Rộ tin iPhone 7 dùng chip Intel, hỗ trợ kết nối 4G mạnh mẽ hơn
Theo nguồn tin của Phone Arena, Intel sẽ sản xuất khoảng 30-40% modem LTE cho iPhone 7 và iPhone 7 Plus của Apple trong tương lai, điều này sẽ giúp cho thiết bị có khả năng kết nối dữ liệu mạnh mẽ hơn.
iPhone 7 sẽ cung cấp tốc độ truy cập mạng LTE nhanh hơn rất nhiều so với iPhone 6S – Ảnh: AFP
LTE (Long Term Evolution) là thế hệ thứ 4 của kết nối mạng không dây, được phát triển từ 3G hiện tại không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà còn cho các nhà cung cấp mạng di động, khi cho phép truy xuất dữ liệu hiệu quả hơn, đặc biệt là dùng khi xem video trên di động.
Báo cáo từ nhà phân tích Srini Pajjuri của CLSA cho biết, Apple đang xem xét sử dụng modem LTE XMM 7360 của Intel dành cho phiên bản kế tiếp của iPhone. Chip mới cung cấp tốc độ LTE Cat.10 nhanh hơn. Điều đó có nghĩa rằng điện thoại có thể hỗ trợ tốc độ download 450 Mbps và upload 100 Mbps.
Hiện tại Apple đang sử dụng modem LTE MDM9635 của Qualcomm trên iPhone 6S và iPhone 6S Plus. Chip này cung cấp tốc độ download 300 Mbps và upload 50 Mbps theo lý thuyết.
Động thái này sẽ có tác động tiêu cực đến doanh thu của Qualcomm và thúc đẩy triển vọng của Intel dành cho công nghệ mạng không dây trên sản phẩm Apple.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho biết rằng Apple đang suy nghĩ việc để Intel làm đối tác sản xuất chip SoC Ax của hãng trong tương lai, làm ảnh hưởng đến hoạt động của Samsung và TSMC hiện nay, trong đó một số tin đồn nói rằng Apple sẽ chọn TSMC làm đối tác sản xuất 100% chip A10 cho hãng.
Video đang HOT
Có một điều cần biết là, vào năm ngoái cũng có một tin đồn tương tự nói rằng Intel sẽ sản xuất 50% modem LTE dành cho iPhone 6S, nhưng cuối cùng điều đó đã không xảy ra.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Dự án đặc biệt mang lại cho Intel 2 tỷ USD/năm
Hầu hết nhân viên Intel đều không biết gì về "Quark" - dự án bí mật mang về cho hãng chip số một thế giới khoản lợi nhuận lên tới 2 tỷ USD/năm.
Người góp công lớn trong dự án này là Brian Krzanich, CEO hiện tại của Intel. Trước khi lên nắm quyền năm 2013, ông đã có hai thập kỷ làm kỹ sư tại hãng này. Krzanich đã chứng kiến đủ mọi thăng trầm của Intel, trong suốt một quá trình dài vươn lên trở thành hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới với trị giá lên tới 160 tỷ USD, đồng thời là tên tuổi lớn trong lĩnh vực PC và máy chủ dữ liệu hiện nay.
'Thay đổi hay là chết'
Cách đây 4 năm, Krzanich nhận thấy một xu hướng mới trong giới kỹ sư trẻ mà ông lo sợ nếu Intel không bắt kịp, hãng sẽ không thể tồn tại. Đó chính là thực tế không ai trong số các kỹ sư trẻ sử dụng cấu trúc x86 nổi tiếng của Intel để tạo ra các con chip cho thị trường Internet of Things (IoT). Khái niệm này là sự tập hợp các hạng mục thiết bị cực lớn có thể kết nối và chia sẻ dữ liệu với nhau. Còn x86 chính là chuẩn áp dụng cho toàn bộ kiến trúc vi xử lý PC ngày nay.
"Chúng tôi dần đánh mất sự kết nối với cộng đồng người sẽ sáng chế ra những cỗ máy tuyệt vời mà chúng ta sẽ yêu thích và sử dụng. Đây đều là những người sẽ tạo ra công nghệ trong 10 hoặc 15 năm tới, và thật không may không ai trong số họ sử dụng kiến trúc Intel x86. Thay vào đó, họ sử dụng kiến trúc ARM đối thủ để thiết kế chip", Krzanich nhớ lại thời khắc cam go cách đây 4 năm khi Intel buộc phải quyết định thay đổi nếu không sẽ "chết".
2 năm ẩn mình
Krzanich và một nhóm nhỏ các kỹ sư Intel đã âm thầm làm việc tại một dự án bí mật mà rất ít người của Intel biết đến. Dự án này sử dụng vốn ngoài ngân sách xây dựng nhà máy và hạ tầng nên càng bí mật hơn. Trong suốt hai năm đầu tiên, người ta hoàn toàn không biết gì về nó.
Mục đích của dự án là tạo ra con chip mới sử dụng cho các thiết bị không phải PC, chẳng hạn như thiết bị đeo và các ứng dụng gia đình có khả năng kết nối web, nhưng lại yêu cầu phải xây dựng trên nền tảng x86 của Intel.
"Tôi phải tập hợp một nhóm kỹ sư tài năng và chỉ cho mọi người thấy rằng có một công nghệ như thế, và nó là độc nhất vô nhị. Chúng tôi buộc phải phát triển nền tảng x86, nếu không chúng tôi sẽ phải đối mặt với tương lai vô định", Krzanich cho biết.
Phải mất gần 2 năm, dự án bí mật mới cho ra đời dòng sản phẩm có tên là "Quark". Đây chính là hệ thống thiết kế chip để tạo ra những con chip cực nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng và có thể tích hợp với những thiết bị di động linh hoạt như thiết bị đeo và thiết bị IoT. Intel giới thiệu về Quark lần đầu tiên năm 2013.
Sự ưu việt của Quark
Kể từ khi ra mắt, Quark đã trở thành kim chỉ nam cho hướng tiếp cận của Intel với thị trường IoT. Kết quả là sự ra đời của con chip Edison có kích cỡ chỉ to bằng quả bóng chơi golf, hoặc chip Curie có kích cỡ chỉ to bằng chiếc cúc áo vừa được giới thiệu hồi đầu năm 2015.
Trong một sự kiện giới thiệu các con chip Quark mới hồi đầu tháng 11/2015, Intel cho biết nhà phát triển có thể dùng nền tảng này để tạo ra các ứng dụng riêng chỉ trong vòng 10 phút. Đây được xem là kỷ lục nếu so với các sản phẩm đối thủ trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, nó còn giúp các nhà phát triển dựng mẫu thử thiết bị IoT và phần mềm tương ứng, đồng thời có thể chạy thử sản phẩm trước khi triển khai chính thức.
Quark cũng cho phép các doanh nghiệp có thể kết nối toàn bộ thiết bị trong hoạt động kinh doanh, từ hệ thống máy móc phân xưởng tới các thiết bị trong dây chuyền cung ứng, rồi tải toàn bộ dữ liệu lên đám mây để vận hành hoạt động doanh nghiệp trơn tru và hiệu quả hơn.
Sự xuất hiện của IoT kéo theo nhiều sản phẩm hỗ trợ như phần cứng, phần mềm và dịch vụ IoT. Microsoft cũng có riêng hệ điều hành Windows IoT Core OS dành cho các thiết bị phần cứng, trong khi ARM có Mbed - bao gồm hệ điều hành và các dịch vụ đám mây.
Theo số liệu của công ty phân tích IoT Analytics, Intel hiện là thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực IoT, đứng trên cả Microsoft, Cisco và Google, và được rất nhiều người dùng biết đến. Mặc dù chip IoT chỉ chiếm 5% trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của Intel nhưng Krzanich tin rằng nó sẽ đóng vai trò lớn hơn nhiều trong tương lai tăng trưởng của hãng này. Hiện thị trường IoT đang tăng trưởng với tốc độ 10% mỗi năm.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Gần 30 hãng công nghệ về 'phe' Apple trong cuộc chiến mã hóa Google, Facebook, Microsoft, AT&T và hơn 20 công ty công nghệ khác đã chính thức gửi hồ sơ pháp lý lên tòa án bày tỏ sự ủng hộ đối với Apple trong vụ mở khóa iPhone. Theo Huffington Post, đây là động thái hiếm có từ các đối thủ của Apple, thể hiện rõ quan điểm của Thung lũng Silicon trước nỗ lực...