Rối loạn dạng cơ thể, bệnh gì lạ vậy?
Những người bị rối loạn dạng cơ thể thường đi kiểm tra sức khỏe rất nhiều lần, yêu cầu được xét nghiệm, điều trị.
Song, trên thực tế, họ không hề gặp vấn đề sức khỏe thể chất nào.
Trong công việc khám chữa bệnh hằng ngày, bác sĩ lâm sàng như chúng tôi tiếp xúc rất nhiều với những bệnh nhân đến khám với một vài triệu chứng rất mơ hồ về một cơ quan nào đó trong cơ thể họ. Thường thì những bệnh nhân này đã khám rất nhiều nơi, làm nhiều các biện pháp thăm dò chức năng.
Bệnh nhân rối loạn dạng cơ thể thường không biết về vấn đề tâm thần tiềm ẩn của họ và tin rằng họ mắc bệnh thực thể. Vì vậy họ thường tiếp tục yêu cầu bác sĩ thực hiện các thăm dò và điều trị bổ sung, muốn lặp lại mặc dù kết quả trước đó là bình thường.
Người bị rối loạn dạng cơ thể thường cảm thấy khó chịu và nghĩ rằng họ đang mắc phải bệnh lý nào đó khá nghiêm trọng. Ảnh minh họa: AI
Rối loạn dạng cơ thể là gì?
Rối loạn dạng cơ thể là một nhóm rối loạn tâm thần gây ra các triệu chứng không giải thích được. Chúng bao gồm rối loạn liên quan đến các triệu chứng một hoặc nhiều cơ quan, các triệu chứng chức năng cảm giác hoặc vận động, rối loạn đau, nghi ngờ bệnh, rối loạn dị dạng cơ thể (mối bận tâm về một khiếm khuyết thực thể hoặc tưởng tượng về rối loạn thể chất)…
Nếu đọc định nghĩa trên có lẽ đến các bác sĩ không thuộc chuyên ngành tâm thần cũng khó mà hiểu hết, vậy thì sao bạn đọc có thể hiểu được? Để bạn đọc hiểu được rối loạn dạng cơ thể là gì, sau đây là một vài ví dụ mà chúng tôi đã gặp trên thực tế.
Video đang HOT
Một bệnh nhân nam 60 tuổi, đến khám với chỉ một triệu chứng đau, nóng rát vùng thượng vị (tương ứng với vị trí và triệu chứng của bệnh lý dạ dày). Bệnh nhân khai đã khám 29 bác sỹ trên toàn quốc, với kết quả nội soi, siêu âm chụp chiếu, xét nghiệm HP… được chứa trong một thùng carton.
Sau khi đọc toàn bộ hồ sơ khám của bệnh nhân, chúng tôi không thấy bất kỳ một tổn thương thực thể nào, không có loét, không viêm dạ dày, cắt lớp vi tính (CT Scaner) bình thường, không có HP… Vậy vì sao bệnh nhân nóng rát, khó chịu vùng thượng vị?
Tương tự, một bệnh nhân nữ 37 tuổi đến khám với triệu chứng đau ngực sau xương ức, kèm theo khó thở (triệu chứng điển hình của bệnh tim mạch). Cơn đau không liên quan đến gắng sức, có khi đau khi nghỉ ngơi, bệnh nhân có khó ngủ. Triệu chứng đau ngực này bắt đầu từ hai năm nay, sau khi mẹ mất vì một cơn đau tim (nhồi máu cơ tim).
Sau khi cho bệnh nhân làm các thăm dò tim mạch như: Điện tim thường, điện tim gắng sức, siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính động mạch vành, các chất chỉ điểm sinh học tim mạch…tất cả đều trong giới hạn bình thường. Bác sĩ kết luận chị không có bệnh lý tim mạch. Chị thắc mắc: “Tôi không có bệnh tim sao tôi đau vùng trước tim?”.
Một trường hợp khác là bệnh nhân nữ, 50 tuổi, mãn kinh đã hai năm, tới khám và than phiền với bác sĩ về triệu chứng hồi hộp, khó thở, đi tiểu tiện liên lục làm mất ngủ kéo dài, kèm theo là các triệu chứng của cơ quan sinh dục.
Bệnh nhân bị bác sĩ sản phụ khoa từ chối điều trị vì làm tất cả các thăm dò vẫn không tìm thấy một dấu hiệu bất thường thực thể nào của vùng bụng dưới nhưng bệnh nhân vẫn liên tục yêu cầu bác sỹ kiểm tra lại nhiều lần! Bệnh nhân không muốn khám chuyên khoa tâm thần vì sợ mang tiếng bị “điên”.
Triệu chứng bệnh rất mơ hồ
Rất nhiều bệnh nhân đến khám tim mạch vì có triệu chứng tựa như bệnh tim mạch: Hồi hộp, tức ngực, khó thở, tim đập nhanh, bệnh nhân có cảm giác nghẹn từ ngực lên cổ như có vật gì đó chẹn lại (kiểu như cảm giác tim to ra chẳng hạn)…
Nói chung triệu chứng của bệnh nhân rất mơ hồ, không cụ thể của một cơ quan nào. Những rối loạn có tính đặc trưng bởi bệnh nhân có những suy nghĩ, cảm xúc và mối quan ngại quá mức về chúng, đặc biệt là phần lớn bệnh nhân rối loạn lo âu rất khó ngủ, mất ngủ làm nặng nề thêm tình trạng bệnh.
Người gặp phải rối loạn dạng cơ thể thường cảm thấy khó chịu và nghĩ rằng họ đang mắc phải bệnh lý nào đó khá nghiêm trọng. Họ thường đi kiểm tra sức khỏe rất nhiều lần, yêu cầu được xét nghiệm, điều trị. Song, trên thực tế, đa phần bệnh nhân không hề gặp vấn đề sức khỏe thể chất nào. Hiện tượng này xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau, có thể bạn đang có quá nhiều vấn đề lo lắng, áp lực về sức khỏe.
Các dạng của rối loạn dạng cơ thể thường gặp trên lâm sàng:
Rối loạn cơ thể hóa: Bệnh nhân than phiền rất nhiều triệu chứng như đau đầu, đau lưng, đau cổ, tiêu chảy, táo bón, khó nuốt, buồn nôn, kinh nguyệt không đều…
Rối loạn chuyển dạng: Bệnh nhân có thể có các cơn co giật không điển hình. Bệnh nhân có thể khai bị mù, câm, điếc, liệt hoàn toàn nhưng lại không teo cơ, khám phản xạ gân xương bình thường. Triệu chứng càng nặng nếu có nhiều người chú ý và hỏi thăm.
Rối loạn nghi bệnh: Bệnh nhân thường nghĩ mình đang mắc phải một bệnh nan y cần phải được điều trị và không tin tưởng vào kết luận của bác sỹ.
Rối loạn đau: Bệnh nhân đau rất nhiều mặc dù không tìm thấy tổn thương thực thể. Đau thường không đáp ứng với thuốc giảm đau.
Rối loạn sợ biến dạng cơ thể: Bệnh nhân quá bận tâm vào các khuyết điểm của cơ thể do tưởng tượng hoặc do một khiếm khuyết nhỏ, đặc biệt là ở mặt.
Nếu bệnh nhân đến khám với các triệu chứng như trên, sau khi bác sỹ kiểm tra tất cả các xét nghiệm thăm dò và loại trừ tổn thương thực thể thì bác sỹ sẽ chẩn đoán bạn bị rối loạn dạng cơ thể (theo phân loại bệnh tật quốc tế ICD 10 là F45).
Điều trị rối loạn dạng cơ thể tập trung vào việc kiểm soát rối loạn hơn là chữa khỏi bằng cách sử dụng thuốc. Liệu pháp tâm lý thích hợp, duy trì mối quan hệ hợp tác và giáo dục tâm lý với bệnh nhân là rất quan trọng, giới thiệu bệnh nhân đến các chuyên gia sức khỏe tâm thần khi cần thiết, khi đó các bác sỹ tâm thần sẽ dùng thêm một số loại thuốc để kiểm soát các rối loạn.
Nguyên nhân khiến nữ sinh bụng to nhanh như mang bầu 9 tháng
Suốt 3 tháng liền, nữ sinh 14 tuổi thấy bụng chướng, to nhanh, không đau, nhưng chỉ đến khi căng tức như bầu 9 tháng, đi lại khó khăn, em mới được gia đình đưa đến viện.
Bệnh nhi là T.N.O, 14 tuổi, ở huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu tuần trước trong tình trạng căng tức toàn ổ bụng, bụng to, khó thở, đi lại khó khăn. Bác sĩ phát hiện bệnh nhi có khối u nang buồng trứng lớn trong ổ bụng nên đã tư vấn cho nhập viện điều trị.
Các kết quả thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán cho thấy bệnh nhi bị u tiểu khung buồng trứng kích thước lớn, dính cắm sâu trong tiểu khung. Chỉ định phẫu thuật cắt khối u nhanh chóng được đưa ra.
Ca mổ diễn ra ngày 17/4, sau 1 giờ đồng hồ, thầy thuốc cắt khối u buồng trứng kích thước lớn, tương đương thai 9 tháng. Trong khối u có tổ chức dịch đục, hút ra được 7 lít, màu nâu nhạt, nặng khoảng 8kg. Sau mổ, sức khỏe bệnh nhi ổn định.
Ê-kíp phẫu thuật cắt khối u cho bệnh nhân O. ngày 17/4. Ảnh: BVCC
Khối u tiểu khung là các khối u phát triển từ các thành phần trong tiểu khung như khối u buồng trứng, khối u ở tử cung...
U nang buồng trứng là một khối chứa dịch nhầy hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng. U buồng trứng lớn vùng tiểu khung nếu không phẫu thuật sớm sẽ ngày càng phát triển. U chèn ép bàng quang, trực tràng, ruột già gây hiện tượng tiểu dắt, tiểu nhiều lần và táo bón dai dẳng, ăn uống kém. U chèn lên tim, phổi gây tức ngực, khó thở... ảnh hưởng đến sức khỏe, chức năng sinh sản, chất lượng cuộc sống.
Nếu khối u to bị vỡ do va đập, chấn thương có thể làm giảm áp lực ổ bụng đột ngột gây choáng, tràn máu, dịch ổ bụng dẫn đến viêm phúc mạc, nhiễm trùng ổ bụng, nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ khuyến cáo người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi có biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế khám sớm.
Nữ bệnh nhân 'lơ đãng' nuốt cả vỉ kẽm 2 viên thuốc, phải phẫu thuật gắp ra Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Quảng Nam vừa phẫu thuật cứu kịp thời một nữ bệnh nhân do "lơ đãng" nuốt luôn vỏ của 2 viên thuốc (vỉ kẽm bọc bên ngoài) vào thực quản, phải phẫu thuật nội soi gắp ra. Chiều 7.11, bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên, Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam),...