Rợn người cảnh cá mập đớp hải cẩu giả
Nhà nghiên cứu sinh vật biển, nhiếp ảnh gia Ryan Johnson ghi lại cảnh tượng cá mập đớp hải cẩu giả khi lao lên khỏi mặt nước.
(Nguồn: Daily Mail)
Nhà nghiên cứu sinh vật biển Ryan Johnson đã làm giả hải cẩu bằng vật liệu xốp rồi thả xuống biển trong mùa đi săn của cá mập ở ngoài khơi vịnh Mossel, Nam Phi. Kết quả, anh đã ghi lại được cảnh tượng cá mập đớp hải cẩu giả khi lao lên khỏi mặt nước vô cùng chân thực.
(Nguồn: Daily Mail)
Ryan Johnson và các cộng sự gắn camera vào mô hình hải cẩu bằng xốp để ghi lại cận cảnh cú đớp của cá mập.
(Nguồn: Daily Mail)
Kết quả của cuộc thử nghiệm rất ấn tượng khi nhóm nghiên cứu ghi lại cận cảnh cá mập đớp hải cẩu giả ở nhiều góc độ khác nhau.
Khoảnh khắc cá mập trắng lớn lao lên khỏi mặt nước để đớp con mồi ở ngoài khơi bờ biển Nam Phi. (Nguồn: Daily Mail)
Video đang HOT
Nhiếp ảnh gia cho biết có lúc ông phải chờ hơn 2 giờ để ghi lại được khoảnh khắc như thế này. (Nguồn: Daily Mail)
Một góc máy từ dưới nước cho thấy con mập trắng lớn há miệng rộng lao nhanh lên mặt nước để săn mồi. (Nguồn: Daily Mail)
Cá mập lao lên đớp mồi khiến nước bắn tung tóe. (Nguồn: Daily Mail)
Những cảnh tượng này rất hiếm gặp trong môi trường tự nhiên. (Nguồn: Daily Mail)
(Nguồn: Daily Mail)
Bằng cách tạo con mồi giả, nhiếp ảnh gia Ryan Johnson cho biết ông chứng kiến 3 đến 4 vụ cá mập tấn công mỗi ngày.
Hà Vũ
Theo Kiến thức
Tận mục kỳ đà hoang dã ở Vườn quốc gia Pù Mát
Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã thuộc Vườn quốc gia Pù Mát đang chăm sóc 5 con kỳ đà hoang dã do lực lượng chức năng thu từ những kẻ buôn bán động vật quý hiếm.
Lực lượng kiểm lâm Thành phố Vinh bắt vụ vận chuyển 5 con kỳ đà (là động vật quý hiếm) và giao lại cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã thuộc VQG Pù Mát. 5 con kỳ đà hoang dã này được nuôi dưỡng và chăm sóc trong ngôi nhà lưới. Đây là một trong những con kỳ đà "khủng" đang được chăm sóc tại Trung tâm cứu hộ động vật.
Chuồng nuôi được thiết kế nhiều hang hốc để loài bò sát này trú ẩn.
Con kỳ đà này có thói quen chạy quanh mép tường.
Kỳ đà sống cả trên cạn và dưới nước, vì thế phía trong "ngôi nhà" ở Vườn quốc gia Pù Mát còn được các nhân viên cứu hộ thiết kế những con suối và đầm lầy nhân tạo để chúng sinh sống.
Một con kỳ đà đang trú ẩn dưới đầm nước nhân tạo.
Con kỳ đà này đang ẩn mình dưới các bụi cây.
Đặc biệt, có 2 con thường xuyên trú ẩn dưới hốc sâu.
Được chăm sóc nuôi dưỡng cẩn thận nên có những con tỏ ra khá dạn với nhân viên cứu hộ.
Phần thân và chi trước của kỳ đà.
Móng vuốt chi sau của kỳ đà.
5 con kỳ đà đều có trọng lượng từ 5 - 7 kg. Các nhân viên cứu hộ động vật hoang dã của VQG Pù Mát cho biết, khi được chăm sóc hoàn hoàn toàn khỏe mạnh, kỳ đà sẽ được thả vào môi trường tự nhiên để chúng tồn tại và sinh trưởng.
Công Kiên - Bá Hậu
Theo Báo Nghệ An
Khoảnh khắc bình yên đến lạ của mẹ con báo đốm Ngoài những giờ phút đi săn kịch tính, lẩn trốn kẻ thù hồi hộp, mẹ con báo đốm luôn tận hưởng khoảng thời gian yên bình cùng nhau. Nhiếp ảnh gia Clement Kiragu bằng những hình ảnh chân thật, sống động đã kể cho người xem một câu chuyện nhẹ nhàng, xúc động về khoảnh khắc yên bình của mẹ con báo đốm...