Rơi nước mắt cảnh khỉ mẹ ôm xác con kêu khóc
Khỉ con tuột tay ngã từ trên cây cao chết thảm, khỉ mẹ ôm xác con kêu khóc thảm thiết khiến người người rơi nước mắt.
(Nguồn Sina)
Nhiều du khách tới núi Tần Lĩnh, Thiểm Tây, Trung Quốc đã bật khóc trước cảnh tượng khỉ mẹ ôm xác con kêu khóc thảm thiết dưới một gốc cây.
(Nguồn Sina)
Theo lời kể của nhiều nhân chứng, con khỉ con chỉ khoảng một tuổi trong khi chuyển cành cây đã bất cẩn, bị tuột tay rơi thẳng xuống phía dưới. Tồi tệ hơn, phía dưới không phải mặt đất ẩm mà lại là những tảng đá gập ghềnh.
Toàn thân con khỉ con rơi trúng tảng đá cứng khiến con vật gãy hết xương, không thể sống sót. (Nguồn Sina)
(Nguồn Sina)
Biết rằng con khỉ con khó qua khỏi, con khỉ mẹ vẫn một mực hi vọng vào phép màu. Nó cố gắng lay tỉnh con mình, mong rằng con khỉ con tỉnh lại.
(Nguồn Sina)
Tuy vậy, chỉ sau tiếng rên rỉ đứt quãng, cuối cùng con khỉ con cũng trút hơi thở cuối cùng, khiến khỉ mẹ đau đớn thất thần, buông thõng hai tay.
(Nguồn Sina)
Khỉ mẹ vẫn cố chấp, không chịu chấp nhận sự thật rằng con mình đã ngã chết, nó vẫn tiếp tục bế khỉ con, mớm thức ăn cho khỉ con giống như con khỉ còn sống.
(Nguồn Sina)
Khi trèo lên cây, con khỉ mẹ cũng mang theo xác con, ôm vào lòng. Hành động của nó hệt như những gì hai mẹ con vẫn từng làm khi chưa xảy ra bi kịch.
(Nguồn Sina)
Vào buổi trưa, khi nhiệt độ cao hơn, con khỉ mẹ lo lắng rằng con có thể bị nắng đã bẻ cành, hái lá che lên người con mình. Hành động cố chấp của nó khiến nhiều người không kìm nổi nước mắt.
(Nguồn Sina)
Theo Quách Tùng Đào, một chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực nghiên cứu loài khỉ vàng cho biết. Hành vi chăm sóc những đứa con đã chết có ở nhiều loài linh trưởng như khỉ đầu chó, tinh tinh, khỉ sóc…
(Nguồn Sina)
Ở Tần Lĩnh, các chuyên gia đã quan sát thấy một con khỉ vàng chăm sóc đứa con đã chết của mình tối đa 35 ngày. Sau đó nó mới chấp nhận được sự thật và buông bỏ việc nỗ lực hồi sinh đứa con của mình.
(Nguồn Sina)
Trong ảnh là con khỉ mẹ tội nghiệp đang ôm chặt lấy xác của khỉ con để truyền hơi ấm. Khi thấy xác con ngày một lạnh lẽo, khỉ mẹ cố sức ôm lấy con mình, hi vọng con mình có thể truyền thừa chút ấm áp từ cơ thể mẹ.
Mặc dù di chuyển, tìm kiếm thức ăn cực kỳ bất tiện nhưng con khỉ mẹ vẫn kiên quyết ôm chặt lấy xác con. (Nguồn Sina)
Nó từ chối không cho bất cứ ai tiếp cận xác con mình. (Nguồn Sina)
Khỉ mẹ luôn ôm theo xác con dù làm bất cứ việc gì, đi bất cứ đâu. (Nguồn Sina)
(Nguồn Sina)
Hình ảnh con khỉ mẹ mớm vú vào miệng của khỉ con đã chết khiến nhiều người rung động, ngưỡng mộ tình mẫu tử của loài khỉ này.
(Nguồn Sina)
Theo thói quen, khỉ vàng sẽ truyền cành cây để di chuyển, tìm kiếm thức ăn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của con khỉ vàng con tội nghiệp.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Rợn người rắn độc tranh nhau ăn thịt đồng loại
Cảnh tượng hai con rắn độc tranh nhau ăn thịt đồng loại ngay trên đường khiến nhiều người không khỏi kinh hoàng.
Nhiếp ảnh gia Roni Chowdhury đã vô tình ghi lại được cảnh tượng kinh hoàng khi hai con rắn độc tranh nhau ăn thịt đồng loại ngay giữa đường ở Jalpaiguri, Ấn Độ.
Trước đó, một con rắn độc thuộc loài rắn cạp nong kịch chiến với con rắn nâu và thành công trong việc giết chết đồng loại. Tuy nhiên, nó không ngờ sau khi giết chết con rắn màu nâu thì có một con rắn cạp nong khác tới tranh phần.
Bởi sự xuất hiện của con rắn cạp nong mới mà hai con rắn độc đã lại một lần nữa cạnh tranh với nhau. Chúng tranh giành từng cm thịt rắn nâu tội nghiệp, kiên quyết không bên nào chịu nhường bên nào.
Cả hai con rắn độc kịch chiến với nhau, thậm chí có lúc chúng đã nhả mồi và mổ về phía nhau nhưng ngay lập tức lại hạ xuống ngậm chặt vào con mồi.
Trước đó, con rắn cạp nong lớn hơn đã giết chết con rắn nâu để khi nuốt mồi được dễ dàng hơn. (Nguồn Sina)
Con rắn cạp nong nhỏ hơn là kẻ cướp mồi nhưng rất hung hăng, nó không để con rắn lớn hơn chiếm ưu thế khi khéo léo ngậm chặt đầu của rắn nâu đã chết.
Màn giằng co diễn ra vô cùng kịch liệt, thậm chí khi con người can thiệp, nhấc con rắn nâu lên, hai con rắn cạp nong vẫn không chịu buông mồi.
Kết quả cuối cùng, thể lực mạnh cùng thân hình vượt trội đã giúp con rắn lớn hơn giành chiến thắng, thành công bảo vệ được con mồi mà mình vất vả săn được.
Sau khi giành được con rắn nâu về phía mình, rắn cạp nong lớn nhanh chóng há rộng miệng nuốt chửng rắn nâu, tránh để lâu có kẻ dòm ngó, miếng ăn đến miệng có nguy cơ đánh rơi.
Rắn cạp nong là một trong số 39 loài rắn khác nhau có thể tìm thấy ở Jalpaiguri của Tây Bengal ở Ấn Độ. Sở hữu nọc độc cực mạnh và rất hung hăng, rắn cạp nong có thể giết chết con người một cách dễ dàng.
Một con chó tò mò và kinh hãi khi thấy rắn cạp nong nuốt chửng đồng loại một cách thản nhiên ngay trên đường. (Nguồn Sina)
Với nỗ lực phi thường, con rắn cạp nong nuốt chửng rắn nâu một cách nhanh chưa từng có. (Nguồn Sina)
Con rắn cạp nong nhỏ hơn sau khi tranh đấu mệt mỏi thua cuộc đã trườn đi, để lại rắn cạp nong lớn thưởng thức con mồi của nó.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Gấu con dính "án tử" bị bố giết vì màu lông khác biệt Vì có màu lông quá khác biệt, gấu con tội nghiệp có nguy cơ bị chính cha mình giết chết. (Nguồn Dailymail) Các nhà nghiên cứu đang lo ngại cho số phận của một chú gấu con tội nghiệp 5 tháng tuổi ở núi Whistler-Blackcomb. Lý do là màu lông của nó quá khác biệt so với bố mẹ của mình nên vô...