Rửa xương bằng nước nóng hay lạnh trước khi hầm để nước trong và đây là mẹo của đầu bếp
Ngoài ra, việc cho muối vào ngay từ lúc hầm hay sau khi hầm xong cũng quyết định việc làm trong nước xương hầm, chị em nên biết.
Hầm xương để nấu canh, làm nước dùng hoặc đơn giản là để thưởng thức xương là điều chị em nội trợ thường xuyên làm. Xương hầm ngon ngọt, bổ dưỡng, nhiều canxi tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên nhiều người thắc mắc, tại sao xương hầm ngoài quán nước luôn trong lại có hương vị hấp dẫn hơn khi chúng ta làm tại nhà. Cuối cùng, đầu bếp nhà hàng đã bật mí, lý do bởi chính thói quen nấu ăn chưa đúng của các bà nội trợ,.
Trước tiên, chúng tay thấy, phần lớn mọi người đều dùng nước lạnh để rửa xương hoặc hầm xương với mục đích làm nóng xương từ ngoài vào trong một cách dần dần. Điều này có tác dụng nhất định nhưng nó chưa đủ tốt khiến nước hầm không trong.
Cách làm của đầu bếp là dùng nước sôi pha với nước lạnh để tạo ra nước ấm rồi đem rửa xương. Điều này giúp máu bên trong của thịt xương chảy ra, giúp giảm bớt bọt, tăng độ trong cho nước hầm về sau này. Sau khi rửa sạch xương, cho xương vào nồi, thêm nước ấm rồi hầm.
Ngoài ra, việc cho muối khi hầm xương rất quan trọng. Nhiều người quan niệm cho muối sớm để xương nhanh mềm nhưng điều này hạn chế chất ngọt trong xương “thôi” ra ngoài, cũng làm cho nước không trong bằng. Thịt xương vì thế cũng bị khô hơn.
Video đang HOT
Cách làm của đầu bếp là sau khi đun sôi xương, thêm vài lát gừng, hành khô đập dập và 1 thìa dấm. Sau đó hầm xương 40 phút thì lúc này mới thêm lượng muối vừa đủ tạo vị cho nước xương hầm. Việc cho muối sau sẽ khiến nước xương ngon ngọt hơn, nước xương cũng không bị đục. Lưu ý, thỉnh thoảng nên hớt bọt để nước xương đạt độ thơm, trong hoàn hảo hơn.
3 món sợi làm tan chảy vị giác tín đồ ẩm thực Việt
Thiên đường ẩm thực Việt Nam vốn nổi tiếng với nhiều hương vị hấp dẫn. Trong đó, phở, bún, hủ tiếu được biến tấu cùng nhiều nguyên liệu tạo thành các món sợi thơm ngon khó cưỡng.
Phở là một trong những món ăn tinh túy của người Việt. Trang CNN (Mỹ) từng xếp phở ở vị trí 28 trong top 50 món ăn ngon nhất thế giới. Đây cũng là sự lựa chọn hàng đầu khi du khách quốc tế muốn trải nghiệm nền ẩm thực ở mảnh đất hình chữ S. Ảnh: Lancungsunsunn.
Bánh phở thường có dạng dẹt và mỏng. Một tô phở ngon đúng điệu phải có sự kết hợp giữa nguyên liệu tươi ngon và sự tinh tế, tỉ mỉ của người chế biến. Món ăn thường gồm bánh phở, nước dùng, thịt gà hoặc bò, các loại rau thơm cùng gia vị ăn kèm. Ảnh: Unsplash.
Ngoài những bát phở truyền thống nóng hổi được lòng du khách, nhiều địa phương cũng có cách biến tấu riêng để món ngon này trở nên mới lạ hơn. Đặc sản phở chua Lạng Sơn, phở khô Gia Lai... là những gợi ý thú vị cho tín đồ sành ăn. Dù ở bất kỳ đâu, phở cũng mang một phong vị riêng không lẫn vào đâu được. Ảnh: Tebefood, Numb2192.
Bún là loại thực phẩm dạng sợi tròn, trắng mềm. Đây là món ăn phổ biến chỉ sau phở trong ẩm thực Việt. Bún thường được chế biến thành nhiều dạng như nước, trộn, xào... Mỗi vùng miền lại có những món bún đặc trưng đốn tim bất kỳ ai thưởng thức. Ảnh: Shutterstock.
Miền Bắc nổi tiếng với bún chả, bún riêu cua, bún đậu mắm tôm, bún ốc... Bún bò Huế, bún mắm nêm Đà Nẵng, bún rạm Quy Nhơn (Bình Định) là những hương vị níu chân du khách khi đến miền Trung. Tại miền Nam, bún gỏi dà Sóc Trăng, bún cá Châu Đốc (An Giang)... là các đặc sản bạn không thể bỏ lỡ. Ảnh: Tebefood, Foodholicvn, Bundaungo, Trangpinkky.
Hủ tiếu là món sợi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhờ sự giao thoa văn hóa và biến tấu ẩm thực, hủ tiếu nhanh chóng trở thành món ăn đặc trưng ở miền Nam, Việt Nam. Ảnh: Accnhi.
Một bát hủ tiếu thường gồm bánh hủ tiếu, nước dùng, giá đỗ, hẹ, thịt, bò viên, tương ớt... Cách nấu hủ tiếu của người dân tại Mỹ Tho (Tiền Giang) hay Sa Đéc (Đồng Tháp) tạo nên những hương vị ấn tượng với thực khách. Đặc biệt, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu sa tế... cũng là các món nổi tiếng hút tín đồ ăn uống. Ảnh: Diningwithdiana, Foodholicvn.
Ngọc kê xào bông hẹ Ngọc kê xào bông hẹ là món ăn lạ miệng, hương vị hấp dẫn, thời gian chế biến cũng khá nhanh gọn. Nguyên liệu: - Ngọc kê: 300 gr - Bông hẹ: 200 gr - Hành tây: 1 củ Cách làm: - Ngọc kê rửa sạch, ướp với 1 thìa cà phê đường, ít bột ngọt, muối và ít nước mắm, hành tỏi...