Robot nhắc con người đeo khẩu trang
Pepper, robot cao 120 cm hình dạng giống con người, được các kỹ sư của SoftBank Robotics nâng cấp chức năng nhắc người đeo khẩu trang.
Trước đó, Pepper được nhiều quốc gia sử dụng vào hoạt động chào đón du khách đến các cửa hàng, triển lãm và những điểm công cộng khác. Nay, các kỹ sư SoftBank Robotics nâng cấp chức năng phát hiện người không đeo khẩu trang để nhắc nhở phòng ngừa Covid-19.
Theo đó, camera của Pepper quét khuôn mặt người đến gần. Khi phát hiện nửa dưới khuôn mặt không được che, nó sẽ nhắc: “Bạn phải luôn đeo mặt nạ đúng cách”. Sau khi khách đeo khẩu trang, robot nói: “Cảm ơn bạn đã đeo khẩu trang”.
Jonathan Boiria, trưởng bộ phận bán hàng tại châu Âu của Công ty SoftBank Robotics, cho biết đây không phải robot giám sát về đeo khẩu trang mà đưa ra lời nhắc nhở thân thiện với con người.
Video đang HOT
Robot Pepper phát hiện con người có hay không đeo khẩu trang, trưng bày tại nhà phát triển robot SoftBank Robotics ở Paris, Pháp, ngày 8/9. Ảnh: Reuters.
Hiện nay nhiều cửa hàng đều cử nhân viên đứng ở cửa ra vào để nhắc nhở khách hàng đeo khẩu trang. Đôi khi hoạt động này gây căng thẳng, đặc biệt nếu là nơi đông người. Nhờ robot nhắc nhở khách, các nhân viên sẽ tập trung vào công việc thường ngày của mình.
Jonathan Boiria cho biết: “Đôi khi tôi tháo khẩu trang khi xuống xe và quên đeo lại lúc đến văn phòng. Pepper nhắc nhở, giúp tôi nhận ra mình đang quên”.
Tại Việt Nam, trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia, cũng đã chế tạo robot phát hiện người không đeo khẩu trang hồi tháng 5. Robot được sử dụng trong nhà trường, giúp giảm nhân công “nhắc nhở” và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo nếu tiếp xúc với mầm bệnh.
WHO lo ca nCoV châu Âu tăng
Đại diện WHO tại châu Âu lo ngại về sự tái bùng phát nCoV trong khu vực, cảnh báo các nước nên siết hạn chế nếu cần.
"Sự tăng trở lại các ca nhiễm nCoV ở một số quốc gia sau khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội gần đây gây lo ngại", phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại khu vực châu Âu cho biết hôm nay.
Phát ngôn viên nói thêm, ở những nơi xuất hiện các ổ dịch mới, nên nhanh chóng sử dụng các biện pháp khoanh vùng, truy vết, cách ly và kiểm dịch nghiêm ngặt để kiểm soát tình hình.
Số ca nhiễm nCoV ở châu Âu cùng ngày đã vượt ba triệu, chiếm khoảng 1/5 trong hơn 15 triệu ca nhiễm toàn cầu. Đây vẫn là khu vực ghi nhận số người chết do nCoV cao nhất, với hơn 206.000 ca tử vong trên tổng số hơn 630.000 ca khắp thế giới.
Tuy nhiên, số ca nhiễm mới trên khắp châu Âu được đánh giá vẫn ổn định khi duy trì ở mức khoảng 20.000 ca nhiễm mới hàng ngày từ ngày 20/5, thấp hơn hai lần so với thời kỳ cao điểm hồi đầu tháng 4.
Du khách tại sân bay Adolfo Suarez-Barajas, Madrid, Tây Ban Nha, ngày 21/6. Ảnh: AP.
Anh là vùng dịch chết chóc nhất châu Âu và xếp thứ ba thế giới sau Mỹ, Brazil, với hơn 45.500 ca tử vong trong gần 298.000 ca nhiễm. Những vùng dịch lớn khác trong khu vực là Tây Ban Nha và Italy, ghi nhận lần lượt hơn 317.000 và 245.000 ca nhiễm.
EU cuối tháng trước đã công bố danh sách 15 nước được thực hiện chuyến bay tới khối này với mục đích giải trí hoặc kinh doanh từ ngày 1/7. Danh sách gồm Algeria, Australia, Canada, Georgia, Nhật Bản, Montenegro, Morocco, New Zealand, Rwanda, Serbia, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia và Uruguay.
Trung Quốc là quốc gia thứ 15 trong danh sách, nhưng việc đi lại chỉ được thông qua nếu chính quyền Bắc Kinh cho phép du khách châu Âu tới nước này. "Có đi có lại" là một điều kiện với các quốc gia thuộc danh sách được EU mở cửa. Danh sách này không có Mỹ, Nga và Brazil, những vùng dịch lớn hiện nay.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 15,6 triệu người nhiễm, hơn 637.000 người chết và hơn 9,5 triệu người hồi phục.
Romania nâng yêu cầu kiểm dịch cho du khách từ 17 quốc gia châu Âu Công dân đến từ các quốc gia có nguy cơ lây nhiễm cao sẽ phải thực hiện cách ly bắt buộc khi nhập cảnh vào Romania. Ngày 14/6, Chính phủ Romania tuyên bố sẽ nâng yêu cầu về kiểm dịch cho du khách du lịch từ 17 quốc gia châu Âu từ tuần này. Du khách sẽ phải thực hiện 2 tuần cách...