Risen 2: Dark Waters – Giải cứu thế giới trong vai… cướp biển
Tuy vẫn còn nhiều điểm yếu về đồ họa, lỗi crash và combat khó khăn, bản Risen đầu tiên được tung ra năm 2009 vẫn được khá nhiều fan RPG đón nhận. Vấn đề của nhà sản xuất Piranha Bytes bây giờ là phải xác định được những vấn đề của bản cũ để chỉnh sửa và hoàn thiện tựa game này. Tới bây giờ chúng ta vẫn chưa thể biết được các nhà phát triển có thể làm được tới đâu, vì theo lịch trình đã định thì còn tới hơn hai tháng nữa Risen 2: Dark Waters mới chính thức được tung ra trên thị trường.
Cốt truyện trong game sẽ tiếp nối ngay sau những diễn biến trong phiên bản đầu tiên. Cũng như người tiền nhiệm, đây là một game thuộc dòng action RPG, nhân vật của bạn sẽ dấn thân vào một thế giới đầy rẫy hiểm nguy, quái vật, cũng như các kho báu quý giá, một mô típ khá phổ biến với các tựa game RPG hiện nay. Bạn sẽ vào vai một anh hùng vô danh trên con đường trở thành 1 tên cướp biển bởi chỉ có những tên hải tặc mới biết cách chống lại những thế lực đen tối đang đe dọa thế giới.
Cũng giống như các tựa game WRPG hiện đại khác, Risen 2 cung cấp cho người chơi nhiều lựa chọn để giải quyết vấn đề, và quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng tới nhân vật cũng như hướng phát triển của câu chuyện.
Ví dụ như ở một cảnh nhân vật chính phải thuyết phục một người đàn ông và đám người hầu quay trở lại làm việc cho tàu. Để làm việc đó bạn có nhiều cách, sử dụng skill “mồm mép” của nhân vật hoặc ép buộc bằng vài “mẹo” nhỏ. Đi vòng quanh khu trại của hắn, nói chuyện với đám người hầu để thu thập thông tin, ví dụ như địa điểm một cái hang gần đó. Biết được điều này, bạn có thể nói chuyện lại với hắn, dụ hắn rằng trong đó có kho báu, dắt vào và gõ vài cái vào đầu, xong chuyện. Bạn cũng có thể lén kiếm vài sợi tóc của hắn, làm một con hình nhân thế mạng và điều khiển hắn…. Đây chỉ là một trong vô số cách giải quyết những vấn đề thông thường mà bạn gặp phải.
Thế giới trong game rất rộng lớn, và bạn có thể tương tác với nó theo mọi cách bạn muốn. Khi ở trong một ngôi làng, bạn có thể đi làm những quest hiện có, hay đi lòng vòng xung quanh, nói chuyện với mọi người xem có quest nào mới hay vấn đề gì bạn có thể can thiệp không. Nếu bạn cần việc làm, bạn có thể học cách mua bán, học làm hình nhân thế mạng hay rèn kiếm ở lò rèn,v.v.. Người chơi cũng có thể hành động theo kiểu GTA, rút kiếm ra đi vòng quanh và chém bất cứ ai mà bạn thấy ngứa mắt.
Đa dạng trong việc tương tác với thế giới bên ngoài, thế nhưng mảng combat trong game lại tỏ ra khá yếu. Combat trong Risen tỏ ra khá khó chịu và không tự nhiên, và xem ra ơ phiên bản này cũng không khá khẩm gì hơn.
Video đang HOT
Việc điều khiển camera rất khó chịu khi bạn phải đánh nhau với số đông, hệ thống counter-attack thì cần timing quá khó, ít người có thể sử dụng thành thạo được. Nhân vật chính di chuyển một cách nặng nề về uể oải giống như đeo đá vào chân vậy, không giống một người hùng bách chiến bách thắng tí nào. Khi mới làm quen với game, combat sẽ là một mớ bực bội khiến bạn có xu hướng tránh né mọi đụng độ không cần thiết. Luyện tập một thời gian có thể bạn sẽ quen dần và điêu luyện hơn, nhưng chắc chắn bạn sẽ không bao giờ cảm thấy thật sự “đã” với những trận chiến trong game.
Tuy combat khó chịu như vậy, nhưng những yếu tố phụ mà nhà sản xuất đưa vào một trận chiến tỏ ra khá hợp với cái “tông” của Risen 2. Bên cạnh kiếm, nhân vật chính còn có thể sử dụng các vũ khí hải tặc khác tiện dụng hơn như súng lục, thả vẹt. Chú vẹt của bạn khá thú vị, nó có thể bay lòng vòng làm trò phân tán kẻ thù, hay tự lao vào tấn công túi bụi. Nếu combat của game làm tốt hơn một chút thì chắc hẳn sẽ rất thú vị với những yếu tố như thế này.
Đồ họa phiên bản PC khá ổn, trong khi ở phiên bản console lại kém hơn nhiều. Hình ảnh răng cưa lởm chởm, đôi khi các khung hình còn bị giật hoặc vỡ. Thông thường, những tháng cuối cùng trước khi game tung ra thị trường được dành cho việc giải quyết những lỗi và bugs, nhưng nhìn vào “truyền thống” của nhà sản xuất, bạn sẽ dễ dàng nghi ngờ về điều đó. Risen với hàng tá lỗi, còn Gothic 3 thì khỏi phải nói, một mớ hỗn độn không hơn không kém. Người đại diện của hãng có thể nói liên tu bất tận về mấy dòng code chưa được hoàn chỉnh gì gì đó, nhưng những điều đó ít nhiều đã để lại ấn tượng xấu nơi người chơi.
Còn một vấn đề nữa có thể khiến người chơi hài lòng hoặc khó chịu tùy thuộc vào tính cách của mỗi người, đó là Risen 2 không hề có hệ thống dẫn đường. Bạn không thể summon một con đường tắt dẫn thẳng đến nơi làm quest, trên bản đồ cũng không hiện kí tự đánh dấu địa điểm nốt. Risen 2 bắt buộc bạn phải nghe cẩn thận lời thoại, nhớ kĩ và phân tích hướng đi tới điểm đó. Người chơi cũng có thể mở lại nhật kí hành trình để đọc lại những chỉ dẫn đó. Nhìn theo một khía cạnh khác thì việc tự mình khám phá mọi thứ như vậy cũng khá thực tế và mang lại nhiều thách thức hơn.
Bản Risen đầu tiên được phát hành, mặc dù đầy những vấn đề, đã gây ngạc nhiên cho nhiều người và trở thành một tựa RPG được yêu thích. Dù vẫn chưa biết được người kế thừa của nó có giải quyết được ổn thỏa các vấn đề đó hay không, nhưng hi vọng Risen 2: Dark Water có thể làm vừa lòng các fan của dòng action RPG đang háo hức đón chờ trên toàn thế giới.
Theo Game Thủ
Dear Esther - Nỗi ám ảnh trên hoang đảo
Ban đầu, Dear Esther vốn không phải là một game độc lập. Ra đời năm 2008 dưới hình thức chỉ là một bản mod của Half-life 2, đến giờ trò chơi mới chính thức được tung ra như một tựa game riêng biệt với hình ảnh và âm thanh đã được trau chuốt kĩ càng.
Trong game, người chơi đóng vai một nhân vật bị mắc kẹt trên một hòn đảo hoang vu. Lúc đầu, có vẻ như bạn cũng chính là người dẫn chuyện, khi câu chuyện diễn ra theo từng bước thám hiểm của bạn trên hoang đảo. Nhưng sau đó, với sự xuất hiện của hàng loạt các mẩu chuyện kì lạ, người chơi sẽ từ từ nhận ra mọi chuyện không đơn giản như vậy, và bắt đầu bị cuốn vào thế giới đen tối đầy ám ảnh của game.
Ở Dear Esther, vai trò của bạn giống một người quan sát hơn là một người chơi thực thụ. Bạn chỉ đi bộ loanh quanh, lắng nghe câu chuyện, làm vài việc lặt vặt và thậm chí cũng không có kẻ thù, thử thách duy nhất của game là những bài toán đố xuất hiện song song với cốt truyện. Ngoài ra, đôi khi cũng có thêm một ít thám hiểm, nhưng cũng chỉ trên một con đường thẳng tuyến tính chứ không nhiều ngõ ngách.
Chuyến phiêu lưu của bạn bắt đầu trên một bờ biển hoang vắng, đối diện biển cả bao la vô tận. Bỗng người dẫn chuyện đột ngột cất tiếng nói, giọng nói có vẻ của một người đàn ông trung niên, nói tiếng Anh lưu loát. Giọng nói đó cũng chính là người bạn đường duy nhất của bạn. Ông ta từ từ kể lại những sự kiện trong cuộc đời, cả trong quá khứ lẫn hiện tại, và lí do tại sao mình bị mắc kẹt tại hoang đảo này.
Những sự kiện này được kể lần lượt trong chuyến hành trình của bạn, với một cách diễn đạt không thể tuyệt vời hơn. Từng câu chữ được trau chuốt kĩ càng, kết hợp với chất giọng đượm buồn rất hợp tôngvới vẻ u ám và xinh đẹp của hòn đảo nơi bạn đang mắc kẹt. So với phiên bản bốn năm trước, đồ họa trong Dear Estherthực sự đã được "lột xác" hoàn toàn. Theo sự phát triển của dòng cảm xúc, mỗi chương trong game mang một tông màu khác hẳn nhau, và có đôi lúc làm ta có cảm giác như đang ở một thế giới khác vậy.
Có đôi lúc, bạn tìm được thông tin về những người khác từng ở trên đảo và số phận của họ. Bạn bắt đầu lắp ráp các mẩu chuyện rời rạc để tìm hiểu chuyện gì thật sự đang diễn ra, nhưng mọi thứ dường như vẫn quá mơ hồ. Mình đang mơ sao? Tại sao mình lại ở đây? Người kể chuyện là ai? Phải chăng đấy chính là mình? Xem ra, trong cả câu chuyện, thứ duy nhất rõ ràng chỉ là cột đèn radio lúc nào cũng nhấp nháy ẩn hiện ở phía xa..
Dear Esther có vẻ giống một cuộc trải nghiệm hơn là một game. Bạn trải nghiệm mọi thứ xung quanh bạn và cố gắng đưa ra diễn giải cho điều đang diễn ra. Câu chuyện trong Dear Esther thích hợp với một video game hơn là một cuốn sách hay một bộ phim. Tất nhiên, các phương tiện khác cũng có thể truyền tải được cốt truyện và các hình ảnh, nhưng chỉ với một video game, bạn mới thật sự cảm nhận được không khí của câu chuyện thông qua sự tìm tòi và cảm nhận của chính bản thân bạn.
Cốt truyện được dẫn dắt mơ hồ một cách có chủ đích, và nó đủ linh hoạt để thích ứng với những gì bạn thấy hay không thấy. Một bức ảnh cũ khuất sau ngọn nến có thể là vô nghĩa với vài người, nhưng lại cũng có thể mang đầy ý nghĩa sâu xa đối với người khác. Đường đi có nhiều ngã rẽ và đường phụ. Tuy hầu hết đều dẫn đến ngõ cụt, nhưng những gì bạn thu thập được ở đó có thể giúp bạn định hình kết cục của Dear Esther.
Quay trở lại các địa điểm đã qua đôi khi cũng mở thêm các lời thoại mới. Càng kiên nhẫn khám phá, bạn càng cảm nhận được rõ ràng và sâu sắc những gì đang diễn ra trong game, một điều mà những người chơi vội vàng sẽ khó có thể đạt được. Trong phần lớn thời gian chơi, có thể thấy rằng game tỏ ra khá mượt mà, chỉ có một trở ngại duy nhất: tại một số thời điểm quan trọng, việc điều khiển nhân vật bỗng trở nên cực khó khăn. Tất nhiên, khi đang nhập tâm vào cốt truyện cuốn hút của game thì điều này làm người chơi đặc biệt khó chịu.
Câu chuyện ảm đạm của game cực kì hợp với một đêm mưa gió bão bùng và một tách cà phê nóng. Thêm vào một tâm trạng u ám cho phù hợp, tựa game này có sức cuốn hút đặc biệt mà ít game nào khác có được. Lúc mới chơi, có thể bạn tự hỏi Dear Esther có đáng được đánh giá là một game hoàn chỉnh hay không, nhưng câu hỏi này sẽ nhanh chóng bị thay thế bởi hàng loạt câu hỏi khác về sự tồn tại của nhân vật và câu chuyện về hòn đảo.
Theo Game Thủ
Game "mì ăn liền" ngày càng lên ngôi Nửa đầu năm 2011 thị trường GO cực kỳ ảm đạm thì từ nửa cuối năm 2011 cho đến nay là thời điểm bùng nổ nhất với hàng loạt các dự án game được tung ra. Nửa đầu năm 2011 thị trường GO cực kỳ ảm đạm thì từ nửa cuối năm 2011 cho đến nay là thời điểm bùng nổ nhất với...