Gấu con dính “án tử” bị bố giết vì màu lông khác biệt
Vì có màu lông quá khác biệt, gấu con tội nghiệp có nguy cơ bị chính cha mình giết chết.
(Nguồn Dailymail)
Các nhà nghiên cứu đang lo ngại cho số phận của một chú gấu con tội nghiệp 5 tháng tuổi ở núi Whistler-Blackcomb. Lý do là màu lông của nó quá khác biệt so với bố mẹ của mình nên vô cùng nổi bật và gây chú ý.
(Nguồn Dailymail)
Tuy vậy, sự nổi bật khác thường này không hề tốt cho gấu con. Nguy cơ nó bị chính bố của mình giết chết cao rất nhiều so với những con gấu khác. Có giả thuyết cho rằng, đây là một con gấu Kermode (gấu thần linh), một biến thể màu trắng của gấu đen Bắc Mỹ được tìm thấy ở Canada.
(Nguồn Dailymail)
Video đang HOT
Tuy nhiên mũi của gấu con không có màu đen như những con gấu Kermode nên các nhà khoa học cho rằng đây là một con gấu đột biến gen, mắc phải căn bệnh bạch tạng. Chuyên gia về gấu Michael Allen cho biết, trong suốt 23 năm nghiên cứu loài động vật này, ông chưa bao giờ nhìn thấy một con gấu có màu lông đặc biệt như thế này.
(Nguồn Dailymail)
Đáng buồn thay, con gấu có màu lông lạ chỉ có cơ hội sống sót 50% hoặc thấp hơn bởi màu lông đặc biệt của mình. Nó cũng có thể bị giết bởi chính bố ruột của mình do khác biệt và do có khả năng cản trở chuyện yêu đương của bố mẹ.
(Nguồn Dailymail)
Vào mùa giao phối, gấu đực tàn bạo có thể giết chết gấu con để buộc gấu cái quan hệ với mình bởi những con gấu cái sẽ không giao phối trong vòng một đến hai năm sau khi sinh con. Miễn là chúng còn đang nuôi con, chúng sẽ không giao phối. Hơn nữa, màu lông quá khác biệt của chú gấu con này có thể khiến nó bị chú ý nhiều hơn so với những con gấu con cùng màu lông với bố mẹ khác.
(Nguồn Dailymail)
Sau khi gấu đực giết chết gấu con, gấu cái chỉ mất vài ngày để nguôi ngoai và sẽ chấp nhận giao phối với gấu đực để sinh ra một thế hệ mới. Những hình ảnh hiếm lạ được Arthur De Jong, một người quản lý quy hoạch môi trường ghi lại.
Hình ảnh của một con gấu thần linh, toàn thân trắng nhưng mõm đen, không phải gấu bị bạch tạng. (Nguồn Dailymail)
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Những loại tôm hùm hiếm nhất thế giới
Với tỷ lệ 1:30 triệu cho đến 1:50 triệu, việc bắt được một con tôm hùm màu vàng hay pha lê là điều gần như bất khả thi.
Trước đây, tôm hùm bị xem là "gián biển" và chỉ dành cho dân nghèo, nô lệ hay tù nhân. Tuy nhiên, qua thời gian, loài vật này dần trở thành món ăn chỉ xuất hiện trên những bàn tiệc của giới nhà giàu. Tôm hùm khi được bắt lên từ biển có màu nâu, hơi pha xanh lá và chuyển sang đỏ hồng khi nấu. Đó là loại cơ bản thường thấy. Dù vậy, có những con tôm hùm lại mang những màu kỳ lạ, được liệt vào hàng hiếm, nhiều tiền chưa chắc mua được.
Tháng 5/2016, hai ngư dân Canada bắt được hai con tôm hùm mang màu xanh neon ở vịnh Nova Scotia. Các nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn cũng như điều kiện sống có thể ảnh hưởng đến màu của chúng. Số khác mang màu xanh nguyên bản di truyền từ bố mẹ. Tôm hùm xanh được xem là điềm may mắn. Theo các nghiên cứu, bạn cũng phải thực sự may mắn để bắt được một con tôm hùm xanh với tỷ lệ 1:2 triệu.
Tôm hùm màu đỏ thậm chí hiếm hơn tôm hùm xanh. Khi nấu, những con tôm thường sẽ chuyển dần sang màu đỏ hồng. Tuy nhiên, việc bắt được con tôm hùm đỏ tự nhiên rơi vào khoảng 1:10 triệu.
Nếu tỷ lệ bắt được tôm hùm đỏ là 1:10 triệu, con số này với tôm hùm vàng (tôm hùm calico) là 1:30 triệu. Năm 2014, một con tôm hùm vàng siêu hiếm này được phát hiện đang ngụp lặn trong một bể tôm hùm thường ở siêu thị tại Mỹ. Những người có chuyên môn nhanh chóng nhận ra độ quý giá và thả nó về tự nhiên. Loài tôm hùm này có xu hướng thay đổi màu từ vàng nhạt thành vàng cam theo thời gian.
Tôm hùm còn có loại 2 màu, được phân đôi bằng một đường thẳng giữa lưng. Loại tôm này không có màu đặc trưng, có con nửa xanh, nửa vàng. Một số khác lại mang màu đỏ đen. Theo các nhà khoa học, việc tôm hùm mang hai màu là do ảnh hưởng từ gen di truyền. Để bắt gặp một con tôm hùm hai màu, bạn cần rất may mắn khi tỷ lệ chỉ vỏn vẹn 1:50 triệu.
Loại tôm hùm hiếm nhất, hơn cả tỷ lệ 1:50 triệu, là con mang màu pha lê hay còn được biết đến với tên "tôm hùm bạch tạng". Cách đây vài năm, hai ngư dân Anh đã bắt được một con tôm hùm bạch tạng 30 tuổi ở vịnh Dorset. Đây mới là con thứ 3 xuất hiện tại Anh trong 30 năm qua. Thông thường, tôm hùm thường ngụy trang nhờ lớp vỏ màu tối để tránh kẻ thù tấn công. Việc một con tôm màu pha lê nổi bật sống sót 30 năm là điều phi thường.
Theo news.zing.vn
Nhà khoa học cho biết lý do tại sao họ viết "T-34" trên một con gấu trắng ở Bắc Cực Các nhà sinh học đã viết "T-34" trên một con gấu Bắc cực ở Novaya Zemlya để không nhầm lẫn với những con khác. Dòng chữ được viết bằng một loại sơn dễ rửa, Phó Giám đốc Công viên Quốc gia "Bắc Cực Nga" - Ivan Mizin, một thành viên của nhóm nghiên cứu trên quần đảo cho biết. Ảnh minh họa. Một...