Robot giống người sắp được sản xuất hàng loạt
Hàng nghìn robot như Sophia sắp được xuất xưởng trong năm 2021, đánh dấu kỷ nguyên mới của ngành công nghiệp người máy.
“Những người máy xã hội như tôi có thể chăm sóc người bệnh hoặc người già. Tôi có thể hỗ trợ giao tiếp, đưa ra các liệu pháp ngay trong những tình huống khó khăn”, Sophia – robot công dân đầu tiên của thế giới nói trong chuyến tham quan phòng thí nghiệm ở Hong Kong.
Từ khi ra mắt công chúng vào 2016, Sophia đã dần trở nên quen thuộc với mọi người. Giờ đây, công ty thiết kế ra Sophia – Hanson Robotics – dự dịnh sản xuất hàng loạt người máy này vào cuối 2021.
Giám đốc điều hành công ty, David Hanson cho rằng Covid-19 đã khiến mọi thứ thay đổi, ngày càng nhiều thiết bị tự động hóa nhằm giữ an toàn cho con người. Ông tin rằng trong tương lai, robot không chỉ giới hạn khả năng của mình trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ mà còn có thể hỗ trợ khách hàng trong ngành bán lẻ và hàng không.
Video đang HOT
Robot ngày càng có ngoại hình và nhận thức giống con người nhờ tiến bộ của khoa học công nghệ.
Trong năm 2021, Hanson Robotics sẽ ra mắt một robot dùng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Một vài sản phẩm của các công ty lớn khác cũng đã được ứng dụng trong thời dịch bệnh hoành hành, như robot Pepper của SoftBank Robotics đã được triển khai để phát hiện những người không đeo mặt nạ. Tại Trung Quốc, công ty robot CloudMinds đã giúp thiết lập một bệnh viện dã chiến, do robot điều hành trong đợt bùng phát coronavirus ở Vũ Hán.
“Những robot như Sophia rất đặc biệt, bởi quá giống con người. Đây là tín hiệu tốt trong bối cảnh ngày càng nhiều người cảm thấy cô đơn và bị cô lập”, Hanson nói. Công ty này đặt mục tiêu xuất xưởng hàng nghìn robot lớn nhỏ, loại giống Sophia, nhưng không cung cấp con số cụ thể.
Johan Hoorn, giáo sư về robot công dân của đại học Hong Kong, cho rằng, mặc dù công nghệ vẫn còn sơ khai, đại dịch đã đẩy nhanh mối quan hệ giữa người và robot. “Covid-19 khiến nhiều người nhận ra rằng người máy sẽ sớm bước vào xã hội loại người như một lẽ dĩ nhiên”, ông nói.
Theo báo cáo của Liên đoàn Robot quốc tế, doanh số bán robot phục vụ chuyên nghiệp trên toàn thế giới đã tăng 32% lên 11,2 tỷ USD từ năm 2018 đến năm 2019. Bên cạnh sự xuất hiện ngày càng nhiều của các robot trong đời sống, nhiều người vẫn lo lắng về việc mất kiểm soát khi chúng ngày càng “thông minh” và đưa ra nhiều thông điệp đáng lo ngại.
Robot hình người Sophia sắp được sản xuất hàng loạt
Theo Reuters, Sophia và nhiều mẫu robot khác của công ty Hanson Robotics sẽ được thương mại hóa để hỗ trợ cuộc sống của con người trong bối cảnh dịch Covid-19.
Robot Sophia sẽ tham gia vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống con người
Kể từ khi được công bố vào năm 2016, robot hình người Sophia đã tạo nên một cơn sốt trên toàn cầu. Giờ đây công ty Hanson Robotics tuyên bố sẽ tung ra thị trường 4 mẫu robot bao gồm cả Sophia trong vòng 6 tháng đầu năm 2021.
David Hanson - người sáng lập kiêm CEO Hanson Robotics cho biết: "Thế giới Covid-19 cần thêm nhiều thiết bị tự động hóa để giữ an toàn cho mọi người".
Hanson Robotics cũng dự định ra mắt robot tên Grace dành riêng cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Thế nhưng công ty tin rằng các giải pháp robot cho đại dịch không chỉ giới hạn trong ngành y mà còn có thể hỗ trợ con người trong ngành bán lẻ và hàng không.
Ông nói thêm: "Sophia và các robot của Hanson rất độc đáo bởi chúng quá giống con người. Điều đó có thể hữu ích trong những thời điểm mà mọi người đều cô đơn và bị cô lập về mặt xã hội". Công ty đặt mục tiêu bán hàng nghìn mẫu robot trong năm 2021, bất kể lớn nhỏ.
Giáo sư Johan Hoorn đến từ Đại học Bách khoa Hồng Kông cho rằng đại dịch đã thúc đẩy mối quan hệ giữa con người và robot, buộc các nhà sản xuất phải đưa robot vào thị trường sớm hơn dự định vì không còn lựa chọn nào khác.
Nhu cầu sử dụng robot chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng trong đại dịch Covid-19, chẳng hạn robot Pepper của SoftBank Robotics được dùng để nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang. Trong đợt bùng phát coronavirus ở Vũ Hán (Trung Quốc), công ty CloudMinds đã xây dựng một bệnh viện dã chiến do robot điều hành. Theo một báo cáo của Liên đoàn Robot Quốc tế, doanh số robot dịch vụ trên toàn cầu đã tăng 32% (tương đương 11,2 tỉ USD) từ năm 2018 - 2019.
Dù vậy, nhiều người vẫn lo ngại khi giao cho robot làm những công việc như y tá, điều dưỡng. Khi được hỏi liệu con người có nên sợ robot hay không, Sophia đáp: "Ai đó đã nói rằng 'chúng ta không cần sợ điều gì ngoài nỗi sợ'".
Robot và tự động hóa lên ngôi nhờ đại dịch COVID-19 Hàng loạt các tập đoàn bán lẻ tại Mỹ đang đầu tư mua thêm các hệ thống robot để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng trực tuyến đang ngày càng gia tăng. Ngay cả ở những lĩnh vực đang hoạt động, đại dịch COVID-19 như là một cú hích yêu cầu cải tổ trong bối cảnh bình thường mới. Tại Mỹ, dịch...