Rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch
Rối loạn mỡ máu thường xuất hiện âm thầm, ít có triệu chứng rõ ràng nhưng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, biến cố mạch vành…
Đang ngồi chơi với cháu nhỏ, ông Hà (57 tuổi, Hà Nội) bỗng ôm ngực rồi ngã xuống. Nhờ được gia đình đưa đi cấp cứu kịp thời nên ông Hà đã qua cơn nguy kịch. Nét mặt hiện rõ sự sợ hãi, chị Hương tâm sự: “Bố tôi từ trước tới giờ sức khỏe khá tốt, chỉ gần đây đi khám, bác sĩ nói cụ bị rối loạn mỡ máu cần lưu ý. Nhưng tôi lại nghĩ bệnh không quá đáng lo, hạn chế ăn mỡ là ổn. Ai ngờ vừa rồi, nghe bác sĩ phân tích, tôi mới vỡ lẽ đó chính là nguyên nhân khiến cụ bị nhồi máu cơ tim”.
Theo các chuyên gia Y tế, rối loạn mỡ máu là nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch, đặc biệt là nguy cơ nhồi máu cơ tim. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, rối loạn mỡ máu có liên quan đến 48% trường hợp tai biến mạch máu não, 56% ca thiếu máu cơ tim trên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê của Hội phòng Chống tai Biến mạch Máu não Việt Nam, có 200.000 người Việt đột quỵ mỗi năm do rối loạn mỡ máu.
Rối loạn mỡ máu gây ra các biến chứng nguy hiểm lên tim mạch.
Mỡ trong máu chiếm một tỷ lệ nhất định và cần thiết cho cơ thể. Nhưng khi các thành phần mỡ máu bị mất cân bằng và cao thấp bất thường sẽ dẫn đến rối loạn mỡ máu. Lòng mạch trong máu tuần hoàn có nhiều loại mỡ, trong đó chiếm 60-70% là cholesterol, một thành phần quan trọng cấu tạo nên màng tế bào, tham gia sản xuất các hormone (đặc biệt các hormone tuyến thượng thận, sinh dục) và vitamin. Cholesterol rất cần thiết cho cơ thể, đảm bảo chức năng sống còn và duy trì nòi giống. Chỉ khi thiếu hụt hay dư thừa cholesterol mới là nguy cơ gây ra nhồi máu cơ tim. Nghiên cứu cho thấy, những người có lượng cholesterol trong máu cao có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành cao gấp 2 – 3 lần so với người có lượng cholesterol bình thường (bình thường cholesterol máu dưới 5,2 mmol/l).
Khi cholesterol trong máu cao, chúng sẽ lắng đọng ở bề mặt nội mô và lớp cơ trơn của thành mạch máu, tạo nên những mảng xơ vữa, từ đó hình thành cục máu đông, làm hẹp và tắc mạch máu. Ngoài ra, cục máu đông này có thể bị bong ra, trôi đi vướng vào mạch máu nhỏ hơn làm tắc nghẽn và gây ra nhồi máu cơ tim. Nếu mức cholesterol thấp hơn ngưỡng bình thường thì cơ thể cũng sẽ gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng
Video đang HOT
Nguy hiểm hơn, rối loạn mỡ máu diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhưng khi lộ diện, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng tỷ lệ tử vong của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu trước đây rối loạn mỡ máu thường gặp ở tuổi từ 60 thì hiện nay ngay từ tuổi trên 20 đã có nhiều người mắc bệnh. Sự trẻ hóa này đang là tiềm ẩn của nhiều nguy cơ như biến chứng mạch máu, gây xơ vữa động mạch và các rối loạn chuyển hóa khác.
Rối loạn mỡ máu chỉ có 20% nguyên nhân từ lối sống và dinh dưỡng thiếu hợp lý, còn 80% là do bản thân cơ thể mỗi người. Khi hoạt động của receptor tế bào suy giảm, cơ thể không hấp thu được cholesterol sẽ làm dư thừa thành phần này trong máu. Do đó, tình trạng rối loạn mỡ máu sẽ xuất hiện ở cả người trẻ và người gầy, làm tăng tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch.
Vì thế, cơ thể cần được kiểm soát mỡ máu, điều hòa cholesterol ở mức cần thiết có lợi để duy trì sức khỏe, ngăn chặn các nguy cơ ảnh hưởng đến tim mạch. Hiện nay, các nhà khoa học Mỹ đã tinh chiết thành công GDL-5, giúp điều hòa cholesterol, kiểm soát hiệu quả và an toàn bộ mỡ máu của những người có rối loạn chuyển hóa.
Ngoài ra, các chuyên gia Y tế khuyên để phòng và điều trị rối loạn mỡ máu, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm lên tim mạch, cần phải thay đổi thói quen ăn uống, lối sống, tăng cường tập thể dục, cai thuốc lá, hạn chế rượu bia.
Phương Thảo
Theo VNE
Nguy hiểm khó lường từ rối loạn mỡ máu
Thống kê của Viện Dinh dưỡng cho thấy hơn 29% người Việt trưởng thành bị rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu), trong đó tỷ lệ này ở dân thành thị lên tới 44,3%.
Xuất hiện âm thầm, không có triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhưng khi lộ diện, rối loạn mỡ máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và dẫn đến tử vong nhanh.
Tại Mỹ, khoảng 33,6 triệu người trên 20 tuổi có nồng độ cholesterol trong máu cao hơn bình thường, chiếm 15% dân số. Tại Anh, số người rối loạn mỡ máu luôn ở mức cao, với 2/3 dân số có tỷ lệ cholesterol cao hơn mức khuyến cáo. Ở Việt Nam, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, hơn 29% người Việt trưởng thành bị rối loạn mỡ máu, trong đó tỷ lệ này ở dân thành thị lên tới 44,3%.
Rối loạn mỡ máu diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhưng lại làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, biến cố mạch vành... Chỉ riêng tại Mỹ, trung bình cứ 6 người chết thì có một người do bệnh mạch vành và cứ 18 người chết thì có một người bị tai biến mạch máu não.
Rối loạn mỡ máu là tình trạng tăng giảm bất thường của các thành phần mỡ máu, bao gồm cholesterol, HDL, LDL và triglyceride. Lúc này, cơ thể không thể sử dụng hết lượng mỡ đưa vào, khiến các thành phần mỡ máu lắng đọng ở nhiều nơi, trong đó có thành mạch máu. Từ đây, các mảng vữa xơ dần hình thành, làm mạch máu trở nên xơ cứng, mất tính đàn hồi. Theo thời gian, các mảng vữa này sẽ trở nên dày và lớn hơn, dần dần gây hẹp lòng các mạch máu, làm giảm cung cấp máu đến các cơ quan tương ứng, trong đó quan trọng nhất là não và tim.
Đôi khi mảng vữa mất ổn định và vỡ ra, làm tắc các mạch máu, dẫn đến những bệnh lý rất nguy hiểm là nhồi máu cơ tim cấp hay tai biến mạch máu não. Các mảng vữa nếu hình thành ở mạch máu ngoại biên có thể làm hẹp lòng các mạch máu này, dẫn đến thiếu máu nuôi chi mạn tính, nặng nề hơn là hoại tử chi phải cắt cụt. Vì gây ra những hậu quả hết sức nặng nề, rối loạn mỡ máu cần được điều trị sớm để ngăn ngừa tổn thương các cơ quan quan trọng trong cơ thể.
Cần tầm soát sớm để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh rối loạn mỡ máu.
Người thừa cân, chế độ ăn uống không khoa học kết hợp lối sống ít vận động là những đối tượng nguy cơ cao của rối loạn mỡ máu. Để đo nồng độ của các thành phần mỡ máu, người ta cần lấy máu bệnh nhân làm xét nghiệm. Chỉ số cholesterol tỷ trọng thấp LDL càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng lớn. Ngược lại, nồng độ cholesterol tỷ trọng cao HDL càng cao thì sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Việc tầm soát mỡ máu nên khởi đầu ở nam giới trên 35 tuổi không có yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành và nam giới từ tuổi 20 có một số yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, tiền căn gia đình có người bị bệnh tim mạch sớm, tiền căn gia đình có rối loạn mỡ máu, bản thân có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch (hút thuốc lá, tăng huyết áp...). Nữ giới có yếu tố nguy cơ tim mạch nên tầm soát mỡ máu từ 20 tuổi.
TS.BS Nguyễn Hoàng Định - ThS.BS Võ Tuấn Anh
Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM
Theo VNE
6 điều bạn nhất thiết phải tránh khi uống sữa đậu nành Sữa đậu nành là một thức uống rất bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể con người. Tuy nhiên, bạn có biết uống sữa đậu nành cần phải chú ý đến những điều gì? Sữa đậu nành được coi như một loại thực phẩm lành mạnh cho cơ thể con người. Sữa đặc biệt tốt cho sự phát triển của cơ thể...