Robot – từ đồng minh đến kẻ thù
Robot được coi là giải pháp hiệu quả giúp con người hạn chế tiếp xúc, nhưng chúng có thể bị nhiều người coi như kẻ thù vì khiến họ mất việc.
Đội quân robot đang được triển khai ở nhiều nơi như phục vụ bia trong một quán bar ở Seville, cung cấp nước rửa tay tại trung tâm mua sắm ở Bangkok, giao hàng ở Washington, hay tuần tra ở Singapore.
Robot nhắc người dân giãn cách ở Singapore.
Robot và máy bay không người lái cũng có thể thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm thay con người. Thông qua kết nối tốc độ cao 5G, chúng có thể được điều khiển từ xa, tham gia đột kích các tòa nhà hoặc tấn công đường hầm dễ bị phục kích.
“Với những nhiệm vụ có thể gây nguy hiểm cho con người, robot có thể được sử dụng”, Cyril Kabbara, đồng sáng lập Sharks Robotics, nói.
Robot Colossus của công ty này đã tham gia cứu Nhà thờ Đức Bà Paris trong vụ hoả hoạn năm 2019, đồng thời được nâng cấp để giúp tẩy độc chì sau sự cố. Vụ cháy đã khiến tro bụi của 460 tấn chì phát tán vào không khí.
“4-5 năm trước, khi chúng tôi giới thiệu Colossus, các lính cứu hoả còn cười nhạo và nói rằng robot này sẽ cướp đi công việc của họ”, Kabbara nói. Nhưng sau đó, Colossus đã được triển khai trong hoạt động cứu hoả của Paris và Marseille.
Trong Covid-19, nhiều nhà máy có thể tiếp tục hoạt động thay vì phải đóng cửa nhờ robot, trong khi công nhân nhìn thấy rõ công việc của họ có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng thế nào.
“Nhiều người đã sai lầm khi nghĩ công nghệ tự động hoá khó có thể lấy đi việc làm của các lao động trong lĩnh vực sản xuất”, nhà kinh tế học Carl Frey tại Đại học Oxford nói.
Ông lấy ví dụ ở Trung Quốc, nơi đang liên tục triển khai robot công nghiệp, khiến cho 12,5 triệu việc làm bị mất đi trong năm 2013 – 2017. Riêng năm 2018, 650.000 robot được đưa vào hoạt động tại nước này.
Robot phát khẩu trang và nước rửa tay ở Ấn Độ.
Trong đại dịch, hội chứng sợ robot (robophobia) càng tăng cao ở quốc gia đông dân nhất thế giới, theo khảo sát của Đại học IE (Tây Ban Nha). Trước đây, tỷ lệ phản đối việc tự động hoá là 27%, nhưng đã tăng lên 54% trong đại dịch. Tương tự, người Pháp cũng có phản ứng tiêu cực với robot khi có đến 59% những người tham gia khảo sát ủng hộ việc nên hạn chế tự động hoá.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, những người trẻ và trình độ học vấn thấp thường có thái độ thù địch với robot. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của các giải pháp trí tuệ nhân tạo, ngay cả giới nhân viên văn phòng cũng đang đối mặt với nguy cơ mất việc vì AI và robot.
“Không có nhóm lao động nào hoàn toàn miễn nhiễm trước xu hướng này”, nhà nghiên cứu Mark Muro của Viện Brookings nói.
Mỹ cảnh báo đồng minh về vấn đề bảo mật của Huawei
Mỹ giục các nước đồng minh, trong đó có Philippines, cân nhắc các phương án thay thế Huawei khi triển khai 5G.
Trong cuộc họp qua điện thoại với các nhà báo quốc tế, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach lưu ý sau khi Anh quyết định cân nhắc lại về việc sử dụng Huawei trong mạng 5G, Trung Quốc không chỉ đe dọa trừng phạt ngân hàng HSBC mà còn rút các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng tại Anh.
"Tôi cho rằng chính phủ và doanh nghiệp khắp thế giới đang hỏi chung một câu hỏi về hệ thống 5G: Các anh tin tưởng ai để chuyên chở hầu hết thông tin cá nhân và tài sản sở hữu trí tuệ", Thứ trưởng nói. Với chính phủ Mỹ, lựa chọn chính là Samsung của Hàn Quốc và Ericssson, Nokia của châu Âu.
Theo ông Krach, các hãng viễn thông Mỹ đang triển khai thành công Ericsson, Nokia, Samsung trong hệ thống 5G. Họ hiểu rằng vấn đề bảo mật vô cùng quan trọng. Ngược lại, các doanh nghiệp Trung Quốc như Huawei và ZTE "đều phải tuân thủ luật tình báo quốc gia thông qua việc trao bất kỳ dữ liệu nào theo yêu cầu chính phủ Trung Quốc". Ông khẳng định những yêu cầu này diễn ra thường xuyên vì Huawei liên quan đến nhiều vụ việc như đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ, tham nhũng, tấn công mạng và các tội ác khác.
Tại Philippines, hai nhà mạng hàng đầu bao gồm PLDT và Globe Telecom vẫn chưa triển khai 5G quy mô lớn. Globe mới phủ sóng 5G hạn chế tại Metro Manila, còn PLDT thì chưa. Trước đó, cả hai đều hợp tác với Huawei, vì vậy rất khó để họ từ bỏ liên hệ với Trung Quốc xét tới tính tương thích mạng và chi phí rẻ. Nhà mạng thứ ba Dito Telecommunity lại do China Telecom đứng sau.
Trong email gửi báo Inquirer, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Morgan Ortagus cho biết Mỹ tiếp tục thúc giục đồng minh và đối tác đánh giá tác động kinh tế và an ninh quốc gia dài hạn khi cho phép các nhà sản xuất không đáng tin cậy truy cập cơ sở hạ tầng 5G thiết yếu. Một khi cho phép, nó sẽ khiến cho cơ sở hạ tầng dễ bị gián đoạn, thao túng, gián điệp, đặt thông tin cá nhân, thương mại, chính phủ vào nguy hiểm.
Theo bà Ortagus, ngược lại, các hãng như Ericsson, Nokia, Samsung có cấu trúc doanh nghiệp minh bạch, cởi mở, không phải nghe theo lệnh ai để đánh cắp dữ liệu hay ngắt hệ thống quan trọng. Các điều khoản tài chính hấp dẫn khiến trang thiết bị Trung Quốc dường như rẻ hơn song chúng đi cùng chi phí ẩn, đó là an ninh mạng và quyền riêng tư, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.
Không chỉ smartphone, Snapdragon 865 còn được Qualcomm trang bị cả cho robot Với sức mạnh xử lý của Snapdragon 865 cùng các công nghệ mới được trang bị trên đó, nền tảng robot này hứa hẹn sẽ mang lại các trải nghiệm drone hoàn toàn mới cho người dùng. Trong khi mọi người đã quen với việc các bộ xử lý Snapdragon của Qualcomm xuất hiện trên smartphone, một lĩnh vực khác ít người biết...