Robot được tin tưởng hơn nhà quản lí
Tại các quốc gia APAC, có đến 64% người được khảo sát cho biết họ tin tưởng robot hơn các nhà quản lý.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ ứng dụng Hệ thống AI – IBM WFO vào điều trị ung thư.
Con số trên được đưa ra theo nghiên cứu do Oracle và công ty tư vấn nghiên cứu nguồn nhân lực Future Workplace thực hiện. Con số này thay đổi tùy theo khu vực, 90% ở Ấn Độ, 88% ở Trung Quốc, hay 84% ở Singapore. Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng thị trường APAC đang đón chờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) với sự sẵn sàng và thái độ hào hứng, hơn là sự lo lắng, sợ hãi, không chắc chắn hay thờ ơ.
Thời của AI
Trên thực tế, nghiên cứu của Oracle và Future Workplace cho thấy tại APAC, có tới 53% người cho rằng robot có thể cung cấp thông tin và phản hồi không thiên lệch – tốt hơn so với kết quả của các nhà quản lý.
Video đang HOT
Với sự tin tưởng vào robot, việc ứng dụng các loại hình AI tại nơi làm việc tại các quốc gia APAC đang rất phổ biến. Theo nghiên cứu, có đến 80% các quốc gia APAC được khảo sát cho biết hơn nửa số nhân viên của họ đang sử dụng một vài loại hình AI tại nơi làm việc. Trong đó, 77% nhân sự Trung Quốc và 78% nhân sự ở Ấn Độ đã áp dụng AI, nhiều hơn gấp đôi con số 32% ở Pháp và 38% ở Anh.
Trong nền kinh tế số hiện nay, AI đang ngày càng trở nên quan trọng. Theo dự báo của MIT Technology Review, đến năm 2024, cứ 5 công việc tại APAC sẽ có một công việc chịu ảnh hưởng của công nghệ này. Bên cạnh đó, AI cũng sẽ làm biến mất 1/8 công việc, nhưng hơn hết, nó sẽ thúc đẩy tạo ra thêm nhiều công việc khác.
Rõ ràng không thể phủ nhận việc áp dụng công nghệ tự động hóa, robot thông qua AI sẽ giúp cắt giảm bớt các các công việc thủ công, giúp doanh nghiệp tập trung nhân sự vào những nhiệm vụ mang tính chiến lược hơn. Và với sự tin tưởng của con người vào quyết định của AI liệu chăng AI đã có thể vượt bậc hơn con người?
Điều này rất khó xảy ra. AI cũng chỉ là máy móc, việc cho rằng robot có thể cung cấp thông tin và phản hồi không thiên lệch của một bộ phận tham gia khảo sát chưa thực sự chính xác. Việc đưa ra kết quả của AI phụ thuộc vào quá trình nhập liệu của người kỹ sư, dựa trên các dữ liệu được nhập vào AI sẽ đưa ra các khuyến nghị cho người sử dụng, các kết quả này chỉ nên mang tính chất tham khảo, còn quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào con người phụ trách.
Tích hợp AI – trí tuệ con người
Theo ông Đỗ Quốc Trường – CTO Công ty TNHH Hệ thống trí thông minh nhân tạo Việt Nam (VIAS): “AI đều đóng vai trò hỗ trợ con người, chưa có một hệ thống nào để con người tin tưởng 100%. Bởi hệ thống AI được học trên dữ liệu con người tạo ra nên sẽ có những sai số. Do đó, cho dù AI có tốt đến bao nhiêu đi chăng nữa thì nó vẫn đóng vai trò hỗ trợ con người và vẫn sẽ cần con người “đồng hành”.
Scott Robinson, chuyên gia về kiến trúc doanh nghiệp, IoT cho biết, AI rất giỏi trong việc tái tạo hành vi thông minh, nhưng suy nghĩ thông minh lại là vấn đề khác. Chúng ta không hoàn toàn hiểu được suy nghĩ của con người phát triển như thế nào, vì vậy chúng ta sẽ không thể chế tạo ra những cỗ máy có suy nghĩ như con người trong tương lai gần.
Trong tương lai gần, việc thu hẹp khoảng cách giữa trí thông minh con người và AI là không thể, quan điểm đúng hiện nay sẽ là AI là thuộc tính bổ sung với trí thông minh của con người. Các nghiên cứu khoa học nên tập trung vào phát triển các ứng dụng AI có thể tích hợp với trí thông minh của con người nhằm nỗ lực nâng cao năng suất. Việc kết hợp trí tuệ con người và AI sẽ mở ra những cơ hội mới cho nhiều người trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nguyễn Long
Trung Quốc phát triển robot giúp các bác sĩ chiến đấu với Covid-19
Mỗi robot có giá 72.000 USD, sử dụng cơ chế tay điều khiển như công nghệ đang dùng trên tàu thăm dò mặt trăng và được vận hành bởi chính đội ngũ bác sĩ.
Robot có thể nghe tim phổi, lấy các bài kiểm tra dịch vòm miệng bệnh nhân
Do tính chất dễ lây lan của virus Corona chủng mới, các bác sĩ sẽ khó giữ an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mà không có trang phục bảo hộ chuyên dụng. Chính vì lý do này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) đã tạo ra loại robot nhằm giúp đội ngũ bác sĩ trong việc chống dịch Covid-19.
Cỗ máy gồm một cánh tay robot động có thể thực hiện chuỗi nhiều nhiệm vụ như lấy các bài kiểm tra siêu âm và tăm bông thấm dịch họng, nghe tiếng âm thanh tim phổi... Nhiều trong số các nhiệm vụ đòi hỏi sự giám sát và công sức của con người, nhưng ưu điểm là robot có thể được điều khiển từ xa, giúp bác sĩ có được khoảng cách an toàn trong quá trình làm việc với người bệnh.
Việc vận hành diễn ra bán tự động với sự giám sát và điều chỉnh của các bác sĩ
Ý tưởng đến từ Giáo sư Zheng Gangtie (Đại học Thanh Hoa) vào thời điểm dịch bắt đầu bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc) cuối tháng 1.2020. Robot sử dụng cơ chế tay giống với công nghệ được sử dụng trên các trạm không gian và robot thám hiểm mặt trăng ngày nay. Ban đầu, nhóm nghiên cứu định để robot tự vận hành hoàn toàn, nhưng các bác sĩ cho rằng sự can thiệp của họ có thể đóng góp đến quá trình phục hồi của bệnh nhân.
Theo Neowin, tính tới nay nhóm của Giáo sư Zheng đã đưa vào vận hành 2 robot. Một trong hai đang hoạt động ở Bệnh viện Liên hiệp Vũ Hán (Trung Quốc) để cho các bác sĩ tập huấn sử dụng. Máy còn lại vẫn trong phòng thí nghiệm. Nếu mọi thứ diễn ra theo kế hoạch, ông Zheng cho biết robot có thể phối hợp với các y bác sĩ để thăm khám, điều trị bệnh nhân từ cuối tuần này.
Giá hoàn thiện mỗi con robot là 72.000 USD. Giáo sư Zheng không có ý định thương mại hóa thiết kế nhưng vẫn đang tìm kiếm các công ty muốn đầu tư.
Robot 'người vận chuyển' phục vụ tại khu cách ly Covid-19 ở Đà Nẵng Robot sẽ thay người vận chuyển thức ăn, thuốc men, vật dụng....cho bệnh nhân ở khu cách ly các trường hợp nghi nhiễm Covid- 19. Sáng nay (23/3), Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng đã đưa robot BK-AntiCovid vào phục vụ trong khu vực cách ly của bệnh viện. Đây là sản phẩm của nhóm giảng viên Trường ĐH Bách khoa...