Rối loạn kinh nguyệt hậu Covid-19: Có cần điều trị không?
Rối loạn kinh nguyệt hậu Covid-19 có các biểu hiện như chu kỳ kinh nguyệt không đều, kéo dài, rong kinh, trễ kinh hoặc bất thường trong máu kinh.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Diễm Hương, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, chia sẻ: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), định nghĩa hội chứng hậu Covid-19 là tình trạng xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm bệnh với các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng quay trở lại làm việc cũng như chất lượng sống của người bệnh, và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, gia đình và xã hội.
Rối loạn kinh nguyệt hậu Covid-19 có biểu hiện như thế nào?
Có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu Covid-19. Ngày càng có nhiều phụ nữ báo cáo rằng Covid-19 đã ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của họ. Chu kỳ kinh nguyệt không đều và các vấn đề về kinh nguyệt có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hậu Covid-19 và gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ thống sinh sản của phụ nữ.
Rối loạn kinh nguyệt hậu Covid-19 có các biểu hiện như chu kỳ kinh nguyệt không đều, kéo dài, rong kinh, hoặc trễ kinh, không có kinh. Bất thường về tính chất máu kinh, như xuất hiện cục máu đông bất thường trong dịch tiết kinh nguyệt của họ.
Hội chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hơn nhue dễ bị kích thích, lo lắng, kích động, tức giận, mất ngủ, khó tập trung, lơ mơ, trầm cảm, đau đầu, chóng mặt, bức bối của các chi, ngất, đánh trống ngực, táo bón, buồn nôn, nôn,… và mệt mỏi nhiều hơn.
Nguyên nhân là gì?
Mất cân bằng nồng độ của các nội tiết tố sinh dục như estrogen và progesterone, mặt khác virus SARS-COV-2 gây rối loạn đông máu từ đó ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Kèm theo đó là tâm lý lo lắng, căng thẳng, những áp lực bên ngoài tác động trong và sau Covid-19 tác động đến chu kỳ kinh.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý nền trước đó (tăng huyết áp, đái tháo đường…) cũng góp phần ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Video đang HOT
Rối loạn kinh nguyệt hậu Covid-19 có các biểu hiện như chu kỳ kinh nguyệt không đều, xuất hiện bất thường trong máu kinh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Có cần điều trị không?
Theo nghiên cứu, chu kỳ kinh nguyệt có thể trở lại bình thường sau 1-2 chu kỳ. Tuy nhiên, người bệnh có chu kỳ kinh nguyệt thay đổi kéo dài cần phải loại trừ các bệnh lý sản phụ khoa hay nguyên nhân khác trước khi nghĩ đến do ảnh hưởng của virus SARS-COV-2.
Các bệnh lý thường gặp gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: bệnh lý tử cung như u xơ hay polyp, rối loạn cân bằng nội tiết tố nữ, lạc nội mạc tử cung, bệnh lý gây viêm nhiễm vùng chậu, hội chứng buồng trứng đa nang, ung thư tử cung hay cổ tử cung, một số bệnh lý khác như bệnh tuyến giáp, rối loạn chức năng tuyến yên…
Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên đặc biệt là các bài tập thư giãn như thiền, yoga… Giữ tâm lý thật thoải mái, suy nghĩ tích cực. Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, và các chất kích thích khác.
Quan điểm y học cổ truyền về rối loạn kinh nguyệt được mô tả trong các chứng kinh trễ, kinh loạn, bế kinh, thống kinh… Theo y học cổ truyền, kinh nguyệt của người phụ nữ liên quan mật thiết với ngũ tạng, bào cung và hai mạch xung, nhâm. Vì vậy khí huyết mạch xung – nhâm và bào cung mất điều hòa hay chức năng của các tạng rối loạn đều có thể tác động đến nguyệt sự của người phụ nữ.
Ngoài các bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh, có công dụng: bổ huyết, điều khí lý huyết, bổ hư…, y học cổ truyền còn phối hợp với các phương pháp không dùng thuốc như: châm cứu, nhĩ châm, cấy chỉ, xoa bóp, dưỡng sinh… vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả lâu dài cho người bệnh.
4 điều về hiện tượng kinh nguyệt và dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo bình thường, là một phần tự nhiên của chu kỳ hàng tháng của phụ nữ. Hàng tháng, trong những năm giữa tuổi dậy thì (thường từ 11 đến 14 tuổi) và mãn kinh (thường là khoảng 51 tuổi), cơ thể đã sẵn sàng cho việc mang thai.
1. Tại sao phụ nữ lại có kinh nguyệt?
Lớp niêm mạc tử cung dày lên và một quả trứng sẽ phát triển và được giải phóng từ một trong các buồng trứng. Nếu trứng không được thụ tinh, cơ thể không cần lớp niêm mạc tử cung dày hơn nữa.
Khi không có thai, nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, cuối cùng chạm đến mức báo cho cơ thể phụ nữ bắt đầu hành kinh. Trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, tử cung sẽ bong ra lớp niêm mạc và nó cùng với một ít máu được đưa ra khỏi cơ thể qua đường âm đạo. Đó chính là máu kinh nguyệt.
Là phụ nữ, kinh nguyệt là cách cơ thể giải phóng mô mà cơ thể không cần nữa.
Một phụ nữ bình thường lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh vào khoảng 50 - 80ml. Thời gian giữa các kỳ kinh (ngày cuối cùng đến ngày đầu tiên) thường trung bình là 28 ngày, với hiện tượng chảy máu thường kéo dài khoảng 4 đến 5 ngày. Tuy nhiên, mọi người có thể trải qua thời gian dài hơn giữa các kỳ kinh, và số ngày ra máu ít hơn hoặc nhiều hơn, và vẫn có kinh hoàn toàn đều đặn.
2. Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Chúng bao gồm chuột rút, đau trong kỳ kinh nguyệt, chảy máu nhiều bất thường hoặc không chảy máu:
Đau bụng kinh là những cơn đau quặn thắt khi hành kinh.Hội chứng tiền kinh nguyệt là các triệu chứng thể chất và tâm lý xảy ra trước kỳ kinh nguyệt.Rong kinh là hiện tượng chảy máu nhiều, bao gồm cả thời gian kinh nguyệt kéo dài hoặc ra máu quá nhiều trong thời gian dài bình thường.Chứng đau bụng kinh là hiện tượng chảy máu không đều đặn, đặc biệt là giữa các chu kỳ kinh nguyệt.Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt.Kinh nguyệt không đều gồm kinh nguyệt nhẹ, ít .Phụ nữ trải qua kinh nguyệt rất khác nhau. Điều quan trọng là bạn phải liên lạc với bác sĩ của mình nếu bạn có thắc mắc về:Chu kỳ đều đặn: Nó có đều đặn mỗi tháng không, không thường xuyên hoặc không có kinh?Khoảng thời gian: Có bị kéo dài không, đặc trưng...?Khối lượng của dòng chảy kinh nguyệt: Nặng, nhẹ hay đặc trưng thế nào?
3. Kinh nguyệt có thể bị mất không?
Dùng vòng tránh thai chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị ngừng.
Kinh nguyệt có thể bị ngừng khi có các hiện yếu tố sau xảy ra:
Thuốc tránh thai: Nếu phụ nữ dùng thuốc tránh thai hàng ngày, sau một năm, sẽ có khoảng 70% cơ hội kìm hãm chu kỳ của mình.
Tiêm hormone: Tiêm hormone có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ trong tối đa 22 tháng. Sau một năm, sẽ có khoảng 50 đến 60% cơ hội ngăn chặn chu kỳ của mình; khoảng 70% sau 2 năm.
Vòng tránh thai nội tiết: Nếu dùng vòng tránh thai sau một năm khoảng 50% cơ hội ngăn chặn chu kỳ kinh nguyệt.
Cấy que tránh thai vào cánh tay: Với việc cấy que tránh thai vào bắp tay, cơ hội kìm hãm chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là khoảng 20% sau 2 năm.
4. Không phải tất cả phụ nữ đều có kinh
Sở dĩ kinh nguyệt xuất hiện đều đặn hàng tháng là do hệ thống nội tiết sinh sản của phụ nữ phối hợp hoạt động nhịp nhàng, bao gồm tử cung buồng trứng, tuyến yên, vùng dưới đồi.
Kinh nguyệt của phụ nữ là một sự xuất hiện tự nhiên. Đó là một phần trong quá trình chuẩn bị mang thai của cơ thể phụ nữ. Mỗi tháng mà phụ nữ không mang thai, cơ thể sẽ đào thải các mô không còn cần thiết để nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh.
Nếu gặp phải những điểm không nhất quán như thay đổi về tính đều đặn, tần suất, thời gian hoặc lượng kinh nguyệt, hãy nói chuyện với bác sĩ phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân.
4 biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt mà chị em cần chú ý nếu không muốn khó mang thai Chu kỳ kinh nguyệt là thước đo phản ánh sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vậy nên rối loạn kinh nguyệt chính là cảnh báo cho thấy hàng loạt nguy cơ bệnh có thể xảy ra, thậm chí là vô sinh. Kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung có chu kỳ do sự thay đổi nội tiết làm...