của PCA không mang tính ràng buộc pháp lý, bắt buộc các bên liên quan phải thực thi, song với tư cách là thành viên của UNCLOS mà Trung Quốc gia nhập từ năm 1996 cũng như là một cường quốc, một thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ, Trung Quốc phải có nghĩa vụ tuân thủ phán quyết trong vụ kiện của Philippines.
Nếu như không tuân thủ phán quyết của PCA, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia xem thường luật pháp quốc tế, tự cô lập mình với cả thế giới khi "sống vô luật pháp" trong thế giới văn minh ngày nay. Trong khi đó, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia ở khu vực được tiếp sức mạnh của công lý, sức mạnh của lẽ phải để đấu tranh chống lại mưu đồ bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tìm cách "dọn đường" để rút khỏi UNCLOS cho thấy Trung Quốc sẵn sàng bất chấp tất cả, kể cả việc tự cô lập mình khỏi cộng đồng quốc tế, để hiện thực hóa bằng được tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Theo_An ninh thủ đô
Toàn cảnh vụ kiện Biển Đông Tòa Trọng tài quốc tế dự kiến trong ngày 12.7 ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây được xem là phép thử quan trọng cho luật pháp quốc tế và các nước lớn. Đáng chú ý, Trung Quốc đã tẩy chay tiến trình pháp lý này ngay từ đầu,...