Rộn ràng lễ hội giã bánh Dày ở Mù Cang Chải trong những ngày đầu năm 2022
Bánh dày là món ăn truyền thống, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Hmông, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Hmông.
Nằm trong các hoạt động đón năm mới 2022 và chào mừng sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang và chứng nhận “Lễ mừng cơm mới của người Mông” là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, sáng ngày 1/1, huyện Mù Cang Chải đã tổ chức Lễ hội giã bánh dày.
Những chiếc bánh Dày được các nghệ nhân và các chàng trai, cô gái người Hmông làm tại cuộc thi lễ giã bánh Dày.
Theo đó, đã có 15 đội đến từ 14 xã thị trấn trên địa bàn huyện tham gia Hội thi. Mỗi đội tham dự đều thực hiện đầy đủ các quy trình gồm: vo gạo, thổi xôi, tạo màu cho bánh, giã bánh, nặn bánh.
Trong không khí sôi nổi, các đội rộn ràng chạy đua để hoàn thành các công đoạn làm bánh, nhanh chóng nhưng cũng thật cẩn thận để đưa ra những sản phẩm của mình.
Không chỉ có những chiếc bánh Dày màu trắng mà các đội còn nhuộm gạo bằng lá nếp cẩm để tạo nên những chiếc bánh Dày màu tím trông thật đẹp mắt.
Những chiếc bánh Dày tím được các cô gái người Hmông làm trông thật đẹp mắt.
Một nghệ nhân nhiều tuổi nhất tham gia cuộc thì chia sẻ với báo chí, bánh giầy của người Hmông được làm rất công phu. Nguyên liệu chính là gạo nếp nương thơm và dẻo. Gạo nếp được ngâm và để ráo nước nước trước khi xôi. Chõ xôi được làm bằng gỗ để khi xôi chín không bị mất hương thơm của nếp nương, dẻo lại không bị nát.
Khi xôi chín được đổ cả vào cối giã thật nhuyễn. Cối giã bánh giầy của người Hmông được làm bằng thân cây gỗ chắc, thớ mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột; chầy giã bánh cũng được làn bằng cá loại gỗ cứng và nặng. Khi giã bánh chầy được ngâm vào nước chống dính. Giã bánh giầy là một công việc nặng nhọc và đòi hỏi nhiều sức lực và kỹ thuật. Bởi vậy những người tham gia giã bánh thường là những người đàn ông, thanh niên khỏe mạnh. Xôi đem giã đến khi dẻo và mịn thì mới hoàn thành.
Video đang HOT
Bánh Dày được cắt bằng những sợi chỉ cho đẹp mắt.
Những chiếc bánh Dày này có màu vàng nhạt của lòng đỏ trứng gà trông cũng thật hấp dẫn.
Xôi sau khi đồ xong sẽ được đưa vào gàu gỗ để giã cho thật nhuyễn sau đó nặn thành bánh Dày.
Đây là chõ đồ xôi cổ của người Hmông, đây là chõ xôi cổ duy nhất tại lễ hội giã bánh Dày.
Chia sẻ về lễ hội giã bánh Dày, bà Lương Thị Xuyến, Phó chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho Dân Việt biết: “Bánh dày là món ăn truyền thống, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Hmông, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Hmông, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên và đất trời cùng những quan niệm rằng hình tượng tròn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên Trái đất. Bánh dày trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ Tết của người Mông. Vì vậy mà UBND huyện đang xây dựng đề án gửi Sở VHTTDL tỉnh Yên Bái để đưa lễ hội trở thành di sản văn hóa phi vật thể của người Hmông trong thời gian tới”
Hàng nghìn con đò "nằm úp", Chùa Hương ảm đạm chưa từng có ngày đầu năm
Những ngày đầu năm 2022, dòng suối Yến (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) im ắng. Dịch Covid-19 bùng phát, kéo theo bầu không khí ảm đạm bao trùm cả một vùng quê vốn sôi động về du lịch tâm linh.
Những ngày đầu năm 2022, dòng suối Yến (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) im ắng đến lạ thường. Dịch Covid-19 bùng phát, kéo theo một bầu không khí ảm đạm, tĩnh lặng bao trùm cả một vùng quê vốn sôi động về du lịch tâm linh.
Trên dòng suối Yến chỉ còn lác đác một vài con đò của người dân để lại, không còn cảnh hàng nghìn con đò xếp hàng san sát như trước. Thay vào đó, dân chèo đò đã cho đò lên bờ, họ để dọc các con đường quanh khu vực suối Yến đợi ngày được hoạt động trở lại .
Theo quan sát, hàng nghìn con đò nằm rải rác trên những tuyến đường liên thôn, những bãi đất rộng lớn, nhiều con đò đã có dấu hiệu xuống cấp, bong tróc sơn, hoen gỉ nằm lọt thỏm trong đám cỏ dại um tùm .
Đò xếp thành từng chồng 3 đến 4 chiếc nằm bên đường dọc suối Yến .
Một số nhà đò còn trang bị mái che, lợp tôn để bảo quản đò trong thời điểm không hoạt động .
Nhiều nhà đò thì khác, họ để đò bên đường mặc cho mưa nắng .
Những con đò nằm lọt thỏm giữa đám cỏ dại .
Một nhà đò ở Chùa Hương cho biết: "Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Chùa Hương không mở cửa đón khách thập phương về lễ chùa. Hai năm trở lại đây, chúng tôi không có việc gì làm, một vài lần Chùa Hương có mở cửa trở lại nhưng rồi lại đóng, đồng nghĩa với dân chèo đò như chúng tôi không có thu nhập" .
"Nhà tôi có gần chục con đò, hiện đang xếp chồng lên nhau ở bờ suối Yến không biết đến khi nào mới được hạ thủy để tiếp tục đưa khách vào chùa. Hôm rồi nghe nói Hà Nội vẫn cho tổ chức lễ hội vào dịp Tết Nguyên đán, không biết một lễ hội lớn như Chùa Hương có được phép tổ chức không?", chị Hương, một người chèo đò lo lắng .
Hàng cọc sắt đóng bên bờ suối Yến mọc rêu do lâu ngày không được sử dụng. "Những năm trước chưa cần vào chính hội, chỉ cần vào dịp cuối năm thôi Chùa Hương đã tấp nập người dân về lễ Phật. Dọc hai bên bờ suối Yến thuyền đò ra vào tấp nập rồi, không như 2 năm gần đây, dòng suối lúc nào cũng thưa thớt người qua lại", một người dân bày tỏ .
Hàng nghìn con đò nằm ẩn khuất dưới những hàng cây xanh dọc hai bên bờ suối Yến. .
Dịch bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến những người dân chèo đò ở Hương Sơn mà còn làm cho những người hoạt động kinh doanh dịch vụ khác như nhà hàng, quán ăn, nhà nghỉ, khách sạn bị tê liệt .
Theo thống kê trong dịp mở cửa đón khách gần đây nhất thì có gần 5.000 thuyền, đò hoạt động để đưa đón khách vào Chùa Hương lễ phật. Trong năm 2019, Chùa Hương đón 50 vạn khách trong mùa lễ hội .
Rừng keo lá tràm có gì hấp dẫn mà khiến hàng trăm người đổ về Mũi Né? Những ngày đầu năm 2022, hàng trăm du khách và người dân địa phương đổ về đường Võ Nguyên Giáp - cung đường nối trung tâm TP Phan Thiết với khu du lịch quốc gia Mũi Né để check-in cùng rừng keo lá tràm vàng rực mùa đơm hoa. Tranh thủ 2 ngày nghỉ cuối tuần, cô Bình và nhóm bạn tại xã...