Rùa Hồ Gươm cùng loài với cụ rùa trong đền Ngọc Sơn
“Theo kết quả xét nghiệm ADN, cụ rùa Hồ Gươm có cùng nòi giống với tiêu bản của loài rùa quý được lưu giữ, trưng bày tại đền Ngọc Sơn”, một thành viên trong hội đồng chữa trị rùa Hồ Gươm cho hay.
Theo chuyên gia này, hiện đã có kết quả xét nghiệm ADN cụ rùa Hồ Gươm.
“Cụ rùa không phải là loài rùa Trung Quốc hay rùa Đồng Mô như một số người phỏng đoán. Theo như kết quả, cụ rùa là rùa bà và thuộc loài rùa quý, tiêu bản đang được trưng bày tại Đền Ngọc Sơn.
Hiện chúng tôi đang lên kế hoạch để đặt gen cụ rùa vào “ngân hàng” gen thế giới để lưu giữ. Tuy nhiên, kết quả cụ thể sẽ được TP Hà Nội tổ chức họp báo, thông tin rộng rãi đến nhân dân”, vị chuyên gia bật mí.
Video đang HOT
Tiêu bản rùa được lưu giữ tại đền Ngọc Sơn và cụ rùa Hồ Gươm là cùng một loài.
Về tình hình sức khỏe cụ rùa, Tiến sĩ Bùi Quang Tề, trưởng nhóm chữa trị bệnh rùa Hồ Gươm cho hay, về cơ bản sức khỏe của cụ đã ổn định tốt. Những vết thương nặng đã có dấu hiệu lên da non, một số mụn đậu nổi lên trên cơ thể đang sẹp xuống dần.
“Trong ngày hôm qua, chúng tôi đã đưa cụ rùa lên trên cạn để mục sở thị thì thấy khá mừng vì sức khỏe cụ rùa đã tiến triển như dự kiến. Hiện nhóm chúng tôi đang dùng các biện pháp chăm sóc cụ để hồi phục sẹo và giúp phần da bị thương lấy lại sắc tố. Phần da bạc trắng ở chân có thể mất thời gian chữa trị lâu hơn một chút, tuy nhiên cũng không đáng lo ngại.
Theo tôi, có thể đến cuối tháng này có thể đưa cụ rùa xuống môi trường tự nhiên khi hội đủ hai yếu tố: cụ rùa đã được loại bỏ các yếu tố gây bệnh và môi trường nước ở Hồ Gươm được làm sạch”, ông Tề nói.
Nước Hồ Gươm ô nhiễm nặng có thể cản trở việc đưa cụ rùa về môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên, cũng theo ông Tề, dự định thời gian đưa cụ rùa Hồ Gươm xuống nước có thể không hoàn thành do việc dọn sạch Hồ Gươm theo tiêu chuẩn đang diễn ra rất chậm.
“Theo như chúng tôi kiểm tra, hiện tại môi trường nước tại Hồ Gươm đang bị ô nhiễm rất nặng nề. Lượng tảo gây độc quá lớn, trong khi đó một số sinh vật có lợi lại không thể tồn tại được. Việc dọn sạch Hồ Gươm lại chỉ có thể tiến hành vào khoảng từ 1-4 h sáng do sợ ảnh hưởng đến cảnh quan thủ Đô.
Tuy nhiên, nếu giữ cụ rùa trong bể chữa bệnh như hiện tại thì rất nguy hiểm. Thứ nhất do thời tiết nắng nóng và khoảng không chật hẹp trong bể dễ gây sốc cho cụ rùa. Thứ hai, dù đã cố gắng nhưng môi trường trong bể vẫn không thể giống hoàn toàn với môi trường tự nhiên. Vì thế, chúng tôi đang kiến nghị dọn sạch một khoảng hồ rộng vài trăm m2, quây vải bạt kín để đưa cụ rùa xuống trước khi môi trường nước Hồ Gươm được xử lý xong”, ông Tề cho biết.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Xét nghiệm ADN: Rùa hồ Gươm là loài mới
Các kết quả xét nghiệm so sánh và đối chiếu với rùa Đồng Mô, chùa Hương Tích, một vài mẫu xương, đầu của rùa dọc sông Hồng... cho thấy rùa hồ Gươm hoàn toàn là một loài mới.
Ngày 12.4, TS Bùi Quang Tề, trưởng nhóm chẩn đoán và chữa trị rùa hồ Gươm cho biết, 8 mẫu xét nghiệm đều cho thấy, rùa hồ Gươm là một loài mới khác hoàn toàn với loài rùa Thượng Hải mà các nhà khoa học đã công bố.
Chú thích ảnh: Rùa hồ Gươm đang được chăm sóc trong bể chứa
"So với tiêu bản rùa đang được giữ trong đền Ngọc Sơn, rùa hồ Gươm giống hệt", TS Tề nói. Nhóm nghiên cứu sẽ xem xét thêm một mẫu ADN nữa với một cá thể rùa đang sống ngoài môi trường để khẳng định loài, giống của rùa Hồ Gươm.
Trước đó, ngày 9.4, sau khi xác định sức khỏe rùa sau một thời gian điều trị đã cho kết quả tốt. Các vết thương đã se lại, vì vậy tổ y tế đã quyết định chuyển rùa sang bể rộng hơn. Thời điểm này người ta cũng cân trọng lượng chính xác của rùa là 169 kg, dài 1,6m, rộng 0,8m, nhỏ và nhẹ hơn so với tiêu bản trong đền Ngọc Sơn (tiêu bản rùa đang ngự trong đền Ngọc Sơn được xác định là nặng tới 250kg, rộng 1,2m và dài 2,1m).
Theo TS Tề, sau 3 ngày được chuyển sang bể mới, rùa vẫn ổn định, ăn uống đều và không có dấu hiệu nào bất thường. "Chúng tôi đang gấp rút làm các xét nghiệm mẫu ADN để đưa ra kết luận cuối cùng về giống loài, giới tính, và tuổi của rùa hồ Gươm".
Dự kiến, ngày 16.4, nhóm nghiên cứu sẽ công bố kết quả xét nghiệm ADN rùa hồ Gươm trên tạp chí sinh học để các nhà khoa học trong nước, thế giới biết đến.
Theo Đất Việt
Cụ rùa Hồ Gươm đã có hậu duệ? Trong ngày vây bắt cụ rùa, những người kéo lưới đã bắt được một con rùa to bằng chiếc nón, không phải rùa tai đỏ, nặng khoảng 20kg. Sau khi vây bắt thành công cụ rùa ngày 3/4 vừa qua, dư luận lại xôn xao thông tin có hay không cá thể cụ rùa khác dưới Hồ Gươm? Trao đổi với chúng tôi...