Rủi ro khi ôm cổ phiếu Licogi 18?
Cổ phiếu Licogi 18 (Mã L18) trong các phiên giao dịch gần đây chỉ ở quanh mức 9.000 đồng/cp, với 23 triệu cổ phiếu phát hành với giá 10.000 đồng/CP, sau khi mua xong nhà đầu tư sẽ cầm chắc việc mất giá?
Trụ sở Licogi 18 tại số 471 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Theo đó, tại thông báo phát hành cổ phiếu, lãnh đạo Licogi 18 cho biết cổ phiếu L18 trên thị trường không có nhiều biến động quanh vùng giá 8.900 đồng/cp, trong khi giá trị sổ sách là 17.090 đồng/cp. Căn cứ chiến lược phát triển, nhu cầu vốn và đảm bảo quyền lợi của các cổ đông, doanh nghiệp thống nhất mức giá chào bán cho cổ đông hiện hữu là 10.000 đồng/cp.
Danh sách cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu của đợt chào bán ra công chúng chốt vào ngày 14/12/2020. Tỷ lệ thực hiện là 1:1 (cổ đông sở hữu 1 cp sẽ có 1 quyền mua – được mua 1 cp phát hành thêm). Thời gian đăng ký đặt mua và nộp tiền mua cổ phiếu từ ngày 17/12/2020-20/01/2021. Đây là loại chứng khoán tự do chuyển nhượng.
Với mức giá chào bán này, Licogi 18 dự kiến thu về gần 230 tỷ đồng, trong đó 131,78 tỷ đồng sẽ được dùng để trả nợ BIDV và phần còn lại bổ sung vốn hoạt động kinh doanh như: trả cho nhà cung cấp vật tư trong nước và nước ngoài; trả lương cán bộ công nhân viên…
Video đang HOT
Cụ thể, Licogi 18 sẽ dùng gần 96,6 tỷ đồng thanh toán khoản nợ tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Quang Minh và dùng hơn 35,2 tỷ đồng thanh toán khoản nợ tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Hải Dương. Dùng 60 tỷ đồng trả cho các nhà cung cấp vật tư cát đá xi măng… Dùng 20 tỷ đồng trả cho các nhà cung cấp vật tư nhập ngoại như neo, cáp… còn lại hơn 18 tỷ đồng để chi trả một phần lương cho cán bộ công nhân viên.
Về hoạt động kinh doanh, 9 tháng, doanh nghiệp xây dựng ghi nhận 1.167 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế 21,9 tỷ đồng, giảm 6% do chi phí quản lý tăng mạnh.
Tính đến 30/9/2020 tổng tài sản công ty đạt 2.378 tỷ đồng. Nợ phải trả 1.985 tỷ đồng trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 447 tỷ đồng và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn 374 tỷ đồng.
Quý cuối năm, Licogi 18 đặt mục tiêu doanh thu và tổng thu nhập 590 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 13 tỷ đồng. Lũy kế cả năm, doanh thu và tổng thu nhập dự kiến 1.708 tỷ đồng và lãi trước thuế 41 tỷ đồng.
Hiện Licogi 18 có vốn điều lệ 230 tỉ đồng, nếu chào bán thành công, doanh nghiệp sẽ tăng vốn gấp 2 lần lên 460 tỉ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quí III, tới cuối tháng 9, tổng nợ đi vay của Licogi 18 là 822 tỉ đồng, tăng 45% so với con số đầu năm và gấp 2 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, Licogi 18 vay khoảng 580 tỉ đồng từ ngân hàng BIDV.
Như vậy, sức hấp dẫn của lô cổ phiếu Licogi 18 chuẩn bị phát hành đến từ đâu, liệu có sự rủi ro nào đang đón chờ nhà đầu tư, khi tình hình kinh doanh của Licogi 18 có nhiều điều đáng băn khoăn.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Số 18 (Licogi 18) có tiền thân là Công ty Kiến trúc Uông Bí được thành lập ngày 19/05/1961 tại Uông Bí, Quảng ninh; Năm 1972 đổi tên thành Công ty Xây dựng Uông Bí; Năm 1980 đổi thành Công ty Xây dựng số 18 và chuyển trụ sở về Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương; Tháng 01/2006 chuyển đổi thành công ty cố phần với tên gọi mới là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 (Licogi 18 – Quyết định số 48/QĐ-BXD ngày 10/01/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng). Licogi 18 niêm yết trên Sàn giao dịch: HNX ngày 23/04/2008 – Mã giao dịch L18 với vốn điều lệ: 229,880,080,000 tỷ đồng.
Licogi 18 có các ngành nghề kinh doanh chính: Thi công XD các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và KCN; Đầu tư KD nhà ở, khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật KCN; SXKD vật tư, thiết bị, phụ tùng và các loại VLXD, gia công, chế tạo các SP cơ khí XD; Kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, du lịch…
Chủ tịch HĐQT hiện này của Licogi 18 là ông Đăng Văn Giang và Tổng Giám đốc là ông Bùi Thanh Tuyên; Trong đó, ông Bùi Thanh Tuyên – thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc đang là cổ đông lớn nhất nắm 41,98% vốn của L18. Ông Đặng Văn Giang – Chủ tịch HĐQT sở hữu 7,2% vốn L18; Hai cổ đông lớn là tổ chức gồm: Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc (Mã: IDV) nắm 9,66% vốn L18; Tổng công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng – CTCP nắm 6,61% vốn L18.
Dòng tiền tiếp tục cuồn cuộn đổ vào chứng khoán, VnIndex vững mốc 900 điểm
Chúng tôi nhận thấy làn sóng vực dậy những cổ phiếu "trà đá" đang rất mạnh mẽ. Nhóm VN30 chững lại sau thời gian tăng nóng.
Bất chấp nhiều ý kiến cho rằng có dấu hiệu phân phối đỉnh ở những phiên giá trị giao dịch cao, dòng tiền vẫn cuồn cuộn đổ vào thị trường chứng khoán với tâm lý hết sức lạc quan. Trạng thái bình thường mới của Việt Nam được xác lập rõ nét trong bối cảnh toàn cầu vẫn đang lao đao vì Covid-19 giúp Việt Nam trở thành một tâm điểm cho sự chú ý toàn cầu.
Những nhà đầu tư ở lâu trên thị trường thường "sợ" rằng chứng khoán đã ở mặt bằng giá khá cao so với đáy Covid-19 nhưng những nhà đầu tư bị lỡ nhịp lại thấy rằng cơ hội mua vẫn còn rất nhiều khi giá trị nhiều doanh nghiệp vẫn ở dưới BV.
Chúng tôi nhận thấy làn sóng vực dậy những cổ phiếu "trà đá" đang rất mạnh mẽ. Những cổ phiếu lâu nay biến thành cổ phiếu "trà đá" có rất nhiều nguyên nhân khác nhau và khá nhiều cổ phiếu không phải do nguyên nhân kém đi trong kinh doanh mà là "bể game" cổ phiếu. Sự vực dậy những cổ phiếu có nền tảng kinh doanh không tệ mà giá đã bị đè bẹp khiến hàng loạt cổ phiếu penny dậy sóng. Điển hình cho làn sóng này là ITA, HQC, SCR, HAG...
Nhóm VN30 sau thời gian tăng nóng đã chững lại. Tuy chưa rõ ràng nhưng chúng tôi nhận thấy khi nhóm VN30 chững lại thì nhóm midcap-penny lại nổi lên và sẽ đến ngưỡng penny-midcap trở nên đắt đỏ thì dòng tiền có lẽ lại quay về nhóm VN30 bởi lẽ sự điều chỉnh ở nhóm này đang trong biên độ rất hẹp. Tức, cân bằng giữa cung-cầu không quá cong vênh.
BVH là một trong những điểm sáng giao dịch hôm nay khi cổ phiếu tiếp tục tăng thêm 4%. Là một trong những cổ phiếu giảm rất sâu "thời Covid-19", BVH đã hồi phục mạnh giai đoạn gần đây nhưng chững lại trong khoảng 2 tuần giao dịch gần đây nhất. Phiên hôm nay bứt phá trở lại.
Tại thời điểm 11h, dòng tiền vẫn là một trong những điểm nhấn quan trọng của thị trường chứng khoán. 3.700 tỷ hiện đã được giao dịch trên sàn HoSE và 410 tỷ trên HNX. Đây là một trong số rất ít phiên giao dịch đạt giá trị cao trong lịch sử thị trường chứng khoán.
Tỷ phú Trịnh Văn Quyết "thoát hàng" hơn 250 triệu cổ phiếu ROS chỉ sau 2 tháng rời ghế Chủ tịch FLC Faros Tính từ khi rời chức Chủ tịch HĐQT ở FLC Faros, ông Trịnh Văn Quyết đã bán đi 256,5 triệu cổ phiếu của DN này. Ngày 8/6, Chủ tịch CTCP Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vừa thông báo đã bán 7,2 triệu cổ phiếu FLC Faros. Trước đó, theo thông tin giao dịch trên sàn HoSE, ngày 1/6 chủ tịch Tập đoàn...