Rối loạn tâm thần ở người cao tuổi
Rối loạn tâm thần ở người cao tuổi đa dạng và do nhiều nguyên nhân. Việc phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh và can thiệp kịp thời là cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người thường phủ định mình có bệnh.
Khoảng 15% người cao tuổi có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Ảnh minh hoạ
Theo bác sĩ Vũ Ngọc Uý – Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên theo Luật người cao tuổi được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2009. Trên thế giới, số lượng người cao tuổi ngày càng tăng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới từ năm 2015 – 2030, số lượng người trên 60 tuổi sẽ tăng gần gấp đôi từ 12% – 22%. Trong đó, khoảng 15% người cao tuổi có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Ở Việt Nam, theo số liệu điều tra năm 2002, tỷ lệ mất trí tuổi già là 0,9% dân số, năm 2012 tăng lên 1,52%. Bác sĩ Uý cho biết, ở người cao tuổi, các bệnh lý tâm thần thường gặp là: Sa sút trí tuệ, mê sảng, các rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt và các rối loạn liên quan, rối loạn tâm căn và rối loạn nhân cách, lạm dụng chất và bệnh y sinh.
Chuyên gia này đã liệt kê một số rối loạn tâm thần thường gặp ở người cao tuổi :
Sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ là tình trạng bệnh lý phổ biến với tỷ lệ khoảng 10% ở người trên 65 tuổi và có thể tới 50% ở người trên 85 tuổi. Sa sút trí tuệ do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Bệnh Alzheimer, các bệnh lý mạch máu (như đột quỵ, xơ vữa mạch não…), bệnh parkinson…
Các dấu hiệu từ sớm của bệnh sa sút trí tuệ có thể rất khó thấy, mơ hồ và có thể không xuất hiện rõ ràng ngay. Một số triệu chứng thông thường có thể bao gồm: Mất trí nhớ thường xuyên và ngày càng tăng, lẫn lộn, thay đổi tính tình, hờ hững và thu mình, mất khả năng thực hiện những công việc hằng ngày. Giai đoạn nặng, người bệnh có thể kích động, hoang tưởng và bùng nổ cảm xúc. Người bệnh mất dần ngôn ngữ (vong ngôn), không tự phục vụ, chăm sóc vệ sinh hằng ngày.
Video đang HOT
Trầm cảm
Triệu chứng trầm cảm gặp ở 15% người cao tuổi. Mất người thân và bệnh lý cơ thể có liên quan chặt chẽ với trầm cảm. Trầm cảm khởi phát muộn có tỷ lệ tái phát rất cao. Do đó, trầm cảm ở người cao tuổi phải điều trị kéo dài.
Triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của trầm cảm bao gồm: Giảm năng lượng và sự tập trung, vấn đề về giấc ngủ (đặc biệt là dậy sớm buổi sáng và thức giấc nhiều lần trong đêm), giảm ngon miệng, sụt cân và các than phiền về cơ thể. So với người trẻ, người cao tuổi trầm cảm thường chú ý đến các than phiền về cơ thể hơn. Họ đặc biệt có những biểu hiện: Sự nghi bệnh, giảm lòng tự tin, cảm giác vô giá trị và khuynh hướng tự buộc tội bản thân kèm theo hoang tưởng và ý tưởng tự sát
Rối loạn hoang tưởng
Tuổi khởi phát rối loạn hoang tưởng thường từ 40 – 55 tuổi. Tuy nhiên, bệnh có thể khởi phát ở bất cứ độ tuổi nào đối với người cao tuổi. Hoang tưởng có nhiều loại nhưng phổ biến nhất là hoang tưởng bị truy hại (người bệnh tin rằng mình bị theo dõi, đầu độc… bằng một cách nào đó).
Người bệnh thường tấn công người họ cho là làm hại hoặc trốn tránh. Một hoang tưởng khác hay gặp ở người cao tuổi là hoang tưởng nghi bệnh. Người bệnh tin là mình mắc mắc bệnh trầm trọng. Rối loạn hoang tưởng thường không liên quan đến mất trí.
Tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt thường khởi phát ở tuổi trẻ, ở nam giới từ 15 – 25 tuổi (trung bình 20 tuổi), ở nữ giới tuổi khởi từ 25 – 35 tuổi (trung bình 30 tuổi).
Tâm thần phân liệt khởi phát muộn (late-onset schizophrenia) khởi phát sau 45 tuổi và tâm thần phân liệt khởi phát rất muộn (very late-onset schizophrenia) sau 65 tuổi rất hiếm. Nữ giới khởi phát muộn hơn nam giới. Tỷ lệ tâm thần phân liệt thể paranoid ở tâm thần phân liệt khởi phát muộn cao hơn khởi phát sớm.
Nghiện chất
Nghiện rượu ở người cao tuổi thường có tiền sử sử dụng rượu quá mức từ thời trẻ. Người cao tuổi nghiện rượu thường có bệnh gan, và thường ly dị, độc thân, không có nhà cửa, phần lớn họ bị mất trí như hội chứng Korsakoff. Ngoài nghiện rượu, người cao tuổi còn nghiện nhiều loại chất khác như thuốc ngủ, thuốc giải lo âu. Nghiện ma túy như thuốc phiện, cần sa, chất dạng amphetamine ở người cao tuổi rất hiếm.
Vì vậy, bác sĩ Uý khuyến cáo, nếu phát hiện biểu hiện bất thường, cần đưa người bệnh đến các cơ sở chuyên khoa tâm thần khám và điều trị.
Khi nào chứng hay quên của bạn trở thành bệnh lý
Nhiều người nghĩ việc không nhận ra người quen cũ, hay bị lẫn mất đồ đạc trong nhà... là bình thường. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng suy giảm nhận thức nhẹ, cần can thiệp sớm.
Ths Lê Thị Phương Thảo, phòng Điều trị tâm thần người già, Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch mai (Hà Nội) cho biết sa sút trí tuệ là bệnh thường gặp trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta không biết được. Đây là tình trạng suy giảm nhận thức- chức năng cao cấp của vỏ não, trí nhớ, ngôn ngữ, xử lý thông tin, quên cái này cái kia....
Sa sút trí tuệ thường gặp ở người cao tuổi, nhưng những dấu hiệu sớm có thể xuất hiện từ độ tuổi 50. Nếu được can thiệp trong giai đoạn vàng- khi mới chỉ có biểu suy giảm nhận thức nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể hồi phục được.
"Quên sinh lý là tình trạng bình thường ở tất cả người cao tuổi. Trong những trường hợp này sẽ có một phần suy giảm nhận thức nhẹ, một số sa sút trí tuệ. Vì thế, điều quan trọng là can thiệp ngay từ khi có dấu hiệu suy giảm nhận thức nhẹ", Ths Thảo nhấn mạnh.
Người bệnh được test bài kiểm tra tình trạng sa sút trí tuệ.
Vì thế, người dân cần biết khi nào việc quên là bình thường, khi nào cần phải khám và điều trị. Suy giảm nhận thức thức được gọi là bệnh lý khi xuất hiện sớm, tiến triển nhanh, mức độ nặng.
Các triệu chứng của suy giảm nhận thức nhẹ gồm: dễ quên sự việc mới xảy ra; hay bị lẫn mất đồ đạc trong nhà, quên đồ vật thông dụng; dễ bị lạc ở nơi mới đến; không nhận ra người quen cũ. Vì thế, họ có nhu cầu kiểm tra mọi thứ, nhắc đi nhắc lại nhiều lần một câu chuyện, làm đi làm lại một việc nhiều lần.
Khi đã bước sang giai đoạn sa sút trí tuệ, biểu hiện bệnh rõ ràng, nặng nề hơn. Người bệnh có sự thay đổi nhận thức(quên, giảm giao tiếp bằng lời và chữ viết, rối loạn định hướng, không biết sự kiện phổ biến), thậm chí có biểu hiện rối loạn tâm thần (hoang tưởng, ảo giác, lo âu, trầm cảm, lãnh đạm, nghi ngờ, sợ hãi, thu mình, ghen tuông, cóp nhặt, đi lang thang...).
Những dấu hiệu sớm của suy giảm nhận thức có thể xuất hiện ngay từ độ tuổi 50.
Nguyên nhân sa sút trí tuệ do tổn thương não, với đặc trưng là các biểu hiện suy giảm nhận thức, trí nhớ, ngôn ngữ, tri giác, giảm khả năng suy luận, phán đoán... Đó là lý do vì sao nhiều bệnh nhân bị rối loạn định hướng về không gian, thời gian, nhầm ngày là đêm và ngược lại.
Alzheimer (thường mắc sau tuổi 65) là nguyên nhân phổ biến nhất gây sa sút trí tuệ, chiếm 60-80%, tuy nhiên các bệnh khác như Parkinson hoặc các tổn thương não như u não, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não... cũng là nguyên nhân gây sa sút trí tuệ. Đáng lưu ý, sa sút trí tuệ hiện cũng đang có xu hướng trẻ hóa, bệnh nhân trẻ nhất điều trị tại Viện sức khỏe tâm thần mới 49 tuổi.
Đáng tiếc, hầu hết các trường hợp bị sa sút trí tuệ đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, khi bệnh nhân không chỉ đơn thuần bị suy giảm trí nhớ mà đã có những rối loạn tâm thần, người nhà không chăm sóc được.
Do đó, người dân cần trang bị kiến thức về căn bệnh này, để khi thấy người thân hay quên tăng dần, rối loạn hành vi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cần đưa đến gặp bác sĩ để khám, đánh giá xem bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ do tuổi tác hay mắc sa sút trí tuệ.
Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi: Những điều cần lưu ý Trên thế giới cứ 3 giây lại có 1 người mắc sa sút trí tuệ. Có 60-80% người sa sút trí tuệ mắc bệnh Alzheimer - căn bệnh không thể chữa khỏi và là nguyên nhân thứ 6 dẫn đến tử vong. Căn bệnh này không chỉ gây gánh nặng về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người...