Rợn tóc gáy với quyển sách tiên đoán về thảm kịch Titanic
Mọi người đều biết đến câu chuyện kinh hoàng xảy ra với Titanic vào năm 1912 nhưng không mấy người biết rằng thảm họa này đã từng được dự báo từ trước đó 14 năm.
Cuốn tiểu thuyết Futility của Morgan Robertson xuất bản vào năm 1898 vốn không được nhiều người biết đến bỗng trở nên nổi tiếng bởi những điểm trùng hợp đến đáng sợ so với những gì đã xảy đến với con tàu Titanic trong cái đêm định mệnh đó.
Con tàu trong Futility được đặt tên là Titan, đâm vào một tảng băng trôi vào một đêm tháng tư… chính xác những gì mà Titanic phải trải qua khi niềm tự hào của nước Anh gặp nạn vào ngày 14/4/1912.
Cuốn tiểu thuyết của nhà văn Morgan Robertson xuất bản vào năm 1898.
Không chỉ có vậy, con tàu trong tiểu thuyết và con tàu thực cùng bị chìm ở ngoài khơi Newfoundland, Canada vào khoảng nửa đêm. Cả hai con tàu được coi là tàu chở khách lớn nhất thế giới thời điểm đó đều được chế tạo bằng thép với ba chân vịt và hai cột buồm. Sức chứa của mỗi tàu vào khoảng 3.000 người.
Số lượng thuyền cứu hộ trên Titan và Titanic đều bị thiếu hụt và chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu của chưa đầy một nửa số hành khách và thuyền viên trên tàu.
Chính vì vậy, Futility mới được nhiều người biết đến 14 năm sau khi phát hành, và nó cũng mang lại những phiền toái đối với cha đẻ của mình.
Sau khi chắp vá và kết nối những điểm tương đồng mà gần như là không tưởng, người ta quy kết trách nhiệm cho Morgan, tác giả cuốn tiểu thuyết và cáo buộc ông có liên quan tới vụ tai nạn thảm khốc này.
Tuy nhiên, tiểu thuyết gia này ngay sau đó cũng đã phản pháo lại rằng, tất cả những gì ông viết hoàn toàn dựa trên vốn sống của mình về đóng tàu và hàng hải. Còn việc tiểu thuyết của ông được viết lại 14 năm sau đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Theo Song Hy/VTC News
Video đang HOT
Bí ẩn những loài chim trong thế giới siêu nhiên
Những nhà nghiên cứu cho rằng, loài vật cũng có linh hồn và nếu có thế giới siêu nhiên thì chúng cũng là một thành phần ở đó.
Loài chim trong thế giới siêu nhiên. Ảnh minh họa
Một số tài liệu cho thấy, chim thường xuất hiện trong những trường hợp không ngờ và biến mất như tan vào không khí, để lại những nghi vấn cho đến nay chưa được giải đáp.
Những cuộc chạm trán đầy kinh hãi
Những tài liệu về chim trong thế giới siêu nhiên dễ được tìm thấy, trong đó có nhiều câu chuyện rất lôi cuốn. Đáng kể nhất là các tác phẩm của Elliott O'Donnell, người được cho là có uy tín trong giới nghiên cứu linh hồn và kiếp sau.
Sinh năm 1872, O'Donnell làm việc không ngừng nghỉ cho đến khi qua đời vào năm 1965 ở tuổi 93. Quan tâm sâu sắc đến các báo cáo về sinh vật lạ, ông tập hợp và công bố một tài liệu hồi thế kỷ 19 với nội dung như sau:
- Henry Spicer, trong quyển Strange Things Among Us có kể, thuyền trưởng Morgan, một quý ông hoạt bát và đáng kính, đến London, Anh vào năm 1841, nghỉ qua đêm trong một khách sạn kiểu cũ khá lớn. Căn phòng ông ngủ có đầy đồ đạc cổ, gợi nhớ lại thời vua George I, một trong những giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử của nước Anh.
Do mệt mỏi, thuyền trưởng lên giường nằm và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Bất thình lình ông giật mình thức giấc bởi tiếng vỗ cánh. Nhìn lên, ông thấy một con chim to màu đen với đôi cánh giang rộng, cặp mắt nảy lửa nhìn ông, đang đậu trên một trong 4 cọc của chiếc giường.
Sinh vật bay đến tìm cách mổ vào mắt ông. Thuyền trưởng Morgan chống lại và sau một nỗ lực mạnh mẽ, ông đã dồn nó đến chiếc sofa trong góc phòng. Lúc này, nó bắt đầu dịu xuống và nhìn ông với ánh mắt đầy sợ hãi.
Ông lao đến quyết bóp chết nó, nhưng trước sự ngạc nhiên của ông, con chim như tan vào không khí, không để lại dấu vết gì.
Ông rời khỏi khách sạn vào sáng sớm hôm sau, nghĩ rằng những gì đã thấy là một hồn ma, nhưng không đưa ra lời giải thích nào về hiện tượng này. Có thể đó là linh hồn của một tội phạm còn lưu luyến thế gian hoặc của một người đầy tội lỗi đã từng sống ở đây, hoặc là hồn ma của một con chim thật sự.
Sau khi thuật lại câu chuyện, O'Donnell nói thêm: "Tôi từng nghe về một ngôi nhà cũ gần Poole ở Dorset và một cái khác ở Essex, là nơi thường lui tới của những con chim ma. Vào cuối năm 1860, hồn ma của một con chim kích cỡ như một con quạ thường được nhìn thấy bởi những người sống trong ngôi nhà tại Dean Street, Soho.
Cuối cùng họ cũng đã quen với sự xuất hiện của nó. Chim không chỉ ám ảnh trong những ngôi nhà, người ta còn gặp chúng ở bên ngoài, nhưng rất ít gặp ở rừng và những cánh đồng hoang. Tôi thường nhìn thấy linh hồn của nhiều loài chim ở các công viên tại Dublin và London".
Một nhà nghiên cứu khác là F.G Lee, tác giả của một quyển sách có tên là Glimpses in the Twilight, xuất bản vào năm 1888, với nội dung đầy những câu chuyện rùng rợn, trong đó có kể về một con quái vật chim ghê gớm.
Ông cho biết: "Vào khoảng năm 1749, nhiều cư dân ở một ngôi làng tin rằng các hầm mộ dưới nhà thờ West Drayton, gần Uxbridge, bị ma ám.
Những tiếng động kỳ lạ thường được nghe ở bên trong tòa nhà linh thiêng này và người trông nom nhà thờ lúc đó, một người hoàn toàn không mê tín, phải thừa nhận rằng có những chuyện kỳ quặc liên quan đến hầm mộ đã xảy ra.
Những người khác kể rằng có 3 người từ một ngôi nhà trong trang viên liền kề đã nhìn qua một lưới sắt ở khuôn viên nhà thờ - nơi có ống thông khói của hầm mộ, họ nghe tiếng la hét, tiếng ồn ào liên tục và đến gần thì thấy một con quạ đen rất to đậu trên một trong những chiếc quan tài.
Con chim kỳ lạ này cũng được nhìn thấy bởi một tu sĩ của giáo khu lúc đó, khi ông khoét tấm lưới để nhìn qua ống thông khói những gì xảy ra bên trong hầm mộ đóng kín. Người vợ của mục sư giáo khu và con gái của bà ta cũng thường nhìn thấy nó.
Cuối cùng, một buổi chiều nọ khi một thanh niên cho biết có một con quạ to lớn đang bay ở bên trong thánh đường, bốn người đàn ông và hai thiếu niên trang bị gậy, gạch đá, xách đèn lồng đến và tìm thấy nó vẫy cánh giữa mái nhà. Họ đuổi theo tìm cách bắt nó.
Bay từ bên này sang bên nọ, và bị đánh trúng bởi những chiếc gậy, một cánh của nó dường như bị gãy. Nó kêu thét và cố bay vào trong thánh đường thì hai người đàn ông lao đến và dồn nó vào một góc.
Khi mọi người tin chắc sẽ bắt giữ được con chim quái quỷ thì nó biến mất như tan vào không khí!".
Có phải trùng hợp ngẫu nhiên?
Nick Redfern là nhà văn, nhà báo, giảng viên, thường viết về những bí ẩn chưa giải đáp như Người tuyết, UFO và quái vật hồ Loch Ness, cùng các thuyết âm mưu. Câu chuyên của ông về loài chim trong thế giới siêu linh được giới nghiên cứu quan tâm:
Quyển sách "Strange Things Among Us" của Henry Spicer kể nhiều chuyện siêu nhiên huyền bí.
- Năm 2010, mẹ tôi mất vì ảnh hưởng của căn bệnh Alzheimer. Có một điều gì đó rất lạ xảy ra vào thời điểm đau buồn này.
Điều mà tôi không bao giờ quên. Vào một buổi sáng của ngày tang lễ, tại nhà của bố tôi ở Anh, chúng tôi đang ngồi trò chuyện trong phòng khách thì bỗng nghe một tiếng động thật lớn phát xuất từ đâu đó bên ngoài.
Chúng tôi ra ngoài tìm kiếm thấy một con chim màu đen nằm chết dưới đất. Các dấu vết cho thấy nó đâm sầm vào cửa sổ nhà bếp với lực thật mạnh.
Ngày hôm sau, chúng tôi đến nhà dưỡng lão nơi mẹ tôi đã sống kể từ năm 2002. Mục đích của chuyến đi là để cảm ơn những nhân viên ở đây đã giúp đỡ và chăm sóc bà trong những năm qua.
Bước xuống xe, chúng tôi gặp ngay bên ngoài cửa chính của cơ sở này một con chim nhỏ lông màu sáng nằm chết. Chúng tôi phải bước tránh sang một bên để vào tòa nhà.
Khoảng một tuần sau tang lễ của mẹ tôi, chúng tôi phải bay trở về Mỹ. Quay về nhà, chúng tôi thấy ngay bậc cửa ra vào, một con chim nằm chết thẳng cẳng. Và một điều lạ là nó cũng có màu lông sáng.
Dĩ nhiên, ở một vài thời điểm trong cuộc sống, nhiều người đã từng vấp phải một con chim chết ở đâu đó. Nhưng đến 3 con, tình cờ gặp trong vòng chưa đến 2 tuần tại nhà bố tôi ở Anh, tại Arlington, Texas nơi tôi sống và nơi an dưỡng của mẹ tôi, tất cả đều diễn ra sau cái chết của bà có đáng được quan tâm không?
Có thể đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tôi không phải là một người tin hoàn toàn vào thế giới siêu nhiên nhưng với nhiều trường hợp, tôi cho rằng cần phải nghiên cứu thấu đáo.
Thiên Lý
Theo giaoducthoidai.vn/Mysteriousuniverse
Hé lộ bí mật 'động trời' về cái chết của Hoàng đế Quang Tự Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng Quang Tự, vị hoàng đế đời nhà Thanh của Trung Quốc, đã bị chết vì đầu độc. Tên tuổi của vua Quang Tự gắn liền với phong trào Duy Tân nổi tiếng bị thất bại trong Trung Quốc. Quyền lực hầu hết vẫn bị Từ Hy Thái Hậu với tư tưởng bảo...