Rộn ràng chợ phiên cuối năm nơi địa đầu Tổ quốc
Chợ Phiên Đồng Văn, Hà Giang – khu vực địa đầu Tổ quốc – tuần họp một phiên duy nhất vào chủ nhật. Chợ còn giữ nhiều nét nguyên sơ, đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Vào những ngày đông cuối năm, nền nhiệt hạ chỉ còn 4 – 5 độ C về đêm và mỗi sáng sớm. Mặc kệ sương muối và mây mù giăng trắng đường, những bước chân tìm đến chốn quen vẫn thoăn thoắt trên lối đi.
Chợ giờ không chỉ để bà con mua, bán hàng hóa mà còn là nơi trai, gái gặp gỡ giao lưu, bạn bè thôn bản trao đổi thông tin.
Trong chợ có đủ thứ, bà con đổi, bán cho nhau từ công cụ sản xuất đến thực phẩm: thịt, gạo, ngô, nấm, con giống và rượu…
Giữa chợ là dãy bàn máy khâu của những tốp thợ may phục vụ nhu cầu tại chỗ. Đặc biệt, thợ may ở đây phải là đàn ông.
Đông vui và hấp dẫn nhất vẫn là khu vực bán rượu.Từng can rượu ngô bà con tự nấu đêm trước giờ đã xếp hàng dài. Tụm lại ở góc xa, mấy cô vợ tay cầm ô nhẫn nại nhìn chồng ngồi uống với bạn hàng nơi góc quán. Như thành thói quen, chỉ đến non buổi trưa, anh chồng say khướt sẽ nằm vắt ngang ngựa, những người vợ lại tay cầm ô che nắng cho chồng, tay kia nắm đuôi theo ngựa về nhà.
Góc bán thắng cố – món ăn nổi tiếng nơi vùng cao – cũng luôn tấp nập người tìm đến vào những ngày giá rét. Thắng cố nấu trong chảo gang cỡ lớn đặt trên bếp củi. Những gốc củi gộc cháy đỏ tỏa khói nghi ngút, quyện lấy thứ mùi đặc trưng của món ăn đặc biệt…
Câu chuyện chuẩn bị mua sắm đón Tết đã rộn ràng, râm ran khắp các gian hàng chợ.
Dãy hàng rượu tấp nập chị em phụ nữ mua, bán.
Video đang HOT
Bà Giàng Séo đang chăm chú ngắm đôi lợn giống.
Khu vực bán thắng cố thu hút đông đảo khách ẩm thực.
Đi chợ mua đồ đã xong, lũ trẻ nhỏ được mẹ cho ăn phở nóng – món ăn của người miền xuôi đem đến bán.
Xôi ngũ sắc.
Điện thoại di động không còn là món đồ xa lạ với bà con vùng cao.
Chị Sùng A Mí đang chọn vải may váy áo mới đón Tết.
Sửa chữa tại chỗ những đôi giày vượt núi còn vương bùn của người đi chợ sớm.
Phạm Thanh
Theo Dantri
Đội mưa đi phiên chợ chỉ họp một lần trong năm
Từ mờ sáng, giữa cơn mưa rét buốt, người dân nườm nượp đổ về chợ Thiều, xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa để cầu may. Đây là phiên chợ chỉ họp duy nhất một lần vào dịp cuối năm.
Đến hẹn lại lên, đến ngày 26 tháng Chạp, người dân làng Thiều lại tổ chức phiên chợ Thiều để cầu may. Đây là một trong những phiên chợ độc đáo nhất ở xứ Thanh vì mỗi năm chợ chỉ họp đúng một lần.
Dù là chợ quê tổ chức với quy mô làng xã nhưng phiên chợ Thiều lại thu hút được nhiều người dân từ các vùng khác đến chợ bởi nét độc đáo của phiên chợ này. Người dân ở khắp các huyện lân cận trong tỉnh Thanh Hóa như: Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn... đều đổ về chợ để mua bán cầu may.
Hàng bánh tráng được bán để đem về dâng lên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên
Việc mua và bán ở chợ Thiều diễn ra rất nhanh chóng vì cả người bán lẫn người mua đều quan niệm chợ chỉ họp có một lần vào dịp cuối năm nên sẽ mang đến nhiều may mắn trong năm mới.
Năm nay, phiên chợ Thiều được họp từ lúc 3 giờ sáng, dù trời mua to nhưng người dân vẫn nô nức kéo nhau đến để họp chợ. Việc mua bán tấp nập nhất diễn ra từ lúc 7 - 9 giờ sáng. Mỗi gia đình ở làng Thiều đều đến chợ mua cho mình những món hàng làm quà bánh đem về dâng lên bàn thờ thắp hương cúng ông bà tổ tiên.
Anh Bùi Anh Văn xã Quang Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết: "Năm nào tôi cũng đi chợ Thiều, chợ họp vào ngày gần Tết nên mọi vật phẩm sinh hoạt trong ngày Tết chợ đều bán đầy đủ cả. Ngoài đi chợ chơi Tết tôi còn mua hàng ở đây về để cầu may cho năm mới. Năm nay trời mưa to nhưng người dân vẫn đến chợ rất đông. Không khí tấp nập làm cho mọi người quên đi trời mưa và cái lạnh ngày cuối năm".
Trẻ em được bố mẹ đưa đến chơi chợ ngày Tết.
Các sản vật được bán ở chợ Thiều chủ yếu là những nhu yếu phẩm phục vụ cho ngày Tết như: lá dong, ống giang, thịt lợn, hành, tỏi, trầu cau, chuối, mía, bưởi... Đây đều là những "cây nhà lá vườn" của người dân trong làng và những người dân ở làng lân cận mang đến chợ bày bán.
"Chợ quê nên toàn nông sản nhà quê cả, nhà nào thiếu cái gì ngày Tết thì đến chợ để mua. Nhà nào thừa sản vật gì thì cũng mang đến chợ để bán. Việc mua bán trao đổi hàng hóa ở chợ chủ yếu cầu may nên cả người bán lẫn người mua lỗ, hay mua hàng đắt cũng rất vui vẻ", chị Phạm Thị Tình người đến chợ chia sẻ.
Chợ Thiều là một trong nét văn hóa lâu đời được giữ lại ở làng Thiều, xã Cầu Lộc hàng trăm năm nay. Phiên chợ Thiều mỗi năm chỉ họp có một lần, xưa kia được tổ chức lớn nên được ví giống như phiên chợ Viềng ở Nam Định. Ngày nay, chợ Thiều còn được lưu giữ lại với nhiều nét đẹp của người dân làng quê của xứ Thanh.
Nhiều người chọn mua lá dong về gói bánh chưng trong ngày Tết.
Hàng hoa tươi được bày bán về để trưng trong nhà trong ngày Tết.
Thái Bá
Theo Dantri
Trung Quốc ngang nhiên mở tour du lịch mới ở "Tam Sa" Tờ Wantchinatimes (Đài Loan) vừa dẫn lời các quan chức của cái gọi là thành phố Tam Sa (mà TQ đơn phương lập ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN) cho biết, họ sẽ tiếp tục cải thiện các dịch vụ du lịch và phát triển tour mới. "Tam Sa" hiện cũng đang tiến hành đấu thầu để thu hút các...