Rủi ro đầu tư chứng khoán quốc tế – bài học đau đớn!
Muốn tiết kiệm được nhiều tiền trong một khoảng thời gian ngắn là cả một nghệ thuật đó!
Tôn chỉ đầu tiên trong quản lý tài chính cá nhân luôn là tiết kiệm. Duy trì các khoản khoản tiết kiệm sẽ là thói quen tốt giúp chúng ta đạt được nhiều mục tiêu trong tương lai cũng như có khoản backup cho những tình huống khẩn cấp.
Thế nhưng làm sao để tiết kiệm và tiết kiệm như thế nào để số tiền dư nhiều lên nhanh chóng là vấn đề không phải ai cũng biết. Thậm chí đối với dân tình lương chỉ 6 – 7 triệu/ tháng, ăn tiêu còn không đủ làm sao có dư để tiết kiệm cơ chứ. Song, trên đời này điều gì cũng có thể nếu bạn biết được 5 “chiêu” tiết kiệm nhanh chóng dưới đây.
1. Lập quỹ tiết kiệm tự động
Nếu bạn không tin vào bản thân lắm, có thể nhờ cậy đến app của các ngân hàng để lập quỹ tiết kiệm tự động. Điều này đơn giản là bạn cài đặt để cứ đến ngày lãnh lương, thẻ sẽ tự chuyển một số tiền nhất định vào quỹ tiết kiệm riêng của bạn, như thế này không sợ quên cũng không sợ thâm hụt mất tiền dự định tiết kiệm. Yên tâm là ngân hàng nào của Việt Nam cũng có tính năng chuyển tiền cố định hằng tháng này.
Mặt khác, nếu bạn tiết kiệm mỗi tháng 10% tổng thu nhập, hãy làm tròn lên từng con số lẻ trong quỹ tiết kiệm. Ví dụ 10% tiền lương của bạn là 1050k, hãy làm tròn số tiền tiết kiệm thành 1100k luôn nhé. Tiết kiệm thêm một tí không làm tài chính của bạn eo hẹp, ngược lại “tích tiểu thành đại”, số tiền nhỏ lẻ ấy qua thời gian còn có thể thành một khoản kha khá đó.
2. Chăm chỉ sử dụng các app hoàn tiền, tích điểm
Nếu bạn là người thích thanh toán online, ngoài việc săn voucher giảm giá bạn còn nên tìm hiểu về tính năng hoàn tiền và tích điểm. Hầu như các cửa hàng, quán ăn đều có chương trình khách hàng thân thiết mà mỗi lần thanh toán đều được tích lại 5 – 10% tổng hóa đơn, đừng ngại ngần hỏi thăm và tham gia nhé.
Video đang HOT
Mặt khác, có một số loại thẻ ngân hàng dành cho người hay mua sắm cũng có % hoàn lại tiền rất cao, bạn có thể tham khảo qua để tiết kiệm một phần nào đó tiền bạc.
3. Giảm bớt các khoản chi nhỏ lẻ không cần thiết
Để có nhiều tiền hơn cho quỹ tiết kiệm mà lương không cao, chắc chắn bạn sẽ phải bỏ đi những khoản chi lặt vặt, không cần thiết nhưng tiêu tốn rất nhiều. Cách đơn giản để tìm ra chúng là lập kế hoạch tài chính, xem kỹ từng khoản chi trong tháng để biết đâu là “kẻ trộm” đang lấy đi tiền của bạn mỗi ngày mà bạn không hay biết. Đó có thể là những món đồ vài “không đáng bao nhiêu” mua vì dễ thương, cốc cà phê 30k mỗi ngày… Cứ cái gì có thể chuyển sang thứ rẻ hơn, tự làm hay thứ gì chẳng thiết yếu thì lược bớt, hạn chế đi.
4. Ngưng lạm dụng thẻ tín dụng
Tiền không phải của mình, mình không biết xót hoàn toàn đúng với đa phần những con nghiện quẹt thẻ tín dụng. Tâm lý có một khoản tiền luôn sẵn có lại không phải vất vả làm ra khiến họ điên cuồng quẹt thẻ mọi lúc mọi nơi rồi rơi vào tình trạng mua sắm bốc đồng. Sau cùng là không trả nổi dư nợ hằng tháng, chỉ có thể tạm đóng các khoản thanh toán tối thiểu và è cổ ra trả lãi thẻ tín dụng, gồng gánh nợ thẻ.
Nếu bạn không phải là người dễ vượt qua các cám dỗ, hãy né xa thẻ tín dụng ra, ưu tiên chỉ xài tiền thật sự là của mình, đừng ghi thêm nợ nần nhé!
5. Thanh toán dần các khoản nợ
Muốn yên tâm tiết kiệm, không thâm hụt thu nhập mỗi tháng thì phải nhẹ gánh nợ nần. Tất nhiên thoát ra khỏi nợ nần là một câu chuyện dài và khó nhằn. Song, bạn có thể chọn cách cắn răng trả hết nợ, chấp nhận chi tiêu ít hơn, “thắt lưng buộc bụng” để dồn tiền trả được càng nhiều nợ càng tốt. Đến khi qua hết cơn ác mộng này, không chỉ cuộc sống của bạn dễ thở hơn mà số tiền dành cho tiết kiệm cũng nhiều hơn rồi đó.
Tăng trưởng tín dụng và huy động vốn tại TP Hồ Chí Minh thấp
Trong báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2021 vừa công bố, Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh cho biết, tổng vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố tính đến ngày 1/8/2021 đạt 3.029,25 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Tiền gửi cư dân tăng trưởng thấp
Đáng chú ý, vốn huy động của khối ngân hàng nhà nước (NHNN) đạt 872,12 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,8% tổng vốn huy động, tương đương tháng trước và tăng 12,1% so với cùng kỳ; vốn huy động của khối ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) đạt 1.599,57 nghìn tỷ đồng, chiếm 52,8% tổng vốn huy động, tăng 1% so với tháng trước và tăng 14,4% so với cùng kỳ; vốn huy động của khối ngân hàng nước ngoài, liên doanh đạt 557,56 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,4% tổng vốn huy động, tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng kỳ.
Do ảnh hưởng dịch COVID-29, tiền gửi trong cư dân thấp.
Theo một số NHTM, sở dĩ tiền huy động giảm một phần do mặt bằng lãi suất giảm. Nhưng ở góc độ khác, do dịch COVID-19 kéo dài nên người dân cũng bị ảnh hưởng đến thu nhập và dòng tiền nhàn rỗi. Do đó, nhiều người dân phải dùng tiền tích luỹ để chi tiêu nên ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi tiết kiệm. Thậm chí, có nhiều người rút tiền để trang trải cuộc sống hoặc chuyển tiền vào đầu tư chứng khoán.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cũng nhìn nhận, vốn huy động của các ngân hàng hiện nay chậm hơn cho vay khá nhiều và đang có sự phân hóa, nơi tăng nơi giảm. Tuy nhiên, tiền gửi của các tổ chức vẫn tăn hơn so với tiền gửi của cư dân. Nguyên nhân do việc sử dụng tiền không hiệu quả bởi ba ngành chính của kinh tế là nông nghiệp, công nghiệp và du lịch đều chịu tác động mạnh từ dịch COVID-19. Theo đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của 3 lĩnh vực này gần như ngưng trệ nên doanh nghiệp có tiền chỉ còn cách đem gửi ngân hàng lấy lời.
Nhiều ngân hàng kỳ vọng, nếu cuối tháng 9 dịch được khống chế, dòng tiền huy động sẽ không bị suy giảm đến quý 4, khả năng lãi suất huy động tiền đồng cũng sẽ tăng lên để giữ nguồn tiền là có thể xảy ra. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi các ngân hàng phải tăng cường vốn huy động trung dài hạn nhiều hơn, trong khi hầu hết các cá nhân gửi tiết kiệm ở các kỳ hạn dưới 12 tháng. Vì thế, có thể lãi suất huy động trung dài hạn tăng lên 0,5 - 1%/năm trong thời gian tới, tạo thành đường cong lãi suất đủ để hấp dẫn người có tiền gửi.
Dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng khó có thể xảy ra do việc tăng lãi suất huy động có thể dẫn đến chi phí huy động tăng, điều này có thể đi ngược lại chủ trương đang giảm lãi suất cho vay hiện nay. Trong bối cảnh hiện nay, nếu lãi suất huy động có thực âm, người gửi tiền cũng chấp nhận vì trong thời điểm giãn cách xã hội, tiền thực tế cũng không biết chảy đi đâu. Do đó, tình hình lãi suất huy động thấp dự báo sẽ còn tiếp tục kéo dài.
Điểm sáng tín dụng tại các KCN-KCX
Bên cạnh tiền gửi huy động thấp, tăng trưởng tín dụng cũng không mấy lạc quan. Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh cho biết, tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tính đến ngày 1/8/2021 đạt 2.681,49 nghìn tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, dư nợ tín dụng của khối ngân hàng nhà nước đạt 797,85 nghìn tỷ, chiếm 29,8% tổng dư nợ toàn hệ thống, giảm 0,7% so với tháng trước và tăng 13,2% so với cùng kỳ; dư nợ tín dụng của khối ngân hàng cổ phần đạt 1.452,15 nghìn tỷ đồng, chiếm 54,2% tổng dư nợ toàn hệ thống, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 14,4% so với cùng kỳ; dư nợ tín dụng của khối ngân hàng nước ngoài, liên doanh đạt 431,49 nghìn tỷ đồng, chiếm 16% tổng dư nợ toàn hệ thống, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 8,6% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, điểm sáng của tín dụng ở TP Hồ Chí Minh chính là tuy tăng trưởng không cao, nhưng riêng tín dụng trong khu công nghiệp - khu chế xuất (KCN-KCX) có mức tăng 11,7% (so với cuối năm 2020), cao gấp đôi so với mức tăng bình quân chung trên địa bàn.
Theo NHNN chi nhánh TP Hồ Chí Minh, hiện có khoảng 4.000 doanh nghiệp trong các KCN-KCX TP Hồ Chí Minh đang vay vốn với các ngân hàng. Dư nợ tín dụng tại các KCN-KCX gắn liền với hoạt động của các ngân hàng ngoại ở Việt Nam. Theo đó, trong 7 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng tín dụng của khối ngân hàng ngoại vẫn ổn định ở mức 5,35%. Riêng tháng 7/2021, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng ngoại ở TP Hồ Chí Minh lên đến 2,2%, cao nhất so với các nhóm NHTM khác và cũng cao hơn mức tăng tín dụng chung trên địa bàn.
Các chuyên gia ngân hàng cho rằng, dịch bệnh làm tín dụng chung tăng trưởng chậm lại do sức cầu của nền kinh tế yếu khiến nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp nội địa giảm theo. Tuy nhiên tín dụng trong KCN-KCX của khối ngân hàng ngoại vẫn tăng trưởng ổn định. Điều này cho thấy, mặc dù cũng chịu tác động không nhỏ từ dịch COVID-19, song trong những tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn duy trì sản xuất để đảm bảo tiến độ giao hàng cho bạn hàng quốc tế. Nhờ đó, doanh nghiệp vẫn duy trì được dòng tiền và hiệu quả hoạt động, tác động hiệu quả đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong KCN-KCX, đóng góp hiệu quả vào hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong những tháng đầu năm, qua đó góp phần tích cực vào bức tranh xuất nhập khẩu chung của thành phố.
Theo Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh, trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của thành phố tăng 0,03% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 4% và nhập khẩu giảm 2,8%. Riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có kim ngạch xuất khẩu tăng 12,6% và nhập khẩu tăng 11,1% so với cùng kỳ.
Các hiệp hội ngành hàng cũng cho biết, từ tháng 8/2021 các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh phải thực hiện yêu cầu "3 tại chỗ", "một cung đường hai điểm đến" để phòng chống dịch. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu như thiết bị khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế cho chống dịch... vẫn đang phải chạy đua với tiến độ để giao hàng cho các nhà nhập khẩu quốc tế. Nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu nhập khẩu như thịt gia súc, gia cầm... thời gian qua cũng được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chế biến để đáp ứng cho nhu cầu của thành phố.
Lĩnh vực đầu tư nào hấp dẫn doanh nghiệp? Lĩnh vực năng lượng tái tạo đang giúp nhiều doanh nghiệp có được lợi thế lớn để duy trì hoạt động kinh doanh, ổn định doanh thu và có lợi nhuận trong giai đoạn dịch bệnh. Dù có khó khăn, song trước tiềm năng và sức hấp dẫn của năng lượng tái tạo, đặc biệt là lĩnh vực điện gió, các doanh nghiệp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh

Cách "bắt dính" cán bộ chuyên... ngồi chơi xơi nước

Cô gái ở Hà Nội "3 đời làm nghề đồng nát", có tháng kiếm cả trăm triệu đồng

Nguyên nhân tàu metro Cát Linh - Hà Đông bị 'dột', khách che ô suốt hành trình

Cá sấu nổi trên kênh ở Long An, chính quyền cảnh báo khẩn

Tiếp tục kỷ luật hiệu trưởng bị tố sàm sỡ, quấy rối nhiều giáo viên

Phó giám đốc công an tỉnh nói gì về vụ tai nạn 8 năm trước gây dư luận ở Phú Quốc?

Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi

TPHCM xây công viên gần 20.000m2

Điều chưa biết về mạng bưu chính KT1 phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước

Đình chỉ công tác cán bộ xé vé máy bay của khách nước ngoài ở Phú Quốc

Cắt nhung 15 con hươu đực, lão nông nhận ngay "lộc trời"
Có thể bạn quan tâm

Trần Dịch Tấn qua đời đột ngột, nghi báo tin Covid-19 để che đậy sự thật sốc!
Sao châu á
11:48:18 20/05/2025
Thùy Tiên trả giá vì lừa dối, giới "nghệ sĩ khởi nghiệp" đu theo bị dọa tái mặt?
Netizen
11:47:31 20/05/2025
Xe điện của Xiaomi liên tục bị khiếu nại: Tai nạn chết người, vênh cản
Ôtô
11:36:06 20/05/2025
Đột phá AI: Con chip mới hứa hẹn cách mạng hóa nhiều lĩnh vực
Thế giới
11:33:46 20/05/2025
Một đêm nhạc đáng nhớ với khán giả thủ đô của con gái Mỹ Linh
Nhạc việt
11:11:50 20/05/2025
Chân váy dáng dài dễ mặc, dễ đẹp nhất mùa nắng
Thời trang
11:06:09 20/05/2025
Mẹo trang điểm không bị lem khi đổ mồ hôi
Làm đẹp
11:02:09 20/05/2025
Những hình ảnh không bao giờ được lên sóng của Thùy Tiên
Hậu trường phim
10:57:16 20/05/2025
Cận cảnh Honda SH350i bản Italy - nhập tư nhân, chưa chốt giá bán
Xe máy
10:40:04 20/05/2025
Tôi nhắc một cái tên, người tình giàu có đang vui vẻ bỗng nổi giận bỏ về
Góc tâm tình
10:38:36 20/05/2025