Rùa xanh mắc vào lưới đánh cá, bài tiết ra toàn rác thải của con người
Một con rùa xanh (tên khoa học là Chelonia mydas) mới đây đã mắc vào lưới đánh cá của ông Roberto Ubieta, một ngư dân ở San Clemente del Tuyú, Argentina.
Ông Ubieta đã được Quỹ Marino Mundo huấn luyện cách giúp đỡ các sinh vật biển lọt vào lưới đánh cá, vì thế ông đã đưa con rùa này đến trung tâm cứu hộ động vật biển.
Sau khi bị mắc lưới đánh cá, con của xanh này đã được cứu chữa.
Nhưng khi con rùa này đến được trung tâm cứu hộ ở San Clemente hôm 29/12/2019, các bác sĩ thú ý phát hiện ra nó gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.
Hình ảnh X quang cho thấy nó có nhiều rác trong bụng, rất có thể là do nó đã nhầm những mẩu rác này là thức ăn tự nhiên, như là con sứa, rong biển và giun. Do đó các bác sĩ của Quỹ Mundo Marion bắt đầu điều trị cho nó bằng thuốc nhuận tràng để nó có thể thải ra hết rác trong bụng.
Cuối cùng tổng lượng rác trong bụng con rùa cũng đã được tống ra ngoài, và sau đó sức khỏe nó đã khá hơn, nó đã có thể tự ăn một ít rau, chủ yếu là xà lách và rong biển.
Đây là rác mà con rùa xanh này bài tiết ra.
Đây là con rùa thứ 3 được đưa đến trung tâm này trong năm 2020 này. Chính ông Ubieta đã tìm thấy một con rùa xanh đã chết hôm 12/1. Khám nghiệm cho thấy con rùa này cũng có nhiều rác trong đường tiêu hóa. Một con rùa khác may mắn đã được cứu sống, nó cũng đi ngoài ra các mảnh túi ni lông.
Video đang HOT
Những con vật nhầm lẫn rác là thức ăn rất có nguy cơ bị chết. Rác có thể làm tắc đường tiêu hóa của chúng cũng như chiếm chỗ trong hệ tiêu hóa khiến cho các con vật này không ăn được nhiều thức ăn có chất dinh dưỡng.
Bà Karina Álvarez – nhà sinh vật học đồng thời là giám đốc bảo tồn của Quỹ Mundo Marino cho biết ngoài những tác hại trên, rác thải còn sinh ra khí trong cơ thể các con vật này, làm chúng khó lặn, vì thế khó kiếm được thức ăn cũng như không tìm được vùng biển có nhiệt độ thích hợp.
Con rùa xanh này là một trong những con rùa biển lớn nhất, được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế, chúng là loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Quỹ Thiên nhiên hoang dã thế giới nhận định nguyên nhân chủ yếu là do chúng bị con người săn bắt và lấy mất trứng quá nhiều. Rùa xanh còn bị mất nơi sinh sống và thường xuyên mắc vào các tàu đánh cá.
Rùa xanh không phải là động vật biển duy nhất ăn nhầm phải rác. Nhiều con hải cẩu ở những vùng xa xôi của Chile và cá voi cũng chết vì ăn phải quá nhiều rác. Trường hợp đặc biệt là một con cá nhà táng đã chết với 100 kg rác trong bụng.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/Live Science
Những loài động vật đỏ rực như máu ở Việt Nam
Những loài động vật kỳ lạ này sở hữu màu sắc đỏ rực như máu vô cùng nổi bật và thu hút.
Trong số những loài động vật có màu đỏ rực như máu ở Việt Nam, ve sầu đỏ có lẽ là loài động vật lạ lùng nhất. Đây là loài ve sầu bụng đỏ (Huechys sanguinea) sinh sống tại nhiều vùng rừng của Việt Nam. Chúng có màu đỏ rực cực kỳ bắt mắt từ khi còn là ấu trùng.
Khi mới lột xác, ve sầu bụng đỏ có đôi cánh trắng muốt giống như thiên thần. Tuy vậy, chỉ sau một thời gian ngắn khoe sắc dưới ánh sáng mặt trời, đôi cánh của ve sầu bụng đỏ chuyển dần từ màu trắng sang màu đen cực dị.
Sau khi "đổi trắng thay đen", cơ thể của ve sầu bụng đỏ trở nên cứng cáp và sang trọng hơn.
Rắn sọc đốm đỏ, tên khoa học là Oreocryptophis porphyraceus, là một loài rắn có ngoại hình quyến rũ với toàn thân đỏ rực kèm theo hai sọc đen chạy dọc cơ thể. Được tìm thấy chủ yếu ở các vườn quốc gia phía Bắc Việt Nam, rắn sọc đốm đỏ gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi màu sắc sặc sỡ của mình.
Ngược lại với quy luật càng sặc sỡ càng độc, rắn sọc đốm đỏ hoàn toàn không có độc, tính cách hiền lành, dễ chịu. Phần lớn thời gian chúng ẩn nấp trong các ổ lá, dưới các thảm rêu hay dưới khe đá hoặc gốc cây và hoạt động chủ yếu từ lúc hoàng hôn qua đêm tới rạng sáng ngày hôm sau.
Chim mai hoa, tên khoa học là Amandava amandava, là một loài chim thuộc họ Chim di. Chim mai hoa thường gặp trên các cánh đồng và trảng cỏ nhiệt đới ở châu Á. Con trống của loài chim có cái tên đẹp này sở hữu một màu đỏ rực rất thu hút. Bên cánh và phần dưới bụng có màu nâu cà phê sữa, điểm những đốm trắng trông như vảy sơn.
Do có ngoại hình đẹp, loài chim này được người ta nuôi nhốt rất phổ biến như một loại chim cảnh. Tên loài là Amandava và tên chung là Avadavat có nguồn gốc từ thành phố Ahmedabad ở Gujarat, nơi loài chim này được xuất khẩu cho công nghiệp buôn bán thú nuôi trong thời gian trước đây. Tại Việt Nam, loài chim đỏ rực này cũng rất được ưa chuộng.
Bọ rùa 7 đốm là loài bọ rùa nổi tiếng nhất trong các loại bọ rùa ở Việt Nam. Tên khoa học là Coccinella septempunctata, có phạm vi phân bố sinh học rộng, chúng sinh sống hầu như mọi nơi có rệp vừng vì chúng ăn loài này.
Sở dĩ gọi là bọ rùa 7 đốm bởi cánh chúng có màu đỏ nhưng có mỗi cánh 3 đốm đen và một đốm nằm ở điểm nối hai cánh, tổng cộng có 7 đốm đen. Còn lại toàn bộ hai chiếc cánh cứng mang một màu đỏ như lòng quả dưa hấu. Chính sự kết hợp đáng yêu này khiến bọ rùa là một trong những động vật được trẻ em yêu thích nhất.
Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ, có tám chân và có hình dáng giống loại nhện ký sinh thông thường. Tuy có màu sắc đỏ như máu rất đẹp nhưng nhện đỏ không hề đáng yêu như bọ rùa. Chúng là loại gây hại, thường cư trú ở mặt dưới lá và thường chích hút dịch bào trong mô lá hoa hồng tạo thành vết hại có màu sáng.
Phát triển trong điều kiện khô và nóng, vòng đời nhện đỏ khoảng 15 ngày, mỗi con có thể đẻ hàng trăm trứng. Ở Việt Nam, người ta bắt gặp nhện đỏ ở nhiều địa phương khác nhau, được xem là đối tượng gây hại nặng trên cây hoa hồng.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Cụ rùa giao phối thật nhiều để cứu loài khỏi tuyệt chủng Một cụ rùa 100 tuổi đã cứu loài của mình khỏi bị tuyệt chủng nhờ giao phối không biết mệt, CNN đưa tin ngày 13/1. Cụ rùa Diego con đàn cháu đống. Ảnh: Getty. "Khả năng trường kỳ kháng chiến" của cụ rùa Diego là lý do chính khiến loài rùa khổng lồ trên đảo Espanola trên Thái Bình Dương, thuộc quần đảo...