Rong ruổi theo những mùa hoa, thu vài trăm triệu mỗi năm từ “lộc trời”
Ở thế giới của loài ong không có sự lười biếng. Có lẽ vì thế mà những người thợ nuôi ong huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn luôn là những người chăm chỉ, cần mẫn và rất tỉ mỉ. Vất vả chăm sóc, rong ruổi quanh năm kiếm nguồn hoa cho ong, nhưng khi nâng những cầu ong nặng trĩu trên tay, óng ánh mật vàng thì chẳng gì vui hơn…
Theo lẽ tự nhiên, loài ong chỉ làm mật vào một khoảng thời gian nhất định trong năm, tùy vào địa bàn sống của chúng. Thông thường là vào mùa xuân và mùa hè, thời điểm trăm hoa đua nở, có nhiều nguồn mật, phấn hoa. Nhưng với những người thợ nuôi ong lâu năm, họ đã sáng tạo ra cách để đàn ong làm mật quanh năm từ nguồn hoa tự nhiên.
Hoa của cây ngũ gia bì tạo ra một trong những loại mật ong có giá trị cao nhất ở nước ta.
Mùa ong làm mật, mùa dân bản ấm no
Vân Thủy là một xã miền núi thuộc huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), trong vùng có nhiều cánh rừng nên khí hậu rất trong lành. Chính vì vẫn giữ được nguồn hoa rừng tự nhiên phong phú, nghề nuôi ong ở đây rất phát triển, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.
Đặc biệt, rừng ở Vân Thủy mọc nhiều cây ngũ gia bì (người dân địa phương còn gọi là cây chân chim, mạy tảng). Loại cây theo dân gian có tác dụng như một loại thuốc, giúp làm giảm các cơn ho, phòng ngừa bệnh ung thư, giúp giảm huyết áp…, đặc biệt mật ong làm từ hoa loại cây này rất quý. Cây chỉ ra hoa một mùa, vào cuối năm. Lúc này, thời tiết lạnh và khô hanh, cả rừng chỉ có loại cây này nở hoa nên mật ong hoa ngũ gia bì càng có giá trị.
Mật ong hoa ngũ gia bì có màu vàng nhạt, mùi thơm, đặc sánh và có vị hơi đắng về sau.
Dựa vào đặc điểm đó, người dân Vân Thủy thường khai thác mật ong vào thời điểm cuối năm, với hai loại mật chính: mật hoa rừng và mật ong hoa ngũ gia bì (chỉ khai thác vào tháng 11 và 12 dương lịch). Mật ong hoa ngũ gia bì có vị ngọt thanh pha chút đắng nhẹ về sau; màu vàng nhạt, đậm đặc rất đặc trưng, được nhiều người biết đến và đặt mua làm quà.
Giá trị mật ong ở đây cao ngoài sự đặc biệt của nguồn hoa, còn do khác biệt ở thời gian thu hoạch. Giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, ong nơi khác thường “ngủ đông” lại chính là cao điểm ong Vân Thủy cho mật. Giá mật ong hoa rừng có giá 350.000 đồng/lít, còn mật hoa ngũ gia bì lên đến 500.000 đồng/lít, đắt vậy nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu.
Để tăng hiệu quả sản xuất mật, từ việc phát triển nhỏ lẻ, các gia đình nuôi ong ở Vân Thủy đã liên kết lại, thành lập HTX Nuôi ong mật Vân Thủy; đăng ký thương hiệu, đóng chai, xây dựng nhãn mác… Anh Hoàng Văn Phương, Giám đốc HTX cho biết: Hiện tại, HTX đang có 22 hội viên, chủ yếu ở các thôn Nà Phước và Nà Pất với tổng số 500 đàn ong. Trong năm 2018, có nhiều hộ thành viên quay được trên 100 lít mật, thu từ 40 đế 50 triệu đồng.
“Du mục” cùng đàn ong
Video đang HOT
Ông Doãn Văn Tiến là người có thâm niên nuôi ong, ở đâu có nhiều hoa rừng quý là ông đem ong đến khai thác mật.
Ở Vân Thủy và các xã lân cận, có nhiều hộ gia đình dù không hề nuôi ong nhưng trong vườn nhà lại san sát hàng trăm thùng ong. Đó là ong của các thợ nuôi chuyên nghiệp ở các tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương… “gửi nhờ” để “ăn” hoa rừng xứ Lạng.
Khi rừng hết mùa hoa, ong lại được các chủ di chuyển đến những vùng khác để làm mật. Lối nuôi ong “du mục” này nghe có vẻ dễ dàng, nhưng là những hành trình rất gian nan. Hiểu đặc tính của ong thôi chưa đủ, còn phải đảm mê, tâm huyết và sáng tạo mới có thể điều khiển được “đội quân” đông đảo này.
Sau khi hỏi thăm một gia đình ở Vân Thủy vẫn thường cho đặt nhờ ong, chúng tôi xuôi quốc lộ 1A xuống tỉnh Bắc Giang, tìm về huyện Yên Thế, một địa phương có phong trào nuôi ong khá mạnh. Nơi đây cách Vân Thủy gần 90 cây số, nhưng đó chưa phải khoảng cách xa nhất mà thợ nuôi ong ở đây đưa ong đi tìm hoa làm mật.
Con đường bê tông quanh co dẫn chúng tôi đến nhà ông Doãn Văn Tiến, ở thôn Tân Sỏi, xã Đồng Tâm. trong vườn vải, cam, bưởi đang độ nở hoa tỏa hương ngào ngạt, một không khí vô cùng náo động, khẩn trương được tạo nên bởi hàng triệu con ong, trong những thùng nuôi xếp đầy dưới các gốc cây.
Chủ nhân của chúng, ông Tiến cũng đang hối hả không kém: vừa mở nắp tổ rồi hun khói vào để ong bay tản ra, vừa nhẹ nhàng, khéo léo nâng từng cầu ong lên, lấy chổi lông quét những con ong còn bám hai bên mặt, ông vừa soi soi, nhìn nhìn rồi lại cẩn thận xếp vào thùng…
Kiểm tra sức khỏe của ong chúa và ong thợ.
Ngừng tay pha trà mời khách, ông Tiến kể: Tính đến nay tôi đã trên 20 năm nuôi ong. Cũng có lúc học theo người ta nuôi gà, lợn mà bỏ bê chúng, nhưng giờ với tôi nuôi ong là cái nghiệp rồi. Vài ngày không nghe tiếng chúng bay, không bị chúng đốt thấy người thiếu vắng lắm.
Từ khi nuôi ong theo hướng kinh tế, ông Tiến chú trọng nghiên cứu, tìm hiểu tập tính của ong. Với ông, chăm ong cũng cẩn thận như chăm con thơ vậy. “Vào khoảng tháng 2, tháng 3 hằng năm, khi thời tiết ấm áp, ong bắt đầu mùa sinh sôi nảy nở. Người nuôi kiểm tra số lượng thùng ong, quân số các thùng để tiến hành nhân đàn. Thùng nào đông thì tách làm 2, 3 đàn, mỗi đàn khoảng 4 cầu ong (tùy số lượng ong thợ). Quan trọng nhất là kiểm tra ong chúa và chúa non để thay thế hoặc loại bỏ, chia đàn kịp thời, tránh việc ong bay đi”, ông Tiến cho biết.
Trước khi bước vào vụ khai thác mật, ông Tiến chỉ duy trì khoảng 350 thùng ong, còn lại ông đem bán với giá trung bình từ 800 đến 1 triệu/đàn. Mỗi năm, ông bán được khoảng trên 200 đàn ong và thu hoạch trên 400 lít mật, sau khi trừ chi phí cho ông thu nhập trên 200 triệu đồng.
Quanh năm, ông Tiến cùng đàn ong của mình rong ruổi khắp các tỉnh để tìm nguồn mật. Đầu vụ, ong làm mật hoa vải, nhãn ngay tại vườn nhà cho đến hết tháng 4. Tháng 5,6 ông Tiến đưa ong lên vùng Suối Mỡ của huyện Lục Nam (Bắc Giang) để ăn hoa rừng; tháng 7,8 cho đến cuối thu thì chuyển về về huyện Tân Yên hoặc sang tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn ăn hoa bạch đàn, hoa keo…
Vân Thủy – vùng hoa quan trọng nhất của ông Tiến sẽ là nơi ong làm mật vụ cuối năm, từ tháng 10 cho đến 12. Đây cũng là thời điểm “đánh mật” giá trị nhất.
Cầu ong “đẫy” mật sắp được quay.
Trước mỗi khi đến địa điểm mới, người nuôi ong phải đi “thám thính” để tìm nhà và tính toán thời gian hoa nở, trữ lượng mật… Khi đêm xuống, đàn ong đã vào tổ thì chủ ong nút cửa tổ lại, sau đó đưa lên xe tải để di chuyển. Tùy thuộc vào kết quả khảo sát mà họ quyết định đưa bao nhiêu đưa ong đi.
Ở nhiều nơi, người dân không hiểu sợ ong nuôi đến lấy hết phấn hoa làm cây đậu quả kém, xua đuổi không cho vào. Thậm chí, chuyện bị thanh niên địa phương uống rượu say quấy phá, bắt nộp “lệ phí”…, cũng xảy ra nhiều.
Nhưng ông Tiến không bao giờ gặp việc như vậy. Nhiều năm đưa ong đi “chinh chiến” khắp nơi giúp ông có bí quyết “dân vận” khéo với người dân bản địa.
Nhiều năm đưa ong đi “chinh chiến” khắp nơi giúp ông Tiến có bí quyết “dân vận” khéo với người dân bản địa.
“Bà con miền núi thật thà nên mình phải tạo sự tin tưởng để họ coi như người nhà, coi ong của mình như tài sản của họ. Ngoài việc trông coi, những khi mình không ở đó, họ giúp chia tách đàn ong, che chắn khi mưa bão, rồi những năm sau vẫn cho nhờ… Người dân chẳng ai lấy tiền, họ chỉ nhận vài lít mật mỗi dịp chủ ong thu hoạch mà thôi”, ông Tiến tâm sự.
Theo Danviet
Kỹ sư bách khoa kiếm nửa tỷ đồng/năm nhờ nuôi con có nọc độc
Tốt nghiệp trường Đại học bách khoa Hà Nội, anh Nguyễn Xuân Phong không đi làm công ty mà rời chốn thành đô về quê nhà, khởi nghiệp với nghề nuôi ong lấy mật ở bản Tà Niết (xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La). Mỗi năm anh thu nhập khoảng 500 triệu đồng từ việc nuôi ong bán mật.
Anh Phong chia sẻ: Sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi nhận thấy cơ hội phát triển và theo đuổi nghề nghiệp chuyên ngành được đào tạo không nhiều. Cùng thời điểm đó, tôi trăn trở về hướng phát triển kinh tế gia đình - nuôi ong mật. Sau khi tìm hiểu thị trường, để ý thấy nghề này có nhiều tiềm năng, mang lại lợi ích kinh tế cao và ổn định. Sau đó, tôi đã quyết định từ bỏ niềm đam mê và công sức hơn 4 năm ăn học ở Hà Nội, quyết tâm khởi nghiệp bằng nghề nuôi ong mật ở quê nhà.
Từ 10 đàn ong mật làm vốn ban đầu, anh Phong đã nhân rộng lên 300 đàn để phát triển kinh tế.
Ở nông thôn, ít ai tin một kỹ sư Đại học Bách khoa đã mất hơn 4 năm đèn sách như anh Phong lại quyết định gác bỏ tất cả để trở về quê nhà nuôi ong mật. Bất chấp mọi xì xào của hàng xóm, anh Phong chăm chỉ học nghề nuôi ong từ người cha vốn có thâm niên và nhiều kinh nghiệm trong nghề nuôi ong mật. Nhờ đó, mà anh đã nắm được các quy trình chăm sóc, cũng như cách kiếm ăn của đàn ong mật.
Anh Phong đang kiểm tra quá trình phát triển làm mật của từng đàn ong mật.
Đang sức dài vai rộng, lại thêm sự ủng hộ nhiệt tình của gia đình, anh Phong không ngừng học hỏi kinh nghiệm ở khắp nơi và lên mạng internet, sách, báo tìm hiểu và trau dồi thêm kiến thức với hy vọng sẽ sớm nhân đôi số đàn ong hiện có của gia đình.
Sau 4 năm kiên trì và cần mẫn chăm sóc, số đàn ong của gia đình anh từ 10 đàn đã tăng lên 300 đàn. Mô hình nuôi ong mật của anh Phong đã nhanh chóng trở thành hướng đi phát triển kinh tế tiêu biểu của xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu. Khi số đàn ong được nhân rộng, anh di chuyển toàn bộ đàn ong lên khu rừng ở gần nhà, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ong lấy mật hoa rừng và thu hút nhiều đàn ong rừng về làm tổ hơn.
Để chăm sóc đàn ong mật hiệu quả, anh Phong phải di chuyển đàn lên gần rừng núi, để tiện lợi cho ong kiếm phấn hoa rừng.
Theo anh Phong, nuôi ong mật giống như kiểu du mục, nay đây mai đó. Lúc đến mùa nhãn ở Sông Mã (Sơn La) thì anh mang tất cả đàn về đó, hết mùa nhãn anh lại di chuyển đàn ong xuống các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa để hút mật ở hoa keo. Khi đến mùa đông thì nuôi dưỡng chúng bằng đường với xizo, nước tăng lực và dùng chế phẩm sinh học đựng vào khay nhựa đặt trong thùng, lúc nào ong đói chúng sẽ bay xuống ăn.
Nhờ cách chăm sóc tốt, đàn ong mật của anh Phong phát triển rất đều.
Cũng theo anh Phong, muốn đàn ong mật phát triển khoẻ mạnh, bắt buộc người nuôi phải am hiểu địa lý vùng miền và tập tính của loài ong. Người nuôi phải nắm bắt được mùa nào hoa nở rộ để di chuyển chúng đến nơi có nguồn mật hoa dồi dào. Thời tiết nắng mưa thất thường cũng là yếu tố quan trọng người nuôi ong cần để ý. Hàng ngày, người nuôi phải chăm sóc đàn ong tỉ mỉ và khoa học với nhiều công đoạn như tạo ong chúa, tách đàn, quản lý đàn ong theo mùa...
"Kể từ khi nắm được kỹ thuật và tập tính của đàn ong, tôi quản lý đàn ong rất dễ dàng. Một tháng tôi thu hoạch khoảng 700 lít mật và luôn đảm bảo đầu ra đều đặn. Thị trường tiêu thụ lớn của gia đình tôi chủ yếu là các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng và các thị trường bán lẻ ở miền Bắc. Sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi năm gia đình tôi thu nhập dao động từ 450 - 500 triệu đồng từ nghề nuôi ong" - anh Phong cho hay.
Những chai mật ong vàng óng được anh Phong rót vào chai thủy tinh,để chuẩn bị đưa vào miền Trung tiêu thụ.
Anh Phong dự tính thời gian tới, sẽ tiếp tục mở rộng quy mô nuôi đàn ong mật để phát triển kinh tế. Ngoài ra, anh còn tận dụng 2ha đất nương rẫy trồng 600 gốc bơ, 100 gốc xoài để nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình. Không những làm kinh tế giỏi, anh phong còn năng nổ tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội tại địa phương. Hiện anh đang làm Bí thư chi đoàn bản Tà Niết và được nhiều người quý mến...
Theo Danviet
Cám cảnh: Mật rẻ hơn đường, người nuôi ong lỗ "sặc gạch" "Trước đây, mùa dưỡng ong tôi thường cho "ăn" đường trắng để nuôi ong chờ đến mùa lấy mật. Bây giờ thì không thể, do giá đường trắng lên đến 20 - 22.000 đồng/kg trong khi mật chỉ khoảng 18 ngàn/kg. Tôi gần như "thả nổi" để đàn ong tự kiếm thức ăn hoặc sử dụng mật ong tồn đọng mà công ty...