Rong kinh sau khi cấy que tránh thai có nguy hiểm?
Thưa bác sĩ em có cấy que tránh thai gần được 2 tháng rưỡi rồi. Tháng đầu tiên chu kỳ kinh nguyệt không đều nhưng ra ít.
Em có tái khám sau 1 tháng thì bác sĩ bảo bình thường nhưng tới tháng này kinh nguyệt ra liên tục và nhiều. Trường hợp của em bị vậy có ảnh hưởng gì nhiều không? Mong bác sĩ tư vần giúp em.
Ảnh minh họa – Nguồn Internet
Chào em,
Sau cấy que tránh thai, sẽ có sự thay đổi về ra máu âm đạo, cả số lần và lượng kinh – thường trong 3-6 tháng đầu sau cấy. Nhưng nếu kinh ra quá nhiều và cảm giác mệt mỏi hoặc lo âu, em nên đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa để xác định cụ thể lượng máu kinh cũng như tình trạng đường sinh dục, em nhé.
Thân mến.
Theo BS. Ngô Thị Yên – Khoa Kế hoạch hóa gia đình, bệnh viện Từ Dũ
Tránh thai bằng biện pháp tính vòng kinh, ưu và nhược điểm
Cách tránh thai tự nhiên (phương pháp Ogyno) là một phương pháp ngừa thai bằng cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn nữ.
Việc này nhằm xác định được ngày rụng trứng - thời gian mà nếu giao hợp thì có khả năng thụ thai cao (thời kỳ không an toàn) để tránh giao hợp trong những ngày này hoặc dùng một biện pháp bổ trợ khác (như bao cao su...) trong thời gian này.
Video đang HOT
Đối tượng áp dụng
- Chu kỳ kinh nguyệt đều (28-30 ngày 1-2 ngày), đã từng theo dõi ít nhất 8 chu kỳ
- Với nguyên tắc là nửa thời kỳ sau của phóng noãn thời gian ít thay đổi so với nửa trước nên có thể lập một bảng tính sẵn theo các chu kỳ dài ngắn.
- Nếu vòng kinh có số ngày không đổi thì chỉ cần tra theo một dòng ngang, ví dụ nếu vòng kinh của bạn đều đặn là 30 ngày thì ngày có khả năng rụng trứng sẽ rơi vào khoảng ngày thứ 10 đến ngày thứ 20.
Ưu điểm
- Dễ phổ biến, dễ áp dụng, không cần phương tiện.
- Không tốn kém, có thể áp dụng lâu dài.
- Không hạn chế thời gian và không ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản.
Nhược điểm
- Chỉ áp dụng cho người có vòng kinh đều hoặc xê xích không đáng kể.
- Tác dụng tránh thai không cao vì trứng có thể rụng bất thường.
- Không thích hợp với những vợ chồng có tần suất giao hợp cao.
- Không thể coi là biện pháp tránh thai trên diện rộng.
- Nếu bạn không thấy chắc chắn thì hãy dùng viên tránh thai hàng ngày hoặc dùng bao cao su.
Nguyên lý tránh thai và các khoảng thời gian tương đối an toàn
Nguyên lý tránh thai
- Noãn (trứng sau khi rụng) chỉ sống được 24 giờ nếu không thụ tinh sẽ chết. Do đó tính từ ngày phóng noãn lùi về sau 1 ngày và để chắc chắn hơn, lùi về sau 2 ngày sẽ không có khả năng thụ thai.
- Tinh trùng chỉ sống được 48 giờ: Quá ngày phóng noãn 3 ngày sẽ không có khả năng thụ thai.
- Điều quan trọng là phải xác định được ngày phóng noãn: Ở người phụ nữ vòng kinh 28 ngày, noãn có thể rụng từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 16 sau ngày đầu có kinh của chu kỳ trước; hay nói khác đi là vào ngày thứ 17 đến ngày thứ 12 của chu kỳ sau, 6 ngày ấy cộng thêm 3 ngày về trước, và cộng thêm 2 ngày về sau gồm 11 ngày có khả năng thụ tinh, gọi là ngày không an toàn.
- Như vậy tính từ ngày đầu có kinh thì thời gian không an toàn được tính từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 18 và tính ngược lại là ngày thứ 20 đến ngày thứ 10 trước khi có kinh lại.
Khoảng thời gian tương đối an toàn
- Phần trước: từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7: An toàn tương đối
- Phần giữa: từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 18: Ngày không an toàn
- Phần cuối: Từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 28: An toàn tuyệt đối (nếu trứng chỉ rụng ở giữa chu kỳ)
Tránh thai bằng biện pháp tính vòng kinh có hiệu quả thấp, thường chỉ đạt 60% và bị giới hạn về đối tượng áp dụng. Nếu muốn tránh thai lâu dài thì tốt nhất không nên áp dụng phương pháp này. Do vậy trước khi lựa chọn biện pháp tránh thai, hai vợ chồng cần thống nhất và cân nhắc thật kỹ.
Theo Cửa sổ tình yêu
Rong kinh là gì? Nguyên nhân gây rong kinh và những ảnh hưởng Rong kinh là hiện tượng dễ gặp ở nhiều chị em nhưng ít ai thực sự hiểu rong kinh là gì. Rong kinh là gì? Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt (bình thường khoảng 50 - 80ml/chu kỳ). Vậy rong kinh do...