Romania đứng trước nhiều thách thức trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU
Ngày 1/1, Romania đã tiếp nhận chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) từ Áo trong bối cảnh EU đang phải trải qua giai đoạn bất ổn.
Chủ tịch Ủy ban EU Jean-Claude Juncker. Ảnh: AFP
Romania sẽ đảm nhiệm vị trí trên trong 6 tháng đầu năm khi EU đang gặp khó khăn khi phải giải quyết hàng loạt thử thách nghiêm trọng, như việc Anh rút khỏi EU (còn gọi là Brexit), các cuộc bầu cử quốc hội trong đó những nhân vật hoài nghi châu Âu sẽ nỗ lực gia tăng ảnh hưởng, và bất đồng về ngân sách năm tới.
Đây là lần đầu tiên Romania đảm nhiệm chức Chủ tịch EU kể từ khi gia nhập khối năm 2007. Tuy nhiên, chính phủ cánh tả hiện nay ở Romania, cùng với hai nước láng giềng Hungary và Ba Lan, đều đang bất đồng với EU về những cải cách gây tranh cãi.
Trước đó, ngày 29/12 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban EU Jean-Claude Juncker đã bày tỏ hoài nghi trên cương vị Chủ tịch EU, liệu Romania có thể sẵn sàng lắng nghe các nước thành viên, đặt mối quan tâm riêng lại phía sau. Trong khi đó, Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội (PSD) cầm quyền của Romania Liviu Dragnea đã chỉ trích EU là thiếu công bằng khi phản đối quyền bảo lưu ý kiến của Bucharest.
Video đang HOT
Một trong những nguyên nhân chính khiến quan hệ giữa Romania và EU trở nên lạnh nhạt là do kế hoạch cải cách tư pháp của Romania, mà EC cho là sẽ ảnh hưởng đến cuộc chiến chống tham nhũng tại quốc gia này. Chính phủ Romania đã đề xuất một lệnh ân xá tội hình sự cho các chính trị gia. Đề xuất này được cho là sẽ sớm được thông qua và EU đã cảnh báo mọi việc có thể vượt qua “giới hạn đỏ”. Chuyên gia Andrei Taranu nhận định nếu đề xuất được thông qua, Romania sẽ bị xao lãng khỏi những vấn đề khác của châu Âu do phải tập trung bảo vệ chính sách trước các đối tác khu vực. Romania cũng sẽ gặp khó khăn trong việc đoàn kết nội bộ do bất đồng giữa Chính phủ của Thủ tướng đảng PSD Viorica Dancila và Tổng thống cánh hữu Klaus Iohannis vốn chủ trương ủng hộ châu Âu.
Năm 2007, EU đặt Romania – một trong những quốc gia bị đánh giá là nơi nạn tham nhũng hoành hành nặng nề nhất trong khối, vào cơ chế giám sát cải cách tư pháp và chống tham nhũng. Hồi tháng 7 vừa qua, Tổng thống Romania đã cách chức Trưởng công tố, người đứng đầu Cơ quan Chống tham nhũng (DNA), Laura Codruta Kovesi. Việc cách chức bà Kovesi đã dẫn tới nhiều cuộc biểu tình của người dân Romania.
Đặng Ánh (TTXVN)
Theo Tintuc
Thủ tướng Merkel gửi thông điệp năm mới: Đức sẽ đóng vai trò lớn hơn trên trường quốc tế
Trong bài phát biểu mừng năm mới 2019 được phát trực tiếp trên truyền hình vào tối qua, Thủ tướng Angela Merkel cho biết Đức sẽ đóng vai trò tích cực hơn trên trường quốc tế để thúc đẩy các giá trị và niềm tin trong năm 2019.
Thủ tướng Merkel trong bài phát biểu mừng năm mới (Ảnh: Getty)
Nhà lãnh đạo Đức đã gửi đi những thông điệp với nước Đức và thế giới trong bài phát biểu thường niên ở thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Bà cảnh báo rằng các bài học của hai thế chiến đang bị lãng quên và tinh thần hợp tác quốc tế đang chịu sức ép ngày càng gia tăng.
"Chúng ta sẽ chỉ kiểm soát được những thách thức của thời đại nếu chúng ta xích lại và hợp tác cùng nhau với nhau bất chấp biên giới", bà nói, nêu ra 3 vấn đề lớn nhất mà thế giới phải đối mặt trong năm 2019 là biến đổi khí hậu, di cư và khủng bố quốc tế.
Thủ tướng Merkel gửi thông điệp năm mới: Đức sẽ đóng vai trò lớn hơn trên trường quốc tế
"Việc giải quyết các vấn đề này sẽ mang lại lợi ích cho chính chúng ta, và chúng ta có thể làm điều đó tốt nhất khi chúng ta tính tới lợi ích của những người khác. Vào thời điểm đó, chúng ta phải đứng lên vì niềm tin của mình, đấu tranh vì nó một lần nữa. Chúng ta phải có trách nhiệm nhiều hơn vì lợi ích của chính mình", Thủ tướng Merkel nói.
Mặc dù bà Merkel không nhắc đích danh tới Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng trong năm qua bà đã công khai bày tỏ lo ngại ngày càng tăng về cách tiếp cận mang tính chủ nghĩa đơn phương của Tổng thống Mỹ đối với các quan hệ quốc tế.
Đức sẽ trở thành thành viên không trường thực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong 2 năm 2019 và 2020, và bà Merkel cho rằng nước Đức nên sử dụng ghế này để thúc đẩy các giải pháp toàn cầu.
"Chúng ta sẽ tiếp tục tăng viện trợ phát triển và nhân đạo, nhưng cũng sẽ tăng chi tiêu quốc phòng", bà nói. Tất cả các quốc gia thành viên của NATO đang chịu sức ép từ Tổng thống Trump nhằm gia tăng chi tiêu quốc phòng và đã nhiều lần nhắc đích danh tới Đức.
Trong bài phát biểu tối qua, bà Merkel cũng cam kết có mối quan hệ tốt với Anh hậu Brexit. "Chúng ta sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ đối tác chặt chẽ với Anh bất chấp một sự thật rằng họ đang rời Liên minh châu Âu".
Trong khi kêu gọi sự đoàn kết và hợp tác, bà cũng thừa nhận rằng nước Đức năm qua đã chứng kiến sự chia rẽ chính trị sâu sắc và thừa nhận rằng chính phủ của bà đã khiến người dân thất vọng.
Năm nay, bà Merkel đã ngăn chặn chính phủ liên minh của bà suýt sụp đổ vì bất đồng về vấn đề nhập cư.
Trước đó, bà Merkel đã tuyên bố sẽ từ chức vào cuối nhiệm kỳ hiện thời, vào năm 2021 và không tái tranh cử.
An Bình
Theo Dantri/ Telegraph
Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực với các nước thành viên Hôm 30/12, Hiệp định CPTPP bắt đầu có hiệu lực sau khi được phê chuẩn bởi quá bán, tức là 6 nước trở lên trong số 11 nước liên quan. CPTPP có hiệu lực từ ngày 30.12, và đợt giảm thuế đầu tiên cũng vừa được khởi động. Ảnh: Monash Lens - Monash University. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ...