Rửa tay với xà phòng: Đẩy lùi bệnh tật
Nhằm hạn chế dịch bệnh có nguồn gốc từ điều kiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, các bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa, hô hấp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với tổ chức Unicef, quỹ Unilever… tổ chức chuỗi hoạt động “ Rửa tay với xà phòng: Bàn tay sạch đẩy lùi bệnh tật” ở 63 tỉnh thành trong cả nước.
Ra đời vào năm 2008, “Ngày Thế giới Rửa tay với xà phòng” được ấn định là ngày 15/10 và đã trở thành một hoạt động tích cực, đem về nhiều kết quả tốt đẹp cho cộng đồng. Định hướng chủ đạo của hoạt động là nâng cao khẩu hiệu “Bàn tay sạch đẩy lùi bệnh tật”, sẽ hướng tới đối tượng chính là trẻ em trong trường học. Sự tham gia tích cực của trẻ em là một phương pháp kêu gọi cộng đồng tham gia và hưởng ứng thói quen rửa tay với xà phòng.
Rửa tay bằng xà phòng là biện pháp đơn giản phòng ngừa dịch bệnh
Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên rửa tay với xà phòng trước khi tiếp xúc với thức ăn và sau khi đi đại tiện là một biện pháp phòng ngừa các bệnh tiết kiệm và hiệu quả nhất. Rửa tay với xà phòng giúp phòng các bệnh tiêu chảy, viêm phổi và bệnh truyền nhiễm…
Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu có uy tín, bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, virus gây ra là một trong những tác nhân chính gây thấp còi và giảm IQ ở trẻ. Chỉ bằng hành động đơn giản là vệ sinh và rửa tay hàng ngày với xà phòng, chúng ta đã cùng đóng góp cho sự phát triển lâu dài của trẻ.
Video đang HOT
Nhân kỷ niệm lần thứ 5 ngày Thế giới rửa tay với xà phòng, các tổ chức mong muốn thông qua sức mạnh của truyền thông cùng kêu gọi và cùng hành động: Rửa tay với xà phòng tuy là hành động nhỏ nhưng đem lại lợi ích lớn, phòng chống dịch bệnh, giảm chi phí chữa bệnh, thuốc men cho đất nước.
“Hội Phụ Nữ Việt Nam với 14 triệu thành viên cam kết sát cánh cùng mọi gia đình để thúc đẩy sự thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe của phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam, đặc biệt là rửa tay với tại các thời điểm quan trọng”. Theo bà Trần Thanh Bình, Phó chủ tịch Hội Phụ Nữ Việt Nam: “Truyền thông thay đổi hành vi về rửa tay với xà phòng đã và đang được lồng ghép trong phong trào “Năm không, Ba sạch” tại tất cả 63 tỉnh thành trong cả nước.
Hội phụ nữ sẽ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ đối tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, và các nhà tài trợ quốc tế khác để giúp đạt được các kết quả đề ra trong Chương Trình Mục tiêu Quốc Gia lần thứ 3 về Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn”.
Thu Trịnh
Theo Khampha
Ổ bệnh từ tay bác sĩ
Khảo sát của một nhóm bác sĩ chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện ở TP HCM cho thấy chỉ 60% nhân viên y tế rửa tay đúng cách nhiều bác sĩ chỉ vệ sinh tay qua loa thậm chí không rửa trước và sau khi khám cho bệnh nhân./
Khảo sát này do nhóm bác sĩ phụ trách việc chống nhiễm khuẩn bệnh viện tại một bệnh viện nhi ở TP HCM thực hiện. Kết quả cũng cho thấy sự tuân thủ vệ sinh kém nhất thuộc về các bác sĩ và sinh viên y khoa thực tập.
"Trên 70% hộ lý, bảo mẫu và điều dưỡng thường xuyên rửa tay, trong khi đó chỉ có khoảng 40% bác sĩ và sinh viên thực tập rửa đúng kỹ thuật", đại diện nhóm khảo sát cho biết.
Bác sĩ rửa tay sạch thì bệnh nhân có lợi. Ảnh: Trung Hào.
Không chỉ tại bệnh viện nhi, khảo sát cũng thực hiện tại một số bệnh viện đa khoa có khoa nhiễm, cho thấy không quá 60% nhân viên y tế, bác sĩ vệ sinh tay đúng cách.
Phần lớn bác sĩ chỉ rửa tay qua loa không dùng xà phòng, số khác thực hiện trước khi khám mà không vệ sinh lại đã tiếp tục khám cho bệnh nhân khác. Một số bác sĩ không mang găng tay, không đeo khẩu trang đúng quy định khi thăm khám cho bệnh nhân.
Giải thích lý do không rửa tay, rửa tay không đúng kỹ thuật hoặc không mang bao tay khi làm việc, phần lớn nhân viên y tế cho rằng do quá tải bệnh nhân, phải khám liên tục nên không kịp vệ sinh khi chuyển từ ca này sang ca khác. Trong khi đó, cũng chính các bác sĩ chuyên khoa Nhiễm cho rằng bàn tay nhân viên y tế là nơi chứa và truyền vi khuẩn nhanh nhất.
Trước đó, trong nhiều lần đến làm việc tại các bệnh viện ở phía Nam, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã trực tiếp nhắc nhở cả người bệnh lẫn bệnh nhân tuân thủ việc rửa tay để chống nhiễm khuẩn, nhất là các bệnh truyền nhiễm.
Đầu tháng 3, trong lễ phát động chiến dịch quốc gia phòng chống bệnh tay chân miệng, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định, rửa tay bằng xà phòng đúng cách là một trong các biện pháp phòng bệnh đơn giản nhưng hiệu quả trong giảm thiểu sự lây lan mầm bệnh, đặc biệt là từ người lớn mang virus sang trẻ. Các nghiên cứu cho thấy, trên 80% số bệnh tật có thể phòng ngừa bằng biện pháp rửa tay đúng cách.
Công bố mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho biết, cứ 100 người nằm bệnh viện thì có khoảng 7 người mắc thêm một bệnh nhiễm trùng mới. Việc bội nhiễm này một phần do chính nhân viên y tế không tuân thủ quy định về vệ sinh cá nhân, trong đó có tình trạng không chú ý đến rửa tay trước khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Từ thực trạng này, WHO kêu gọi nhân viên y tế phải chú ý đến việc rửa tay thường xuyên hơn nữa bằng dung dịch sát trùng nếu không có những dung dịch này thì nhất thiết phải rửa bằng xà phòng thường.
Theo vietbao
Tắm cho trẻ sơ sinh Các bà mẹ thường lúng túng khi tắm cho bé sơ sinh, nhiệt độ nước tắm bao nhiêu là vừa? Tắm bằng gì để tốt cho sức khoẻ của bé? Tắm bao nhiêu lần trong tuần? Với bé sơ sinh, nhiều mẹ cho rằng chỉ cần tắm cho bé 2 - 3 lần/tuần là đủ. Tất nhiên mẹ vẫn phải dùng khăn ấm...