Robot Schaft của Google giành vị trí đầu tiên tại cuộc thi DARPA Robotics Challenge
Chú robot hình người Schaft của Google đã ghi được 27 điểm và giành vị trí đầu tiên của bảng xếp hạng.
Hôm thứ 7 vừa qua, 16 đội chế tạo robot đến từ nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu tham gia tranh tài tại vòng loại của cuộc thi Robotics Challenge 2013 do Cơ quan các dự án phóng thủ tối tân ( DARPA ) tổ chức. Cuộc thi là một phần của dự án phát triển các robot có khả năng định hướng tự động tại các khu vực xảy ra thảm họa và thực hiện các công việc hữu ích bằng cách sử dụng các công cụ và vật liệu với cánh tay máy. Sự kiện diễn ra trong 2 ngày đã được truyền hình trực tiếp trên kênh Homestead Miami Speedway vào ngày 20 và 21 tháng 12. Chú robot hình người Schaft của Google đã ghi được 27 điểm và giành vị trí đầu tiên của bảng xếp hạng sau khi hoàn thành bài kiểm tra di chuyển qua các chướng ngại vật mô phỏng một khu vực xảy ra thảm họa trong khi vừa thực hiện một loạt các tác vụ khác.
Được chế tạo bởi một công ty cùng tên của Nhật vừa được Google mua lại, Schaft có chiều cao 1,48 m, nặng 95 kg và trông giống như một … chiếc máy lạnh mọc thêm chân và tay. Tuy nhiên, bù cho phần thẩm mỹ là hiệu năng. Theo Schaft, Inc, chú robot trên được chế tạo dựa trên phiên bản robot HRP-2 với phần cứng và phần mềm đã được tùy biến, bao gồm các hệ thống truyền động mạnh hơn, hệ thống ổn định/đi bộ và một tụ điện thay cho pin thông thường.
Các đối thủ:
Khi cuộc thi DARPA Robotics Challenge ( DRC ) được công bố hồi tháng 4 năm ngoái, đã có hơn 100 đội nộp đơn tham dự. Sau một loạt các vòng đánh giá và thử thách ảo, 16 đội đã được chọn ra để tham gia tranh tài trong 4 “Track”. Track A bao gồm các đội đã được phê duyệt để tài trợ phát triển phần cứng và phần mềm. Track B, các đội được tài trợ để phát triển phần mềm và được cung cấp một con robot Atlas do Boston Dynamics chế tạo để tham gia tranh tài. Track C là vòng tự do, các đội sau đó được hỗ trợ phần mềm và robot Atlas. Track D dành cho các đội cạnh tranh trực tiếp không được tài trợ.
RoboSimian của JPL đang vượt chướng ngại vật.
Video đang HOT
Robot Schaft của Google thuộc track A và nó khá nổi bật trong số các đối thủ của mình. Bên cạnh Schaft là RoboSimian – một chú robot do Phòng thí nghiệm các hệ thống phóng JPL của NASA chế tạo. Như tên gọi Simian, NASA muốn tạo ra một chú robot có vẻ ngoài giống khỉ nhưng trên thực tế thì nó trông như một sự kết hợp giữa robot con cua và robot bạch tuột. Các đối thủ đáng chú ý khác của Schaft còn có CHIMP của Tartan Rescue với hình dáng tinh tinh và Valkyrie của trung tâm không gian Johnson thuộc NASA. Valkyrie khá giống với hình tượng Iron Man của Tony Stark với phần ngực phát sáng. Tuy nhiên Johnson Space Center giải thích rằng thiết kế phần ngực chỉ là để tạo không gian cho các bộ truyền động tuyến tính hỗ trợ chuyển động thắt lưng.
Valkyrie đang khóa van nước.
Các đội thuộc track B và C khá khó để phân biệt bởi họ đều sử dụng robot Atlas để dự thi. Cuối cùng là các đội thuộc track D. Các robot đáng chú ý thuộc nhóm này gồm có Chiron – robot có hình dáng giống con rận biển nhưng toàn thân bằng kim loại, Mojovation – robot có kích thước nhỏ nhất và các robot Kaist của Hàn Quốc và Intelligent Pioneer của Trung Quốc.
Cuộc thi:
16 đội sẽ phải thực hiện 8 phần thi cá nhân và vật lý để kiểm tra các đặc tính di động, khéo léo, nhận thức và hoạt động kiểm soát cơ học. Mỗi phần thử thách sẽ được chấm 3 điểm.
Schaft lái xe Polaris Range XP 900.
Thử thách đầu tiên cho các robot là vượt qua một khu vực thiên tai mô phỏng. Các robot phải lái chiếc xe vượt địa hình Polaris Ranger XP 900 với lốp không ruột vượt qua một loạt các chướng ngại vật gồm các rào chắn và thùng phy. Sau đó, chúng phải bước ra khỏi xe và đi bộ về vạch đích.
Robot “tinh tinh” CHIMP của Tartan Rescue đang di chuyển lên dốc bằng các bánh xe.
Bài thử tiếp theo là đi bộ vượt qua các địa hình gồ ghề với các bờ dốc và các khối gạch, ống. Sau đó, robot phải loại bỏ các mảnh vỡ nằm rải rác trên lối vào cửa trước mặt và đi qua cửa. Kế đến là mở và đi qua hàng loạt các cửa, sau đó leo lên một chiếc thang công nghiệp, cắt xuyên qua một bức tường, mang theo ống nước và kết nối với một vòi nước chữa cháy. Cuối cùng, robot phải khóa 3 van nước để hoàn tất thử thách.
Robot Kaist của Hàn Quốc đang vượt qua thử thách mở cửa.
Sau 2 ngày, kết quả cuộc tranh tài như sau:
Schaft: 27 điểm IHMC Robotics: 20 điểm Tartan Rescue CHIMP: 18 điểm MIT: 16 điểm RoboSimian: 14 điểm Traclabs: 11 điểm Wrecs: 11 điểm Trooper: 9 điểm THOR: 8 điểm Vigir: 8 điểm Kaist: 8 điểm HKU: 3 điểm DRC Hubo: 3 điểm Chiron: 0 điểm NASA-JSC Valkyrie: 0 điểm Mojovation: 0 điểm.
DARPA cho biết điểm số từ cuộc thi sẽ mang lại một cơ sở, từ đó phát triển các robot hỗ trợ cho công tác cứu nạn tại các khu vực bị thảm họa/thiên tai. Vụ rò rỉ hạt nhân tại Fukushima năm 2011 đã chứng minh vai trò của robot trong hoạt động khắc phục thảm họa. Trận động đất và sóng thần khủng khiếp tại Nhật không chỉ làm hư hỏng các lò phản ứng mà còn gây trở ngại cho đội ngũ chuyên viên khi tiếp cận khu vực rò rỉ. DARPA tin rằng robot với khả năng tự định hướng, di chuyển qua đống đổ nát và hoạt động trong môi trường phóng xạ sẽ là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời.
Tuy nhiên, vấn đề đối với các robot vẫn chưa dừng lại. Những robot được chế tạo chuyên môn không thể phản ứng với những tình huống khó lường. Trong khi đó hoạt động kiểm soát từ xa có thể không khả dụng và hầu hết robot đều có một thế mạnh riêng. Những gì mà một robot cần là có thể tự làm việc, sử dụng các công cụ và phương tiện bằng cánh tay máy, đối phó tình huống, khả năng hoạt động bền bỉ và đủ linh hoạt để xoay xở trong các đống đổ nát của một tòa nhà.
Trên đây cũng là lý do cuộc thi DRC được tổ chức. DARPA sẽ sử dụng các kết quả từ cuộc thi để tạo nên tảng cho các kỹ sư phát triển các thế hệ robot tiếp theo. Cho đến hiện tại, 8 đội đầu bảng sẽ tiếp tục được DARPA tài trợ để tranh tài tại vòng chung kết diễn ra vào cuối năm sau. Giải thưởng cho đội thắng cuộc sẽ là 2 triệu USD.
Theo VNE









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Australia và Việt Nam thành lập trung tâm công nghệ chiến lược

Big Tech chuyển mình bước vào kỷ nguyên lượng tử

UAE sắp trở thành quốc gia đầu tiên ban hành luật bằng AI

RTX 5060 Ti 16 GB không thể đánh bại RTX 4070 nếu không ép xung

Google ngừng hỗ trợ 3 mẫu điện thoại Android phổ biến

Ổ SSD không sử dụng lâu ngày có thể mất trắng dữ liệu

Sạc từ ổ cắm USB âm tường có nhanh hơn củ sạc thường?

iPhone thất thế trước đối thủ Trung Quốc tại thị trường cạnh tranh nhất thế giới

Microsoft bổ sung khả năng tự động hóa quy trình cho AI trên Copilot Studio

Vài suy ngẫm về AI

Starlink thí điểm tại Việt Nam: Bước đột phá cho kết nối không giới hạn

Apple chọn sản xuất iPhone 16e tại Brazil
Có thể bạn quan tâm

5 món ngon chế biến ăn hoài không chán từ thực phẩm giá rẻ như cho, đứng đầu giúp trẻ tăng chiều cao tự nhiên
Ẩm thực
06:04:05 22/04/2025
10 nữ thần học đường đẹp nhất Việt Nam: Nhã Phương - Lan Ngọc hack tuổi quá mượt, số 1 là huyền thoại không ai địch nổi
Hậu trường phim
05:58:00 22/04/2025
5 phim cổ trang có view cao nhất Trung Quốc: Triệu Lệ Dĩnh có tận 2 bom tấn vẫn thua trước "kẻ thù truyền kiếp"
Phim châu á
05:55:27 22/04/2025
Mỹ nhân Hoa ngữ đang viral: Thiên kim tiểu thư từ trong trứng, nhan sắc "chiến thần", đứng cạnh ai là người đó lu mờ
Sao châu á
05:53:14 22/04/2025
Đức kỳ vọng nghĩa vụ quân sự tự nguyện giúp khắc phục tình trạng thiếu hụt nhân sự quốc phòng
Thế giới
05:40:26 22/04/2025
Con trai mua nhà tôi định cho 3 tỷ, ngày mua nghe thấy kế hoạch của con dâu, tôi quyết định giữ tiền dưỡng già
Góc tâm tình
05:20:45 22/04/2025
Những yếu tố làm nên hành trình Tìm Xác: Ma Không Đầu ra rạp tháng 4 này
Phim việt
23:42:31 21/04/2025
Nam nghệ sĩ bị đột quỵ: "Tôi chết lâm sàng mấy giây, được đưa vào bệnh viện ở Hà Nội"
Sao việt
23:26:40 21/04/2025
Bộ VHTT&DL nói về thông tin 'ưu tiên concert Anh trai say hi hơn tuyển Việt Nam'
Nhạc việt
23:23:35 21/04/2025
9 thí sinh đầu tiên vào top 30 'Tân binh toàn năng' gây sốt mạng xã hội
Tv show
23:19:10 21/04/2025