Roy McDonough, gã trai ‘bẩn’ nhất lịch sử bóng đá Anh
Bóng đá là một xã hội thu nhỏ và ở trong đó, bên cạnh những soái ca thiên thần cỡ như David Beckham hay Kaka cũng tồn tại không ít tay chơi mà nhắc đến, ai cũng phải gai người.
Roy McDonough có một sự nghiệp không lấy gì vẻ vang, nhưng nếu xét về độ chơi bời thì nếu cựu tiền đạo này nhận mình là số 2, chẳng ai dám là số 1.
Gã đồ tể nghiện rượu
Cái tên Roy McDonough không gợi lên nhiều ký ức trong đầu các CĐV bóng đá Anh, có lẽ chỉ trừ người hâm mộ lâu năm ở những đội bóng mà ông từng khoác áo. Thời còn thi đấu, cựu tiền đạo sinh năm 1958 là một gã đồ tể đích thực. Cho đến thời điểm này, ông đang giữ kỷ lục là người bị truất quyền thi đấu nhiều lần nhất trong lịch sử với 22 lần ăn thẻ đỏ trực tiếp. Thống kê ấn tượng ấy vượt xa so với những người vốn được xem là rắn mặt nhất của bóng đá Anh như Graeme Souness, Vinie Jones hay Roy Keane.
Có một sự nghiệp không quá nổi bật, nhưng Roy McDonough lừng danh bởi lối sống bạt mạng bên ngoài sân cỏ. Tài năng trên sân thì chẳng bằng ai, nhưng trên bàn nhậu, Roy tuyên bố thẳng: “Đời tôi chưa gặp ai xứng là đối thủ!”. Điều ấy có lẽ miễn bàn, bởi cựu tiền đạo này thường nốc trung bình khoảng 20 pint rượu mỗi đêm thời còn thi đấu (pint là đơn vị đo lường thể tích của Mỹ, khoảng gần nửa lít). Uống rượu lai rai mãi không có đối thủ cũng chán, Roy nghĩ ra trò chơi mới hấp dẫn hơn nhiều là uống 1 pint rượu trong vòng chưa đến 7 giây. Tất nhiên, ông tiếp tục vô đối!
Roy thường lái xe về nhà trong tình trạng say xỉn nhưng chưa bao giờ gặp tai nạn và may mắn chỉ bị cảnh sát bắt một lần, sau đó bị phạt cấm lái xe 30 tháng. Vào buổi sáng sau những đêm hết mình, Roy thường liếm bộ ria mép vĩ đại của mình để biết được mình có nôn mửa khi say hay không!
McDonough nổi tiếng với thói nghiện ngập
Roy là một “tiên tửu” đích thực với phương châm bất biến: “Đá thắng hay thua thì vẫn phải uống”. Đến lúc bạn bè đồng đội phải lè lưỡi và tránh ông như tránh tà, Roy cũng chẳng quan tâm. Không có ai thì Roy uống một mình, và sau đó là những cuộc vui “không kịp kéo khóa quần” như chính ông miêu tả trên Telegraph.
Video đang HOT
Bẩn bựa & bệnh hoạn
Khi Roy bắt đầu sự nghiệp ở Birmingham City. Bạn bè đặt biệt danh cho ông là “ Sao khiêu dâm người Đức” vì ngoại hình với mái tóc xoăn và bộ ria mép dày. Roy chẳng những không tức giận mà còn rất cảm động: “Tôi phải sống sao cho xứng với biệt danh đó!”.
Thế là suốt thời gian tuổi trẻ, ngoài rượu là bạn tri kỷ, phụ nữ cũng không thể thiếu với Roy. Ông đặt ra KPI cho riêng bản thân là mỗi tuần phải ngủ với một người phụ nữ khác nhau. Tổng cộng, Roy đã ngủ với hơn 400 người phụ nữ, trong đó có cả những lần thác loạn với bạn bè. Trong 18 tháng của cuộc hôn nhân đầu tiên với người vợ Katie, Roy đã ngoại tình với 39 người phụ nữ khác. Ông cũng đã 2 lần phải tìm đến bác sĩ vì bị lây nhiễm bệnh xã hội.
Roy coi việc săn tìm phụ nữ không khác gì đi dạo trong siêu thị và ngắm nghĩa những gói kẹo. Với ngoại hình bảnh bao, cựu tiền đạo này thường không mất quá nhiều thời gian để hạ gục “con mồi”. Cách gạ gẫm của Roy cũng hoang dã y như bản tính trên sân cỏ của ông. Roy kể lại: “Khi nhìn thấy một người phụ nữ trong quán rượu, tôi sẽ đến gần và vào luôn câu chuyện chúng tôi sẽ đi đâu và làm gì tiếp theo”.
Roy “sát gái” đến mức độ ông tự nhận đôi khi “mất kiểm soát”. Ông cũng nói rằng thói trăng hoa là một “đặc điểm di truyền” được nhận từ người cha của mình.
Bây giờ, khi đã đến tuổi nghỉ hưu, Roy McDonough dĩ nhiên cũng chẳng còn sức mà tiếp tục các thú vui như trước. McDonough hiện là giám đốc phát triển kinh doanh bất động sản, sống với người vợ thứ hai Lizzie ở Tây Ban Nha. Vào tháng 8/2012, ông xuất bản cuốn tự truyện của mình, Red Card Roy, được viết bởi Bernie Friend, để kể lại một sự nghiệp cầu thủ đầy thành tích… ngoài sân cỏ!
Vài nét về Roy McDonough
Roy McDonough sinh năm 1958, bắt đầu sự nghiệp ở Birmingham, nơi năm 16 tuổi ông đã nhận án kỷ luật đầu tiên là treo giò 6 tháng vì tấn công trọng tài trong một trận chung kết khối các học viện bóng đá. Đội bóng nổi tiếng nhất mà Roy McDonough từng gia nhập là Chelsea, tuy nhiên ông không ra sân lần nào trong màu áo The Blues.
“Tôi chẳng thích làm đau ai”
Dù nhận đến 22 thẻ đỏ trong sự nghiệp, Roy McDonough khẳng định ông chẳng muốn làm đau ai trên sân bóng! “Đồ tể” một thời chia sẻ: “Tôi chỉ làm mọi thứ để tự vệ. Họ lao vào tôi, thúc cùi chỏ, nhổ nước bọt… nhưng chẳng ai chỉ trích vì họ là hậu vệ. Còn tôi không hiểu sao toàn bị trọng tài để ý!”.
Hành trình tự hủy vì trộm cắp, lừa đảo và tù tội của ngôi sao bóng đá Anh
Nile Ranger từng là một tài năng sáng giá của bóng đá Anh. Nhưng thay vì trở thành ngôi sao, anh lại biến mình thành kẻ trộm cắp, cướp giật, lừa đảo và tù tội.
Từ khi còn nhỏ, Ranger đã định hình là một kẻ không gì chế ngự nổi. Thời gian ngồi trên ghế nhà trường của anh ta bị cắt ngắn sau khi tấn công một giáo viên bằng khay đồ ăn và suýt bẻ gãy tay cô ấy. Chuyển đến trường khác, Ranger lấy cắp điện thoại trong túi áo khoác của đám bạn, khi chúng đá bóng còn áo chất đống làm cột gôn. Cậu bán nó ngoài công viên cho những người Albania nhập cư, rồi ném số tiền kiếm được vào máy đánh bạc.
Năm 13 tuổi, Ranger gia nhập nhóm trộm cắp và thực hiện các vụ đột nhập vào nhà dân hay trường học. Cực chẳng đã, bà mẹ đã giao đứa con bất trị cho cảnh sát. Họ buộc vào cổ chân Ranger một cái dây có gắn chip điện tử để kiểm soát. Anh ta tìm cách tháo nó ra và tiếp tục các phi vụ.
Với nhiều người, bóng đá mang đến lối thoát. Nhưng với Ranger, nó giúp anh mở rộng phạm vi phạm tội. Ở Romford FC, Ranger nhiều lần ăn trộm điện thoại của đồng đội trong phòng thay đồ. Trên đường về nhà, anh ta trộm điện thoại trên xe buýt, xuống xe, giật điện thoại của người đi đường và lên một chiếc xe bus khác.
Nile Ranger đã phát triển thói quen trộm cắp từ tấm bé
Rồi Ranger bị bắt. Được bảo lãnh ra ngoài, trong thời gian chờ ngày xét xử anh ta bị bắt lại vì đã trộm một chiếc máy tính xác tay và iPod. Khi ấy Ranger mới 15 tuổi. Mẹ của Ranger đã hết chịu nổi và muốn đuổi cổ đứa con hư ra khỏi nhà. Ranger cầu xin một cơ hội nữa. Và bà gửi nó đến một Học viện bóng đá ở Southgate College.
Tại đây, Ranger gây ấn tượng tốt và được Southampton chiêu mộ. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Ranger phải hầu tòa khi nhận được trát của tòa án, vì những vụ cướp đã tham gia. Anh ta bị kết án 4 tháng từ giam trong nhà tù dành cho tội phạm vị thành niên.
Ra tù, Southampton không chấp nhận Ranger. Nhưng các CLB lại bị hấp dẫn bởi tài năng của anh ta. Ranger tới Newcastle vì đội bóng này đưa ra đề nghị hấp dẫn nhất. Và ở đó, Ranger cố tập trung vào bóng đá. Anh được tập cùng đội một, chung sân với hai huyền thoại Alan Shearer và Michael Owen, sau đó chơi trận ra mắt năm 2009, khi mới 18 tuổi. Cùng lúc, anh trở thành một phần của đội U19 Anh vào đến chung kết giải U19 châu Âu 2009, sát cánh cùng Kyle Walker, Kieran Trippier và Danny Welbeck.
Trong giai đoạn 2009-2010, Ranger là tài năng sáng giá của Newcastle và nước Anh
Một chân trời mới mở ra trước mắt Ranger. Mọi HLV hay đồng đội của anh đều chung nhận định, đây là một tài năng lớn và có đủ mọi phẩm chất để trở thành tiền đạo hàng đầu. Newcastle dĩ nhiên biết điều này rõ nhất. Hợp đồng trị giá 10.000 bảng mỗi tuần sớm được thay bằng thỏa thuận khác với mức lương cao hơn nhiều, chưa kể khoản thưởng hậu hĩnh.
Khi đã có tiền, Ranger không cần phải trộm cắp. Nhưng máu cờ bạc và nổi loạn lại trỗi dậy. Tất cả số tiền kiếm được đều bị Ranger ném vào trò đỏ đen. Cạn tiền, anh vay nóng các đồng đội. Ngoài ra là nhiều rắc rối khác liên quan đến việc chụp ảnh với súng, lái xe quá tốc độ và hành hung.
Newcastle chịu hết nổi. Họ tống Ranger tới nơi khác theo dạng cho mượn trước khi chính thức thải loại vào mùa hè 2013. Ranger lang thang ở Swindon Town, Blackpool rồi Southend United ở Championship và League One, nhưng không để lại bất kỳ ấn tượng nào. Số bàn thắng anh ghi được còn ít hơn số lần ngồi tù, vì phóng xe quá tốc độ, cáo buộc hiếp dâm và sử dụng bạo lực. Cuối cùng, Ranger bị kết án tù 8 tháng vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước tuổi 29, số lần vào tù ra tội của Ranger còn nhiều hơn số bàn ghi được
Cựu ngôi sao U19 Anh được thả trước thời hạn nhờ cải tạo tốt, song bị gắn chip vào chân một lần nữa. Anh không được ra khỏi nhà sau 7 giờ tối. Điều đó có nghĩa Ranger cũng không thể ra sân chơi bóng. Anh nằm lỳ ở nhà với tình trạng thất nghiệp suốt 3 năm.
Cho đến tận tháng 2 năm nay, sau thời gian dài ăn không ngồi rồi, Ranger quyết định làm lại cuộc đời. Tiền đạo mới 19 tuổi ký hợp đồng một tháng một với Southend United, đội hiện chơi ở League Two, tức hạng Tư.
Trong sự hối hận, anh tâm sự với tờ Four Four Two: "Tôi không còn thời gian để lãng phí. Tôi đã suy ngẫm suốt 3 năm qua và chỉ có thể tự trách bản thân về những gì đã xảy ra. Tôi cầu xin một cơ hội cuối cùng để làm lại cuộc đời. Nếu có, tôi sẽ đón nhận và trân trọng nó bằng cả hai tay".
Rooney giải nghệ - tạm biệt thiên tài Giải nghệ ở tuổi 36, Wayne Rooney khép lại sự nghiệp cầu thủ kéo dài gần 20 năm với không ít vinh quang nhưng cũng có thừa nuối tiếc. Không ồn ào và bùng nổ như cách ra mắt thế giới với cú đá cháy lưới Arsenal vào tuổi 16, Wayne Rooney đã giải nghệ trong trầm lặng dưới màu áo Derby County...