Rửa đào, đừng chỉ dùng nước, thêm nguyên liệu này đào sẽ hết sạch lông ngay lập tức
Nếu không làm sạch lông đào sẽ khiến khi ăn đào có vị lạ và lông đào còn gây dị ứng cho da.
Đào là một trong những loại quả của mùa hè, vừa thơm nức lại ngọt ngon. Đào không chỉ ăn trực tiếp mà còn có thể đem ngâm nước uống. Có nhiều loại đào, có loại không có lông, lại có giống nhiều lông.
Lớp lông tơ dày đặc trên bề mặt quả đào thực chất là “vũ khí” để bảo vệ, một mặt có thể chắn nắng trực tiếp, giúp cùi đào không bị cháy nắng. Mặt khác, nó có thể làm giảm sự bay hơi của nước, giúp thịt quả đào mềm hơn, chống ruồi muỗi đốt. Tuy nhiên, khi rửa đào, cần làm sạch lớp lông tơ này. Rắc rối nhất là nếu chẳng may phần lông này chạm vào cơ thể sẽ gây ngứa da, gây dị ứng.
Khi rửa quả đào thường bằng nước sạch, chúng ta dù chà mạnh nhiều nhất nhưng khi ăn chúng ta sẽ thấy lông đào vẫn còn. Dưới đây là hai cách để rửa quả đào giúp lông và chất bẩn trên vỏ quả đào sẽ tự động rơi ra, vì vậy bạn có thể yên tâm ăn chúng.
1. Làm sạch bằng muối ăn
Ngâm đào trong nước sạch một lúc cho bề mặt đào ngấm nước, sau đó thoa một lớp muối lên bề mặt đào, dùng tay chà nhẹ nhàng cho đến khi hết lông đào, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Nguyên tắc của cách làm sạch này là dùng những hạt muối nhỏ để chà xát và loại bỏ bụi bẩn. Muối có thể làm giảm độ ẩm trên bề mặt quả đào và làm nở lỗ chân lông. Cách làm sạch này không chỉ có thể làm sạch lông trên quả đào mà còn giúp đào khử trùng, đảm bảo vệ sinh, có thể ăn trực tiếp cả vỏ.
2. Làm sạch bằng baking soda
Baking soda là một trong những thứ cần có trong nhà bếp, được sử dụng để làm bánh mì, bánh quy, bánh mì hấp,… Không nên coi thường khả năng khử độc của baking soda. Do baking soda có tính kiềm nên các phân tử pectin trong vỏ quả đào rất nhạy cảm với kiềm, xảy ra phản ứng hóa học, lông trên bề mặt quả đào sẽ tự động rụng, đồng thời baking soda còn có tác dụng trung hòa dư lượng thuốc trừ sâu.
Video đang HOT
Đầu tiên bạn chuẩn bị một chiếc bát thủy tinh lớn, cho một lượng nước thích hợp, sau đó đổ baking soda vào khuấy tan. Sau đó cho đào ngâm hoàn toàn vào nước, sau khi ngâm khoảng 10 phút, thời gian trôi qua, bạn có thể thấy về cơ bản các sợi lông của quả đào sẽ tự động rụng. Bạn hãy xoa nhẹ trên vỏ đào một lúc, sau đó rửa lại đào bằng nước sạch.
Có thể thấy, lông đào bị cọ rụng ra làm cho nước trong bát thủy tinh bị bẩn, như vậy đào rửa sạch không chỉ có thể làm sạch sâu bọ côn trùng bám bên ngoài mà còn loại bỏ lông đào trên bề mặt, ăn không có vị khác lạ.
Như vậy, làm sạch lông đào để ăn trực tiếp cả vỏ, bạn hãy sử dụng muối hoặc baking soda nhé!
Cách làm sạch cánh quạt không cần tháo khung, phụ nữ cũng tự làm được
Khi quạt bẩn, gió chúng thổi ra cũng mang theo một lượng lớn bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ trên đó.
Quạt là vật dụng không thể thiếu của người dân Việt Nam, nhất là trong những ngày hè nắng nóng, cho dù có điều hòa thì quạt vẫn là đồ điện không bao giờ thừa trong các gia đình. Với sự phát triển của công nghệ, quạt máy hiện giờ cũng có năm bảy loại, hiện đại thì có quạt không cánh, quạt hơi nước, quạt điều hòa... còn bình dân và phổ biến nhất vẫn là quạt điện có cánh.
Tuy nhiên, ngoài tạo gió từ động cơ và sức quay cánh quạt ra, quạt điện còn hút cả không khí để chuyển đổi thành luồng gió nên sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ nhận thấy quạt nhà mình bám khá nhiều bụi bẩn ở phía sau cánh quạt, thậm chí bám cả trên mặt trước. Đây là lúc cần làm sạch quạt để đảm bảo chúng vừa chạy bền, tạo gió mát và an toàn cho sức khỏe cả nhà hơn. Bởi khi quạt bẩn, gió chúng thổi ra cũng mang theo một lượng lớn bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ trên đó.
Nhưng làm sạch một chiếc quạt thật sự rất mất thời gian, phải tháo khung, tách riêng hai phần lồng cánh, vệ sinh từng chi tiết một... những công đoạn này khiến chúng ta mất từ 30 phút tới cả tiếng để vệ sinh sạch sẽ một chiếc quạt. Vậy hãy thử ngay cách vệ sinh cánh quạt không cần tháo khung, không cần rửa dưới đây:
1. Cách vệ sinh cánh quạt bằng baking soda
Nguyên liệu:
- 1 cái chén và 1 bình xịt nước
- 2 muỗng cà phê baking soda
- Nước rửa chén
- 1 muỗng cafe giấm trắng
- 250ml nước
Pha chế dung dịch làm sạch:
Bước 1: Đầu tiên cho baking soda vào chén cùng với giấm trắng theo lượng đã chuẩn bị.
Bước 2: Tiếp đến, cho vào khoảng 2-3 giọt nước rửa chén rồi dùng đũa khuấy đều hỗn hợp lên để tạo thành sản phẩm sủi bọt.
Bước 3: Trộn thật đều tay để bột baking soda tan ra hoàn toàn. Đổ dung dịch vào trong bình xịt nước đã chuẩn bị sẵn.
Bước 4: Xịt đều dung dịch đã pha chế lên phần trước và sau của quạt, đặc biệt ở những vị trí bị bám bẩn nhiều. Lúc này, giấm sẽ nhận nhiệm vụ làm mềm vết bẩn, còn nước rửa chén và baking soda sẽ phát huy công dụng tẩy trắng, đánh bay mảng bám.
Bước 5: Sau 10 phút, các mẹ cắm điện và bật công tắc quạt lên, cánh quạt quay sẽ tạo ra gió khiến tất cả bụi bẩn văng ra.
Lưu ý: Để bảo vệ an toàn cho bản thân cũng như giữ cho quạt không bị hư hỏng trong quá trình làm sạch, bạn cần rút phích cắm điện ra trước khi bắt đầu làm sạch.
2. Dùng miếng bọt biển
Chuẩn bị một miếng xốp cọ rửa thông thường, lấy dao khứa và cắt nó thành những miếng vuông nhỏ.
Sau đó, bơm nước rửa bát hoặc dung dịch tẩy rửa lên trên miếng cọ cùng một ít nước.
Đặt miếng cọ vào lồng quạt, lau theo hướng từ trong ra ngoài. Khi thấy miếng cọ bẩn thì đem rửa sạch với nước rồi tiếp tục lau sang các vị trí khác.
Cứ lau đi lau lại toàn bộ nan quạt cho tới khi sạch bóng là được. Cuối cùng hãy dùng một chiếc khăn hoặc giẻ lau sạch, lau đi chất tẩy rửa, nước rửa bát còn dính trên lồng quạt là xong.
Với cách làm này, chị em nên sử dụng thường xuyên, tốt nhất là 2 lần/ tuần để đảm bảo quạt luôn được sạch như mới.
Người tinh tế không ai kê sofa dựa tường nữa, đây mới là những cách kê sofa hợp thời Không kê sofa dựa tường mang lại kha khá lợi ích cho bạn đấy. Kê sofa dựa tường dường như là một cách bố trí mặc định trong nhiều gia đình. Thế nhưng bạn có biết cách thiết kế ấy đã lỗi thời rồi hay không? Lợi ích khi không kê sofa dựa tường - Dễ vệ sinh hơn: Bụi bẩn rất dễ...