Rủ vợ bỏ việc nhà nước về nhà trồng “cây ở sạch”, cặp đôi 8X chỉ hái rồi thu tiền hàng tỷ đồng
Đến trại nấm của anh Lê Đăng Cường ( 1984) và chị Nguyễn Thị Đạt (1985) ở xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh những ngày này ai cũng cảm thấy choáng ngợp về độ “khủng” của nó.
Nhờ làm nấm mỗi năm cặp vợ chồng 8X này bỏ tủi hàng tỷ đồng.
Anh Lê Đăng Cường giới thiệu về sản phẩm nấm thương phẩm của gia đình.
Bỏ việc công chức theo đuổi đam mê làm nấm
Xuất thân trong gia đình có bố mẹ đều là công chức nhà nước, bản thân vợ chồng anh Cường cũng từng có thời gian dài công tác tại một đơn vị cơ quan Nhà nước chuyên về khoa học công nghệ ở huyện. Về sau thấy gò bó, anh chị đã rủ nhau nghỉ việc về khởi nghiệp cho riêng mình.
Là “dân” công nghệ sản xuất nấm, năm 2013, vợ chồng anh Cường đã mạnh dạn thuê lại 3.000m2 đất tại xã Thạch Xuân dể bắt đầu công việc làm nấm. “Thời gian đầu biết chuyện chúng tôi bỏ việc công chức có thu nhập ổn định về làm nấm, hai bên gia đình rất phản đối, nhưng vợ chồng tôi vẫn động viên nhau cố gắng thôi”, anh Cường nhớ lại.
Nguyên liệu sản xuất nấm được vợ chồng anh Cường thực hiện trên bông vải, bột cưa, rơm rạ, cám ngô gạo,…, Bước đầu anh chị vay vốn gần 2 tỷ đồng để hoàn thiện từ đất đai, nhà trồng, kỹ thuật, công nghệ tưới tự động, nhân công,… để tập trung vào sản xuất 4 loại nấm chính gồm nấm giống và thương phẩm là: nấm rơm, mộc nhĩ, nấm sò và nấm linh chi.
Phế phẩm nông nghiệp được trộn, hấp bởi máy móc hiện đại tạo thành các bịch phôi tại trang trại của anh Cường.
Theo anh Cường, việc sản xuất nấm giống trải qua nhiều công đoạn khác nhau: Từ chọn mùa cưa, ủ mùn cưa, sau đó sàng lọc rồi cho vào máy trộn. Sau khi trộn xong mùn cưa và phế phẩm nông nghiệp sẽ được đưa vào máy đóng bịch và bỏ vào lò hấp. Khi hoàn thành công đoạn hấp, bịch phôi nấm sẽ được đưa ra ngoài để nguội và bắt đầu cấy giống.
“Các công đoạn đều được chúng tôi thực hiện rất bài bản, khoa học nên thành phẩm ra lò đều có chất lượng rất tốt và sạch”, anh Cường chia sẻ.
Hệ thống máy móc hiện đại hỗ trợ các công đoạn trộn và hấp các bịch phôi nấm tại trang trại của anh Cường.
Vào ngày hè nắng nóng miền Trung như “đỏ lửa” nhưng khi đến trang trại của vợ chồng anh Cường chúng tôi cảm thấy rất thoáng mát, hiện đại.
Trước đây mô hình trồng nấm của anh chị có lực lượng nhân công đông, vào vụ lúc nào trong xưởng nấm cũng có từ 20 – 30 người lao động. Tuy nhiên mấy năm trở lại đây trang trại được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại hơn nên số lượng nhân công đã giảm còn khoảng trên dưới 10 người.
Video đang HOT
Từ 50 triệu đi vay, trồng các loại nấm, 8X này thu về hơn 1 tỉ đồng
Thu tiền tỷ từ trại nấm
Vào thời điểm tháng 6 này trại nấm của anh Lê Đăng Cường bắt đầu làm giống để đầu tháng 7 vào vụ sản xuất mới. Hiện tại trại nấm của anh chị vừa cung cấp bịch phôi giống cho người trồng, vừa sản xuất nấm thương phẩm bán cho các đầu mối thu mua trong và ngoài tỉnh.
“Nấm rất mẫn cảm với hóa chất, môi trường ô nhiễm nên trong quá trình sản xuất, chăm sóc, chủ trại phải để ý luôn phải tạo ra môi trường sạch mới mong thu được sản phẩm có chất lượng tốt nhất cung cấp cho “thượng đế”, anh Cường bộc bạch.
Thị trường cung cấp nấm giống của trang trại anh Cường và chị Đạt ngày càng phát triển rộng lớn.
Đối với nấm giống, cứ 20 ngày trại nấm của anh Cường thu về một lứa. Trung bình mỗi tháng trang trại của anh chị sản xuất và xuất ra thị trường khoảng 150.000 bịch phôi giống các loại nấm. Với giá bán của các bịch phôi nấm như sau: nấm sò 5.500 đồng/bịch; nấm linh chi 10.000 đồng/bịch; mộc nhĩ dao động từ 3.000 – 4.000 đồng/bịch.
Nấm thương phẩm ngày càng được ưa chuộng và mang đến nguồn thu nhập cao cho gia đình anh Cường.
Riêng sản phẩm nấm thương phẩm, trang trại của vợ chồng anh Cường chuyên cung cấp số lượng lớn cho thương lái với giá cao như mộc nhĩ từ 100.000 đồng/kg; nấm linh chi 1,2 triệu đồng/kg, nấm rơm có giá từ 110.000 – 150.000đồng/kg tùy đối tượng khách mua.
“Nhờ sản xuất được các sản phẩm nấm có chất lượng tốt, an toàn nên chúng tôi luôn đắt hàng. Trung bình mỗi năm gia đình thu về trên dưới 2 tỷ đồng”, chị Nguyễn Thị Đạt khoe.
Tiếp đà thành công, sắp tới vợ chồng anh Cường đang có dự định mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao sản lượng nấm cung cấp cho thị trường.
Trang trại nấm của cặp vợ chồng 8X còn hỗ trợ nông dân bao tiêu sản phẩm khi thị trường tiêu thụ kém
Rủ cả làng cùng làm giàu
Với ước mơ nhân rộng nghề làm nấm và cung cấp nhiều sản phẩm nấm chất lượng tốt cho người tiêu dùng. Hàng năm vào tháng 7, tháng 8 vợ chồng anh Cường lại tổ chức một lớp dạy miễn phí để tập huấn cho nông dân ở trong và ngoài địa phương về kiến thức, kinh nghiệm sản xuất nấm.
“Lớp học chúng tôi mở ra hoàn toàn miễn phí dành cho những ai quan tâm về mô hình làm nấm và quan trọng hơn là muốn theo nghề, yêu nghề”, anh Cường khẳng định.
Bên cạnh việc mở lớp dạy làm nấm, vợ chồng anh Cường còn tích cực hỗ trợ kỹ thuật, giống nấm và bao tiêu sản phẩm cho bà con ở địa phương. Nhờ thế, mà nhiều hộ gia đình ở trong và ngoài xã đã vươn lên làm giàu.
Ông Nguyễn Quang Tịnh (65 tuổi, xã Thạch Hương, Hà Tĩnh) cũng là một trong những hộ gia đình được vợ chồng anh Cường cung cấp giống và hỗ trợ tư vấn kỹ thuật. Với diện tích hơn 100m2, hiện tại trại nấm sò đang mang về cho gia đình ông Tịnh khoản tiền lãi ổn định trên dưới 50 triệu đồng/năm.
“Nhờ có vợ chồng anh Cường giúp sức đến giờ gia đình tôi đã sản xuất nấm thành công và có thu nhập ổn định. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô và áp dụng thêm công nghệ vào sản làm nấm để tăng thu nhập”, ông Tịnh nói.
Hướng dẫn người nhà lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản
Việc chăm sóc cho bệnh nhân viêm phế quản cần được lên kế hoạch một cách chi tiết. Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản, người chăm sóc cần lưu ý một số vấn đề quan trọng.
Chăm sóc bệnh nhân hen phế quản là một công việc không hề dễ dàng. Bởi nó đòi hỏi người chăm sóc phải có kiến thức và một sự kiên nhẫn cần thiết. Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả, người chăm sóc cũng cần lên một kế hoạch chăm sóc cụ thể dưới sự tư vấn của bác sĩ điều trị và chuyên gia dinh dưỡng.
Dưới đây là một số lưu ý dành cho người nhà khi chăm sóc bệnh nhân hen phế quản. Việc chăm sóc đúng cách có thể giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn và giảm các triệu chứng khó chịu.
1. Những điều cần lưu ý trước khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản
Để chăm sóc bệnh nhân hen phế quản, người nhà cần lưu ý những vấn đề sau:
- Các yếu tố, tác nhân làm cho bệnh hen phế quản trở nên tồi tệ hơn.
- Các loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng để điều trị hen phế quản.
- Các triệu chứng hoặc kết quả đo lưu lượng đỉnh cho thấy tình trạng bệnh hiện tại.
- Các triệu chứng hoặc kết quả đo lưu lượng đỉnh cho thấy cần sự can thiệp của y tế.
- Thông tin liên hệ của các bác sĩ chuyên khoa hoặc bệnh viện gần nhất.
2. Chú ý đến dinh dưỡng và tâm lý của người bệnh
Việc chăm sóc bệnh nhân hen phế quản thường được tiến hành trong một thời gian dài. Do đó, người chăm sóc cho bệnh nhân hen phế quản cần có sự kiên trì, kiên nhẫn nhất định. Điều quan trọng nhất là người chăm sóc cần kiểm soát tốt các tác nhân khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như:
- Kiểm soát các yếu tố gây dị ứng: khói, bụi, lông động vật, nấm mốc, phấn hoa...
- Tránh để bệnh nhân ra ngoài khi môi trường ô nhiễm hoặc có độ ẩm cao.
- Khuyến khích bệnh nhân tập luyện các bài tập như hít thở, giãn nở phổi, ho đúng cách...
- Tránh để bệnh nhân lạm dụng các loại thuốc giãn phế quản, thuốc co mạch hoặc gây dị ứng.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng là vấn đề cần được quan tâm khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bệnh nhân tăng cường đề kháng và giảm các triệu chứng. Bệnh nhân hen phế quản nên sử dụng những loại thức ăn lỏng và dễ tiêu hóa. Trong đó, các loại thực phẩm cần bổ sung là rau xanh, hoa quả giàu vitamin và khoáng chất. Đồng thời, người chăm sóc cũng nên tránh để bệnh nhân sử dụng thực phẩm gây kích ứng hoặc các loại đồ uống có cồn.
Chăm sóc tinh thần là điều không thể thiếu khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản. Bởi stress hay rối loạn tâm lý đều là các nguyên nhân khiến cơn hen bùng phát. Do đó, trong quá trình điều trị, người chăm sóc nên thường xuyên trò chuyện và động viên bệnh nhân.
3. Các loại thuốc được sử dụng cho bệnh nhân hen phế quản
Thuốc là yếu tố giúp tình trạng hen phế quản được kiểm soát và không trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, người chăm sóc cũng cần theo dõi việc sử dụng thuốc của bệnh nhân hen phế quản. Đặc biệt là về tên thuốc, liều lượng, các triệu chứng dị ứng xảy ra khi dùng thuốc.
Khi chăm sóc bệnh nhân hen phế quản, người nên chú ý một số loại thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc dùng cho bệnh nhân hen phế quản thường bao gồm các loại sau:
Thuốc kiểm soát dài hạn: Loại thuốc này còn được biết đến với tên gọi là thuốc duy trì hoặc thuốc chống viêm. Chúng có tác dụng giúp ngăn ngừa các triệu chứng hen phế quản bằng cách giảm sưng phổi và hạn chế việc sản xuất chất nhầy.
Thuốc kiểm soát dài hạn thường hoạt động khá chậm nhưng sẽ giúp kiểm soát triệu chứng trong nhiều giờ. Do đó, loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng thường xuyên, ngay cả khi không có cơn hen.
Thuốc giảm đau nhanh (thuốc cứu hộ): Loại thuốc này giúp làm giảm hoặc chấm dứt các triệu chứng hen phế quản khi chúng đã bắt đầu. Khi thuốc hoạt động, các cơ bắp sẽ được thư giãn. Đồng thời, đường thở cũng sẽ mở ra để bệnh nhân có thể thở được dễ dàng hơn. Do đó, loại thuốc này thường được sử dụng trước khi bệnh nhân vận động mạnh hoặc tập thể dục.
Chăm sóc tốt là một trong những cách giúp bệnh nhân hen phế quản nhanh hồi phục. Ngoài ra, người nhà cũng nên chú ý tâm trạng của người bệnh, thường xuyên trò chuyện và giúp người bệnh tập luyện nhằm cải thiện triệu chứng bệnh.
Chống lại ung thư, cuộc chiến không chỉ riêng bệnh nhân Xã hội hiện đại, phát triển thì bệnh tật tăng cao hơn. Những năm gần đây, thuốc tim mạch, tăng huyết áp hay đái tháo đường đều không còn được nhắc đến. Ngành y học vẫn đang nghiên cứu, tìm tòi để chống lại ung thư. Vấn đề kiểm soát bệnh ung thư diễn ra khó khăn, phức tạp. Ngành y tế toàn...