Rửa mặt bằng nước muối đúng cách
Rửa mặt bằng nước muối có nồng độ cao, kéo dài, có thể khiến da tổn thương, khô rát và sạm da.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thảo Hiền, Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, thông tin, nước muối có những lợi ích nhất định đối với làn da. Muối hoạt động như một chất tẩy tế bào chết cơ học nhằm loại bỏ đi các tế bào da chết. Nhờ vậy, giúp cho da mịn màng, mềm mại và tươi sáng hơn.
Thông qua các hoạt động thẩm thấu, muối hấp thụ chất độc và hút chất bẩn, dầu ra ngoài, cải thiện kích thước lỗ chân lông.
Tuy nhiên, muối có tính ăn mòn và có thể làm tổn thương da khi sử dụng ở nồng độ cao trong một thời gian dài. Rửa mặt bằng nước muối cũng có thể gây sạm da, rát, khô da hoặc trầm trọng thêm một số bệnh lý như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc…
Chăm sóc da mặt luôn là mối quan tâm của phụ nữ. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Vậy, nước muối thế nào là phù hợp để rửa mặt?
Theo bác sĩ Hiền, người dùng có thể tự pha chế với công thức: đun sôi 500ml nước và 1 thìa (5ml) muối biển hoặc muối ăn (tránh sử dụng muối thô), để hỗn hợp trong hộp kín. Sau khi hỗn hợp đạt đến nhiệt độ phòng, hãy đóng chặt hộp chứa và bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Trường hợp dễ bị khô da, bạn nên sử dụng các sản phẩm có công thức chuyên nghiệp, phù hợp cho da và hoạt động tốt hơn so với nước muối thông thường.
Bác sĩ Hiền cho hay, để rửa mặt bằng nước muối đúng cách, cần lau nhẹ mặt bằng một miếng bông hoặc miếng bông thấm dung dịch nước muối. Xịt nước muối lên mặt và nhẹ nhàng dùng bông tẩy trang thấm bớt phần dư thừa. Kết hợp bôi kem dưỡng ẩm phù hợp để ngăn ngừa khô da.
Video đang HOT
Lưu ý, tuyệt đối không tẩy tế bào chết khi rửa mặt bằng nước muối. Ngừng sử dụng nước muối và đến bác sĩ da liễu để thăm khám ngay nếu có dấu hiệu bị đỏ, bong da, cảm giác căng da, ngứa, đóng vảy, thay đổi màu da.
Pha nước muối rửa mặt, da trở nên sáng hồng mịn màng
Rửa mặt bằng nước muối là phương pháp làm đẹp đơn giản và tiết kiệm được nhiều người thực hiện, hơn nữa đây còn là phương pháp mang lại hiệu quả bất ngờ.
Rửa mặt bằng nước muối có tốt không?
Rửa mặt bằng nước muối là phương pháp làm đẹpđơn giản và tiết kiệmđược nhiều người tin tưởng. Thực tế, trong muối biểnchứa 21 khoáng chấtnhư: kẽm, canxi, natri, vitamin A, vitamin C, vitamin E,... giúpnuôi dưỡng da. Trong đó thì Vitamin A, Vitamin E và Natri có khả năng phục hồi nhanh tái tạo làn da tuyệt vời.
Tuy nhiên, tùy vào từng loại da khác nhau mà cócách sử dụng phù hợpnhằm mang lại hiệu quả thiết thực nhất, tránh trường hợp lạm dụng nước muối thường xuyên rất dễ dẫn đến tình trạng da kích ứng da, nhất là đối với làn da mỏng và nhạy cảm.
Ảnh minh họa.
Theo nghiên cứu, rửa mặt bằng nước muối hột/iot pha loãng hay nước muối sinh lý đều có tác dụng như nhau. Tuy nhiên, các bác sĩkhuyên dùng nước muối sinh lí(có bán tại các tiệm thuốc tây) sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
Nước muối sinh lí đảm bảo cung cấp rất nhiều khoáng tố có lợi cho da như kẽm, canxi và i-ốt theođúng chuẩn hàm lượng cho phépvàđảm bảo vệ sinh, tránh làm tổn thương da.
Tác dụng của nước muối khi dùng rửa mặt
Tác dụng của việc rửa mặt bằng nước muối đó là không làm hại da, không gây kích ứng và đặc biệt rửa mặt bằng nước muối trị mụn, giảm nhờn, mờ thâm một cách dịu nhẹ và hiệu quả.
Đầu tiên, nước muối có tính sát khuẩn cao, do đó có thể giết chết vi khuẩn gây mụn nằm trên da đồng thời cung cấp nước dưỡng ẩm da và giảm kích ứng, ngăn chặn hoạt động của tuyến nhờn gây mụn trứng cá.
Thêm vào đó, nước muối còn có tác dụng nhẹ nhàng lấy đi các tế bào da bị thâm. Từ đó nó giúp kích thích sản sinh tế bào da mới, tăng cường kết cấu của da, giúp làn da tươi sáng.
Nước muối còn giúp cân bằng độ ẩm cho làn da và ngăn chặn việc làn da sản xuất ra quá nhiều dầu, điều này cũng sẽ giúp các bạn tránh được mụn trứng cá.
Bên cạnh đó, nước muối cũng là một sản phẩm tự nhiên giúp tẩy tế bào chết, tạo độ thông thoáng lỗ chân lông, giữ cho làn da luôn sạch sẽ, khô ráo.
Hướng dẫn cách rửa mặt bằng nước muối không làm khô da
Bước 1: Rửa mặt sạch qua với nước mát.
Bước 2: Dùng khăn bông mềm lau khô nước trên mặt.
Bước 3: Cho nước muối sinh lý vào bông tẩy trang hoặc bông gòn, rồi xoa nhẹ nhàng và đều lên da mặt, chú ý thoa kỹ những vùng da có nhiều mụn.
Bước 4: Lặp lại hành động trên thêm một lần nữa với miếng bông tẩy trang sạch khác.
Bước 5: Sau đó rửa sạch lại với nước mát một lần nữa.
Lưu ý
Về bản chất nước muối pha loãng hay nước muối sinh lý khi rửa mặt sẽ làm cho da khô đi, do vậy bạn không nên dùng nước muối rửa mặt nhiều chỉ tối đa 2 lần/ngày là được.
Nếu bạn sử dụng nước muối rửa mặt mà có cảm giác da khô bóc vảy thì có thể dùng thêm loại kem giữ độ ẩm cho da sẽ rất tốt.
Trước và sau khi nặn mụn hãy nên rửa qua nước muối loãng nó sẽ sát trùng và không nổi mụn thêm nữa.
Nữ bác sĩ đam mê 'nghề' làm đẹp Những ngày đầu năm, bác sĩ CKII Phạm Thu Hiền, giảng viên Khoa Da liễu, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên vô cùng bận rộn với công việc giảng dạy trên lớp, khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện của Trường và tham gia công tác thiện nguyện, cộng thêm chăm sóc sắc đẹp cho khách hàng điều trị nám, tàn...