Rivian đặt mục tiêu đạt định giá trên 50 tỷ USD trong đợt IPO sắp tới
Rivian Automotive công ty về xe điện do Amazon hậu thuẫn, cho biết hôm 1/11 rằng đang nhắm mục tiêu đạt mức định giá hơn 50 tỷ USD trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) sắp diễn ra.
Một mẫu xe của Rivian Automotive. Ảnh: Reuters
Theo một hồ sơ chứng khoán, công ty có trụ sở tại California này sẽ định giá cổ phiếu trong khoảng từ 57 – 62 USD/cổ phiếu.
Với khoảng định giá này, công ty sẽ kêu gọi được tới 9,1 tỷ USD ở mức giá trung bình và tất cả cổ phiếu của công ty sẽ có giá trị vào khoảng 52,5 tỷ USD.
Giới truyền thông Mỹ cho biết Rivian có thể sẽ niêm yết cổ phiếu trên Phố Wall ngay trong tuần tới.
Rivian đã huy động được hơn 10 tỷ USD tài trợ kể từ khi thành lập vào năm 2009, bao gồm cả từ Amazon, công ty đã cam kết mua 100.000 xe tải giao hàng bằng điện từ startup này.
Theo Rivian, đơn đặt hàng nêu trên của Amazon đã trở thành “đơn đặt hàng xe điện lớn nhất từ trước đến nay”, đồng thời hỗ trợ phát triển hoạt động giao hàng trung hòa về carbon cho nhà bán lẻ khổng lồ này.
Video đang HOT
Ngoài việc phát triển các phương tiện giao hàng cho Amazon, Rivian đang sản xuất xe tải điện và xe thể thao đa dụng cho người tiêu dùng với giá khởi điểm từ khoảng 70.000 USD.
Tin tức từ Rivian được đưa ra khi các chính phủ trên toàn cầu, bao gồm cả ở Mỹ đang ưu tiên phát triển ô tô điện và thúc đẩy lĩnh vực ô tô toàn cầu tăng tốc sản xuất xe điện.
Việc chào bán cũng diễn ra sau khi công ty chuyên sản xuất xe ô tô điện Tesla của tỷ phú Elon Musk vào tuần trước đã đạt mức định giá thị trường hơn 1.000 tỷ USD./.
Sự trở lại ngoạn mục của ô tô điện
Ngành công nghiệp ô tô đã mất nhiều năm để tiến hóa từ xe điện lên xe sử dụng xăng, dầu diesel và giờ đây, xu hướng mới lại đang quay trở về xe điện.
Ít ai biết được rằng trào lưu sản xuất và sử dụng xe điện không chỉ bùng nổ trong thời gian gần đây mà đã từng xuất hiện hơn 100 năm trước trên thế giới.
Vào năm 1880, chiếc xe chạy điện 3 bánh đầu tiên được Jame Starley người Anh thiết kế. Đến năm 1884, chiếc ô tô điện đầu tiên ra đời bởi nhà phát minh Thomas Parker tại Anh.
Một trong những mẫu xe chạy điện đầu tiên trên thế giới (Ảnh: Hotcars)
Theo sau Anh, các nước châu Âu và Mỹ cũng đã tham gia vào cuộc đua sản xuất xe điện. Với các ưu điểm như không gây tiếng ồn, không tạo khói bụi, không rung lắc,...xe điện đã nhanh chóng trở thành trào lưu vào thời bấy giờ.
Vào đầu thế kỉ 20, hơn 30.000 xe điện đã được lưu thông trên đường, thậm chí chúng còn được đưa vào sử dụng thương mại như xe taxi tại London, Anh. Mặc dù đi sau nhưng giai đoạn này Mỹ cũng đã có tới 34.000 xe chạy điện, chiếm tới 38% số lượng các phương tiện giao thông. Trong khi đó số lượng xe sử dụng xăng chỉ chiếm 22%.
Xe điện trở thành trào lưu trong những năm 1990 tại châu Âu và Mỹ (Ảnh: Hotcars)
Tuy nhiên, sự phát triển của ô tô điện cũng sớm thoái trào do ảnh hưởng của nhu cầu dịch chuyển thời đó cũng như sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô sử dụng xăng thời bấy giờ. Vào năm 1908, hãng xe Ford đã cho ra đời hàng loạt mẫu xe thu hút không ít người dùng.
Bên cạnh đó, việc sản xuất động cơ sử dụng xăng và dầu diesel rẻ hơn và dễ dàng hơn so với việc sản xuất pin cho xe điện. Chính những yếu tố này đã khiến xe ô tô điện dần trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt người tiêu dùng.
Cú đánh chí mạng đối với ô tô điện trong thời đểm cho chính là sự phát triển của bộ khởi động mới giúp người sử dụng ô tô chạy xăng, dầu diesel không phải khởi động xe bằng cách quay tay như trước. Điều này đã khiến các dòng ô tô chạy xăng, dầu diesel phát triển mạnh mẽ và khiến xe ô tô điện dường như rơi vào quên lãng.
Các hãng xe như Ford, Nissan đều không thành công trong việc phát triển xe ô tô điện (Ảnh: Hotcars)
Mặc dù vậy, những phát triển trong công nghệ pin và chất bán dẫn trong suốt giữa thế kỉ 20 đã phần nào khuyến khích và tác động lên sự hồi sinh của xe ô tô điện. Mặc dù có phần phát triển chậm chạp hơn so với thời kì trước đó nhưng ô tô điện vẫn có những thay đổi và biến chuyển đáng chú ý.
Các nhà sản xuất như Ford và Nissan sau đó đã bổ sung thêm một số mẫu xe ô tô điện vào dòng sản phẩm của mình tại thị trường Mỹ như Ranger EV hay Altra EV. Tuy vậy, các mẫu xe ô tô điện này đều không thành công, buộc các hãng xe phải khai tử. Sự thất bại trong các dòng sản phẩm ô tô điện của Ford và Nissan phần nhiều là do thiếu cơ sở hạ tầng cũng như những hạn chế trong phạm vi hoạt động.
Sự xuất hiện của Tesla đã hồi sinh nền công nghiệp ô tô điện (Ảnh: Clean Technica)
Sự phát triển của ô tô điện vẫn cứ diễn ra một cách âm thầm và chậm chạp cho đến năm 2008 khi Tesla giới thiệu xe ô tô điện đầu tiên sử dụng pin lithium-ion của mình. Có thể nói rằng sự xuất hiện của Tesla đã giúp hồi sinh ô tô điện và một lần nữa đưa ô tô điện trở lại thời hoàng kim của mình với độ phủ sóng rộng khắp trên toàn thế giới.
Mặc dù là kẻ sinh sau đẻ muộn nhưng không thể chối cãi được sự thật rằng Tesla mới chính là người tạo ra và chịu trách nhiệm cho sự bùng nổ của nền công nghiệp ô tô điện trên toàn cầu. Với doanh số ấn tượng của Tesla cùng với sự tham gia của nhiều hãng xe tên tuổi, nhiều quốc gia đang kì vọng rằng sẽ hoàn thành việc chuyển đổi từ xe chạy xăng, dầu sang xe điện trong vòng từ 10 - 15 năm tới.
Bị lỗi kỹ thuật, xe Tesla nhốt chủ nhân giữa trời nắng suýt chết ngạt Trong lúc sạc điện thì xảy ra sự cố, một người đàn ông ở Trung Quốc đã bị nhốt trong chiếc Tesla Model 3 giữa trời nắng nóng và phải nhờ người phá cửa kính để giải cứu. Một chiếc Tesla Model 3 sản đậu bên ngoài nhà máy sản xuất ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua Tờ Global Times đưa tin...