Rủi ro khi mua hàng trực tuyến qua mạng xã hội
Khác với sàn thương mại điện tử có cơ chế quản lý rõ ràng, việc mua hàng trực tuyến qua mạng xã hội như Facebook hay TikTok tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua khi không thể kiểm soát được chất lượng hay nhận sự bảo vệ từ bên trung gian.
Mua hàng trên mạng xã hội ( mua hàng trực tuyến) không còn là điều quá xa lạ với người dùng internet tại Việt Nam những năm gần đây, đặc biệt là thế hệ trẻ. Tuy nhiên, hình thức này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua khi là bên “phải chịu” nếu có vấn đề xảy ra, không giống với việc mua bán trên các sàn thương mại điện tử phổ biến.
Giao dịch trên mạng xã hội vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả bên bán lẫn bên mua
Cụ thể hơn, đối với sàn thương mại điện tử trong vai trò bên trung gian kết nối người bán – người mua, doanh nghiệp có đầy đủ bộ quy tắc ứng xử cũng như các biện pháp bảo vệ cần thiết cho cả đôi bên. Trong đó, người mua sẽ được hưởng các quyền lợi cần thiết như có đối tác vận chuyển uy tín, có thể trả hàng nếu sản phẩm mua không đúng như cam kết của bên bán, dễ dàng theo dõi lộ trình đơn hàng nhờ hệ thống của sàn…
Ngược lại, cơ chế “shop” để kinh doanh trên mạng xã hội hiện nay đang có sự khác biệt. Những nền tảng truyền thông xã hội trên internet như Facebook, TikTok tận dụng tập người dùng hiện có để làm khách hàng từ đó làm cầu nối cho người mua và người bán gặp nhau. Tuy nhiên, đây chỉ là nền tảng giao dịch trực tuyến và quá trình mua sắm diễn ra giữa người bán và người mua, không có sự tham gia của đơn vị giống vai trò sàn thương mại điện tử.
Trên một số hội nhóm trực tuyến, không ít người dùng than phiền khi trở thành nạn nhân của các giao dịch qua mạng xã hội như vậy. Đáng chú ý, phản hồi tiêu cực đến từ cả bên bán lẫn bên mua. Trong khi người bán chủ yếu gặp tình trạng lượng hàng bị “bom” (người đặt mua không nhận hàng, không thanh toán khiến sản phẩm trả về), thì phía mua đối mặt nhiều vấn đề hơn.
Video đang HOT
“Lúc nhận không kịp kiểm tra hàng xong khi bóc ra mới biết giao sai thì không tìm được ai để giải quyết đâu mọi người ơi. Nhắn tin cho shop thì 10 phút chưa tải được vào giao diện, ấn gửi tin nhắn thì không thấy đâu. Phần khiếu nại TikTok cũng không có”, một người dùng bình luận về trải nghiệm mua hàng trên TikTok – mạng xã hội chia sẻ video ngắn đang nổi gần đây. Người này còn tiếp tục phản hồi tiêu cực về chính sách liên quan tới mua bán trên nền tảng này.
Hồi cuối tháng 4, TikTok giới thiệu giải pháp thương mại điện tử tên TikTok Shop tại Việt Nam, là một hình thức kết hợp cửa hàng trực tuyến lên nền tảng mạng xã hội này. Nhưng dù đã thử nghiệm cả năm trời tại thị trường khác ở Đông Nam Á, chính sách của TikTok Shop dường như chưa hoàn thiện, hoặc chưa thực sự phù hợp với người dùng Việt Nam.
Trải nghiệm mua sắm trên nền tảng này chưa được đánh giá cao sau một tháng ra mắt, dù người dùng thừa nhận việc xem live (bán hàng trực tuyến) trên TikTok dễ khiến người xem tin tưởng và đi đến quyết định mua hàng. Tuy nhiên đề cập đến vấn đề này, Diễm Uyên – chủ một tài khoản TikTok bình luận: “Chính sách bên đó tệ nên ai thích mạo hiểm cứ mua, hên xui trúng hàng ngon”.
Mua sắm trực tuyến đang bùng nổ trên di động
ISTOCK
Tại một bài đăng trên fanpage ở Facebook khi nêu ra câu hỏi “TikTok Shop ra đời với sứ mệnh giúp cai nghiệm mua sắm đúng không ạ?” với ngụ ý trải nghiệm tệ trên nền tảng này khiến người dùng không còn cảm xúc hay niềm tin vào mua sắm trực tuyến trên các trang trực tuyến qua mạng xã hội, nơi cả người mua và người bán đều không được chứng thực và bảo vệ. Trong số hàng trăm bình luận đa phần ý kiến chê trải nghiệm khi mua sắm qua mạng xã hội TikTok. Nhóm người bán nếu không than ế khách thì cũng là câu chuyện tỉ lệ hoàn hàng quá cao so với kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.
Không chỉ với TikTok Shop, chuyện mua hàng trên Facebook cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo một chuyên gia về dịch vụ trên mạng xã hội, có rất nhiều điều bất lợi cho bên mua khi giao dịch trên nền tảng như hàng giả, nhái, kém chất lượng, không minh bạch về giá, xuất xứ.
“Thông tin riêng tư cũng có thể bị chiếm dụng và khai thác khi khai báo đặt đơn hàng nếu gặp phải các tổ chức, cá nhân lừa đảo. Chủ shop trực tuyến cũng không đủ khả năng về công nghệ và giải pháp để bảo vệ các dữ liệu này”, ông chia sẻ.
Trong khi người bán hàng trên sàn thương mại điện tử, website do Bộ Công Thương cấp phép phải cung cấp rất nhiều thông tin cá nhân để chứng thực hoạt động hợp pháp, đồng thời sử dụng nền tảng kinh doanh được hỗ trợ về các công nghệ giúp bảo mật dữ liệu cá nhân, thông tin thanh toán, thì người dùng kinh doanh trên mạng xã hội hoàn toàn có thể dùng danh tính giả, mơ hồ về địa điểm kinh doanh. Điều này khiến bên mua khó có cơ sở để đòi quyền lợi cũng như được bảo vệ bởi các bên hợp pháp trong trường hợp có rủi ro xảy ra khi đặt mua hàng trực tuyến trên mạng xã hội.
Chuyên gia bảo mật nói gì về việc cha mẹ tiết lộ tin nhắn của con lên mạng?
Trong những ngày vừa qua, việc phụ huynh công khai các nội dung riêng tư của con lên mạng xã hội đã gây xôn xao về cách nuôi dạy con trên Internet.
Mới đây, ông Yeo Siang Tiong - Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á đã chia sẻ một số lời khuyên cho các bậc phụ huynh nhằm bảo vệ con cái khỏi các mối đe dọa trên mạng.
Cụ thể, phụ huynh cần đồng hành và giám sát chặt chẽ con em mình, đặc biệt là trên Internet. Tuy nhiên, là bậc cha mẹ, chúng ta cũng cần lưu ý ranh giới mỏng manh giữa việc giám sát con và xâm phạm quyền riêng tư của trẻ, vì hành động của chúng ta có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý và cảm xúc của con em.
Các bậc phụ huynh trên khắp thế giới đang nỗ lực giúp con cái sử dụng các thiết bị kỹ thuật số có trách nhiệm và có kiểm soát. Đây được xem là một sự phát triển tốt.
Không cha mẹ nào muốn con mình trở thành nạn nhân của bạo lực, lừa đảo hoặc các hành vi lợi dụng khác, điều này đòi hỏi cần có sự kết hợp giữa việc giám sát của phụ huynh và các công cụ phần mềm để bảo vệ trẻ khỏi các mối đe dọa trên mạng.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần xây dựng văn hoá tin tưởng trong gia đình, trong đó chúng ta tin tưởng con cái và chúng cũng đủ tin tưởng chúng ta để chia sẻ về những lần gặp gỡ, thậm chí là những trải nghiệm tồi tệ ở trên mạng.
Dưới đây là một số biện pháp giúp bảo vệ trẻ an toàn khi trực tuyến:
- Trò chuyện với trẻ thường xuyên và có trách nhiệm để thảo luận về những trải nghiệm của con trên mạng. Hành động này bao gồm kiểm tra các mối quan tâm và cởi mở với chúng. Xây dựng chiến lược giao tiếp mà trẻ có thể hiểu và tiếp cận bất cứ khi nào chúng cảm thấy lo lắng.
- Dạy trẻ cách chặn và báo cáo khi nhận thấy hoặc trải nghiệm điều gì đó có vấn đề ở trên mạng. Việc này giúp tạo thói quen trực tuyến tích cực và cho con cảm giác kiểm soát.
- Dành thời gian tìm hiểu về các xu hướng, trò chơi và các kênh đang thịnh hành để hiểu chúng có thể ảnh hưởng các hoạt động trực tuyến của con bạn như thế nào.
- Hãy là một tấm gương tốt. Thực hành những gì bạn rao giảng để trẻ có thể tin tưởng và hiểu rằng bạn chỉ đang muốn bảo vệ chúng.
- Sử dụng giải pháp bảo mật uy tín như Kaspersky Safe Kids khi bạn không ở bên để bảo vệ con trẻ khỏi các nội dung nguy hiểm và giới hạn thời gian chúng sử dụng thiết bị.
TikTok Việt Nam: Ngay cả bố mẹ, thầy cô cũng thiếu kỹ năng để an toàn trên mạng Theo đại diện TikTok Việt Nam, một thực trạng ở Việt Nam là không chỉ các em học sinh mà thậm chí cả bố mẹ, thầy cô giáo cũng thiếu một số kỹ năng, thậm chí là kỹ năng cơ bản để làm sao có thể an toàn trên mạng. Nhận định trên được ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc chính sách TikTok...